Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.296.240
Truy câp hiện tại 4.630
Quay lại12345Xem tiếp
Các tin khác
Làng Đút 1 xã Hồng Kim trong Ngày hội đại đoàn kết và Lễ hội A Da
Ngày cập nhật 21/11/2016

Ngày 16/11/2016, Làng Đút 1 xã Hồng Kim đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc nhân dịp kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2016). Tham dự có ông Nguyễn Tân - UVTV - Phó Chủ tịch HĐND huyện; bà Hồ Thị Lan Hương – UVTV - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy – Đại biểu HĐND huyện khu vực; một số ban ngành liên quan, cấp ủy Đảng chính quyền địa phương và bà con nhân dân trong thôn.

Thôn Đút 1 là tên gọi mới của thôn Đụt 4 và thôn Đụt 5 xã Hồng Kim, sau khi sáp nhập thôn theo Quyết định của UBND tỉnh. Hiện nay có 197 hộ, hình thức phát triển sản xuất của bà con chủ yếu là nông nghiệp, với thu nhập bình quân khá ổn định. Bà con trong thôn đã hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế từng bước ổn định; xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; xây dựng môi trường sáng – xanh - sạch – đẹp; đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước; toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; bảo vệ an ninh tổ quốc; tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái. 

Tại ngày hội, UBND xã Hồng Kim đã trao bằng công nhận cho 25 hộ đạt gia đình văn hóa giai đoạn 2014 – 2016 và 16 gia đình văn hóa năm 2016

UBMTTQVN huyện trao tặng 05 suất quà cho 05 học sinh nghèo học giỏi, mỗi suất 500 ngàn đồng tiền mặt

Ban Mặt trận thôn  tổ chức quyên góp quỹ ngày vì người nghèo và phát động thi đua giữa các ban ngành trong thôn và nhân dân

Cả Ngọc – người dân thôn Đút xã Hồng Kim chia sẻ: “Với không khí vui tươi, nhưng cũng không kém phần trang nghiêm, ngày hội và lễ hội A Da đã để lại cho bà và bà con trong thôn sự hân hoan, tràn đầy niềm vui, phấn khởi, quên hết mọi lo toan trong cuộc sống, hòa mình chung vui và coi đây là động lực để tiếp bước gặt hái những thành quả mới trong cuộc sống”

Ngày sau ngày hội, Lễ hội A Da cũng được tái hiện tại làng và theo bà con cho biết đây là lễ hội A Da được tổ chức chung tại làng sau ngày giải phóng.

Lễ vật được làng chuẩn bị chu đáo, gồm lợn, gà, cá, một số món ăn truyền thống, bánh a quát, rượu, đầy đủ các loại giống cây trồng như chuối, môn, kiệu, gừng, sắn,… Vải dèng, lễ vật A Nooih, a sẽeo cũng được chuẩn bị sẵn.

Theo phong tục của làng, trước khi cúng A Da, già làng thực hiện nghi lễ ypađóoh abung – nghi lễ tẩy rửa hay còn gọi là nghi lễ vứt bỏ những điều xấu, những điều không may mắn, lễ vật khá đơn giản chỉ có một con gà, xôi và 02 khúc tre để đốt vào lửa, hai khúc tre nổ to đồng nghĩa với việc điều xấu đã ra khỏi làng, để tiếp tục bước vào lễ cúng A Da chính thức.

Theo già làng Võ Cường, người cúng chính làng Đút cho biết: “Trong lễ cúng chính thức, mỗi mâm được cúng cho một loại Dàng – thần khác nhau. Mâm cúng gồm 1 con gà, xôi, cá và có cắm A Nooih mỗi mâm. Ông cho biết làng ông cúng cho 04 loại Dàng: gồm Dàng Đung (thần nhà), Dàng Ka Neeah (một loại vật thần linh của làng); Dàng Pa Nuôn – A Tan (thần ban sự may mắn khi đi buôn bán); và Dàng Tro (thần lúa). Ngoài lễ vật riêng cho từng loại Dàng còn có lễ vật chung đó là lễ vật lợn to béo, rượu cần và các loại giống cây trồng”

Ngay sau già làng đọc bài cúng, để biết Dàng có đồng ý hay không, Dàng vui mừng hay không, thầy cúng sẽ Ta liêng A Sẽeo, nếu A Sẽeo thể hiện như lời hỏi của thầy cúng thì Dàng đồng ý, Dàng vui mừng, có nghĩa lễ hội đã tổ chức thành công và nếu ngược lại thì Dàng không vui, không đồng ý. Và theo như thầy cúng làng Đút 1 thực hiện thì Dàng đồng ý và Dàng mong muốn sau lễ hội chung tại làng, đến cuối năm – tháng 12 âm lịch mỗi gia đình phải cúng cho Dàng tại mỗi gia đình để đúng theo thủ tục Dàng mong muốn. 

Kết thúc phần lễ cúng A Da, già làng trưởng bản, con cháu trong làng sẽ ăn cơm mới, lúa mới thu hoạch, cơm này chỉ có con cháu trong bản mới ăn được. Nhưng tại ngày hội này, già làng đã rút gọn nghi lễ này.

Tái hiện lễ hội A Da bản làng mong muốn con cháu thế hệ sau sẽ còn bảo tồn lưu giữ và luôn thực hiện lễ hội tốt đẹp này để tạ ơn và cầu mong những năm tiếp theo sẽ nhiều điều tốt đẹp hơn với bản làng./.  

P. Tuyết -H. Hải
Các tin khác
Xem tin theo ngày