Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.329.016
Truy câp hiện tại 521
Quay lại12345Xem tiếp
Các tin khác
Lễ công bố Quyết định và trao bằng công nhận Làng nghề truyền thống dệt zèng xã A Đớt
Ngày cập nhật 23/08/2016

Vừa qua, tại làng Ba rít, xã A Đớt đã diễn ra Lễ công bố Quyết định và trao bằng công nhận Làng nghề truyền thống dệt zèng xã A Đớt. Tham dự có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nguyễn Tân – UVTV – Phó Chủ tịch HĐND huyện; bà Lê Thị Thêm – HUV – Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin; đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT.

Làng nghề Dệt zèng xã A Đớt là làng nghề có truyền thống lâu đời của người đồng bào Tà Ôi, gắn liền với đời sống người Tà Ôi từ khi họ đặt chân vào mảnh đất A Đớt, huyện A Lưới. Từ lâu sản phẩm dệt thổ cẩm đã gắn liền với phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây, nhất là trong các ngày lễ hội như hội làng, đám cưới, đám hỏi… Người ta không biết ông Tổ sinh ra nghề dệt zèng là ai, chỉ biết đó là nghề truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ.

Từ khi có được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nghề dệt zèng của người dân tộc thiểu số ngày càng phát triển và được biết đến rộng rãi. Hiện nay, zèng là một sản phẩm không thể thiếu đối với đời sống người dân tộc xã A Đớt, vừa sử dụng cho đời sống hằng ngày của người dân, vừa là một sản phẩm được bán ra thị trường để kiếm thu nhập, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.

Hiện tại xã A Đớt, số hộ tham gia làm nghề là 569/596 hộ, chiếm 95,4% tổng số hộ của làng. Tổng số lao động nghề dệt zèng là 637 lao động. Thu nhập bình quân 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/ người/ tháng. Năm 2015, làng Ba rít tạo ra sản phẩm được 3.967 tấm zèng các loại, bình quân 400.000 đồng/ tấm, với giá trị hơn 1,5 tỷ đồng, chiếm 57% tổng giá trị sản xuất của làng. 6 tháng đầu năm 2016, tạo ra sản phẩm được 2.115 tấm zèng các loại, trị giá hơn 846 triệu đồng, chiếm 57% giá trị sản xuất trong 6 tháng đầu năm của làng. Các sản phẩm zèng chủ yếu của làng là quần áo, thắt lưng, ví, túi xách, gối, khăn quàng cổ, tấm treo…

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-UBND của UBND tỉnh T.T.Huế về việc công nhận Làng nghề, Làng nghề truyền thống tỉnh T.T.Huế; Quyết định số 972/QĐ-UBND của UBND tỉnh T.T.Huế về việc công nhận Nghề truyền thống tỉnh T.T.Huế, tại Lễ công bố, lãnh đạo UBND huyện A Lưới đã trao 2 Bằng công nhận của Chủ tịch UBND tỉnh T.T.Huế cho xã A Đớt, đó là Bằng công nhận Làng nghề dệt zèng xã A Đớt, huyện A Lưới đạt danh hiệu Làng nghề truyền thống tỉnh T.T.Huế và Bằng công nhận Nghề dệt zèng A Đớt, huyện A Lưới đạt danh hiệu nghề truyền thống tỉnh T.T.Huế. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện đã tuyên dương sự cố gắng của xã A Đớt trong nỗ lực phát triển nghề và khen ngợi nghề dệt zèng xã A Đớt, đồng thời nói lên các vấn đề đặt ra để phát triển nghề dệt zèng, làm sao để biến zèng trở thành một sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Đồng chí cũng đề nghị các ban, ngành cần quan tâm hơn nữa, giúp đỡ cho nghề dệt zèng truyền thống của xã trong thời gian tới.

Để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề, nghề dệt zèng truyền thống của xã trong thời gian tới và những năm tiếp theo, xã A Đớt đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ: tiếp tục thực hiện chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc phát triển và giữ gìn làng nghề; tổ chức tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước về khôi phục và giữ gìn làng nghề truyền thống, phát huy những tiềm năng và thế mạnh sẵn có; thường xuyên kiểm tra các sản phẩm zèng để nắm mẫu mã và tình hình sản xuất; phấn đấu tăng 3.500 – 4.000 tấm zèng các loại/ năm, thường xuyên thay đổi mẫu mã, giá cả phù hợp với người mua; đào tạo, nâng cao tay nghề; xây dựng nhà truyền thống lưu giữ, triển lãm sản phẩm nhằm phục vụ khách du lịch trên địa bàn huyện, trong và ngoài nước…

Được công nhận Làng nghề truyền thống, sản phẩm truyền thống của tỉnh, có được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với truyền thống tốt đẹp qua các thế hệ, với tay nghề giỏi của những chị em người đồng bào Tà Ôi, hy vọng rằng nghề dệt zèng của người đồng bào thiểu số sẽ có hướng đi mới, phát triển hơn trong thời gian tới, từ đó góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân; đồng thời, gìn giữ và quảng bá được nét đẹp văn hóa truyền thống dệt zèng của người đồng bào vùng cao. 

D.Lý
Các tin khác
Xem tin theo ngày