Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.712.520
Truy câp hiện tại 21.802
Quay lại12345Xem tiếp
Các tin khác
Đóng góp của gia đình văn hóa trong công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Ngày cập nhật 27/04/2016
Đón nhận danh hiệu đạt tiêu chuẩn văn hoá tại cơ sở

Đề cập đến phong trào xây dựng gia đình văn hóa với chính sách DS/KHHGĐ chúng ta thấy có sự liên quan rất mật thiết. Trong mỗi bản quy ước, hương ước của thôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng văn hóa hầu hết đều có những điều khoản quy định về xây dựng gia đình văn hóa và trong việc xây dựng gia đình văn hóa, mỗi gia đình đều phải nghiêm túc thực hiện chính sách DS/KHHGĐ của nhà nước quy định.

Tính đến nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đạt được nhiều kết quả. Trong thời gian đó có nhiều văn bản hướng dẫn về DS/KHHGĐ của Trung ương, tỉnh, huyện và những ban ngành liên quan ban hành. Cũng trong quảng thời gian đó, mỗi gia đình văn hóa đã góp phần giảm dần mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng dân số của huyện nhà. Điều này thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện công tác DS/KHHGĐ, đặc biệt là sự phù hợp, đúng đắn của chính sách dân số trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đón nhận danh hiệu đạt tiêu chuẩn văn hoá tại cơ sở

Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thì xây dựng gia đình văn hóa là nội dung hết sức quan trọng làm nên sự thành công. Phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng, phát huy tốt quy ước, hương ước xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa. Đến nay toàn huyện đã có nhiều gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Để đạt được kết quả này là cả một quá trình phấn đấu của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ huyện đến cơ sở, tạo được niềm tin trong mỗi người dân về phong trào từ đó có ý thức thực hiện, chấp hành quy ước, hương ước xây dựng cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa. Trong nhiều tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa có tiêu chuẩn “Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng”. Tiêu chuẩn này có yêu cầu “cứng” là mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con và một số yêu cầu về bình đẳng giới, chăm sóc giáo dục con cái tốt … Sự lớn mạnh, phát triển của phong trào thời gian qua đã mang lại hiệu quả xã hội thiết thực. Tỷ lệ sinh giảm nhanh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm sau thấp hơn năm trước, ít trường hợp sinh nhiều con (4-5 con), chất lượng dân số ngày một cải thiện. Đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định rằng: “Phong trào xây dựng gia đình văn hóa” phát triển đã góp phần lớn vào công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn huyện. Hiệu quả của nó đem lại đã làm cho mỗi hộ gia đình phần lớn có ít con, nuôi dạy con tốt, gia đình thực sự trở thành một “tế bào” khỏe mạnh của xã hội, gia đình góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp.

Trường mầm non Hoa Ta Vai đón nhận danh hiệu đơn vị đạt  tiêu chuẩn văn hoá

Tiếp tục xây dựng phong trào gia đình văn hóa và công tác DS/KHHGĐ chúng ta gặp những khó khăn nảy sinh do điều kiện xã hội, sự phát triển kinh tế thị trường …Điều này đòi hỏi phải có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời để hiệu quả đạt được cao hơn. Chính điều này đòi hỏi những văn bản, hướng dẫn có tính pháp quy về DS/KHHGĐ thay thế cái đã cũ. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế ban đầu là Quyết định 3424/QĐ-UB ngày 19/12/2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định một số chính sách DS/KHHGĐ và Hướng dẫn liên ngành số 41 ngày 22/10/2001 của liên ngành Sở Tư pháp, Sở Văn hóa Thông tin, Ủy ban MTTQVN và Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đưa công tác DS/KHHGĐ vào nội dung các quy ước, hương ước văn hóa của làng, thôn, cụm dân cư. Đến năm 2005 UBND tỉnh ban hành Quyết định 4043 ban hành quy định một số chính sách DS/KHHGĐ, thay thế Quyết định 3423 năm 2000. Cùng với sự có mặt của Quyết định 4043, liên ngành Sở Tư pháp, Sở Văn hóa Thông tin, Ủy ban MTTQVN và Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em  đã có Hướng dẫn số 72 về việc triển khai xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2011 Sở Tư pháp, Sở Văn hóa Thông tin, Ủy ban MTTQVN và Sở Y tế tiếp tục ban hành Hướng dẫn liên ngành số 479/HDLN-MTTQVN-TP-VHTTDL-YT ngày 19/4/2011 về việc tăng cường, đẩy mạnh đưa chính sách DS/KHHGĐ vào nội dung ương ước, quy ước xây dựng làng, thôn, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn. Đặc biệt ngày 30/5/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND quy định một số chính sách về Dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Với mục đích thực hiện quy mô gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực cao đáp ứng nhu cầu công nhiệp hóa, hiện đại hóa của huyện nhà. Mô hình xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” triển khai đã tác động đến các nhóm đối tượng trong cộng đồng dân cư, nhất là những cặp vợ chồng trẻ, làm cho họ thay đổi nhận thức về tư tưởng “trọng nam hơn nữ”, cần có con trai để nối dõi tông đường, từ đó cam kết không sinh con thứ 3 trở lên. Mô hình là một bước tiến mới trong công tác DS/KHHGĐ được lồng ghép vào hương ước, quy ước xây dựng thôn, tổ dân phố, cơ quan đơn vị và gia đình văn hóa. Việc lồng ghép này thực sự mang lại hiệu quả bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Tư pháp, Văn hóa Thông tin, Ủy ban MTTQVN và đặc biệt là Trung tâm DS/KHHGĐ. Ngoài công tác tuyên truyền, vận động của đội ngũ cộng tác viên, chuyên trách DS/KHHGĐ ở cơ sở. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa cũng đã huy động sự đóng góp công sức của toàn xã hội trong đó các ban ngành, đoàn thể, mặt trận ở địa phương rất tích cực vào cuộc tạo ra sự thi đua trong các thôn, tổ dân phố, gia đình văn hóa để từng bước thay đổi nhận thức của người dân, giảm được tình trạng sinh đẻ tùy tiện, sinh nhiều và không coi trọng việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội ở địa phương …

Những đóng góp của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đối với công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn huyện trong thời gian qua đáng ghi nhận, nó mang lại hiệu quả xã hội thiết thực góp phần vào việc ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số tiến tới nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân.

Xuân Hiếu
Các tin khác
Xem tin theo ngày