Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.598.217
Truy câp hiện tại 7.057
Đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai trong công tác DS/KHHGĐ
Ngày cập nhật 15/04/2016
Một số biện pháp tránh thai hiện đại

Thời gian qua, công tác DS/KHHGĐ của huyện A Lưới luôn nhận được sự quan tâm của Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân nên đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống của người dân và từng bước nâng cao chất lượng dân số. 

Hiện nay, các chỉ tiêu về dân số đều đạt kế hoạch đề ra, đặc biệt chỉ tiêu về tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) hàng năm luôn vượt kế hoạch. Để đạt được những kết quả trên, công tác đảm bảo hậu cần các phương tiện tránh thai (PTTT) là một trong những giải pháp quan trọng để hoàn thành mục tiêu chương trình DS/KHHGĐ. Thực tế, công tác quản lý hậu cần PTTT đã đạt được những thành công, góp phần cung ứng nhu cầu PTTT cho người dân, đặc biệt người dân tại cácxã  vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh và tỷ lệ sinh sinh con thứ 3 trở lên cao.

Bao cao su không chỉ  là biện pháp tránh thai an toàn mà còn phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Công tác quản lý hậu cần và tổ chức cung cấp PTTT được thực hiện với ba kênh bao gồm: Kênh cung cấp dịch vụ KHHGĐ lâm sàng của ngành y tế (Triệt sản nam, nữ; dụng cụ tử cung, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai); kênh cung cấp dịch vụ KHHGĐ phi lâm sàng do hệ thống chuyên trách và cộng tác viên dân số đảm nhận (Bao cao su, thuốc uống tránh thai); kênh tiếp thị xã hội (TTXH) và thị trường PTTT. Hoạt động của hệ thống dịch vụ đã đưa PTTT đến gần dân, thuận tiện và đa dạng nên tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại ngày càng tăng. Chất lượng PTTT luôn được kiểm tra, kiểm soát; kho hậu cần từng bước được cũng cố; cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị được tăng cường; cán bộ thực hiện quản lý tiếp nhận, phân phối và bảo quản PTTT được đào tạo và quản lý báo cáo PTTT theo quy định của Tổng cục DS/KHHGĐ. Việc cung cấp PTTT ngày càng khoa học nên đã đáp ứng dịch vụ kịp thời và an toàn cho người dân.

 Phương tiện tránh thai  tiếp thị xã hội

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực song thời gian qua vẫn vòn những vấn đề khó khăn như: Đầu tư ngân sách để mua PTTT còn hạn chế nên dẫn đến tính trạng thiếu PTTT ở một số thời điểm; khả năng dự báo nhu cầu PTTT ở cơ sở chưa chính xác nên đôi lúc tạo tình trạng thiếu hoặc thừa PTTT; cơ sở vật chất nhà kho của Trung tâm DS/KHHGĐ huyện chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Tuyến xã, thị trấn thực hiện chế độ báo cáo, phân phối sử dụng PTTT chưa chính xác. Việc triển khai PTTT từ nguồn TTXH và thị trường tự do còn hạn chế; mẫu mã và chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các đánh giá, dự báo nhu cầu về thị trường PTTT còn ít và chưa có tính đại diện, nên khi xây dựng kế hoạch, chương trình, dư án liên quan đến bảo đảm hậu cần và đẩy mạnh TTXH các PTTT gặp nhiều khó khăn.

Một số biện pháp tránh thai hiện đại

Dự báo trong thời gian tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn huyện A Lưới sẽ tăng hàng năm. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu PTTT cho người dân được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của ngành. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề đảm bảo PTTT cần thực hiện đồng loạt các giải pháp: Tăng cường công tác quản lý, đặc biệt cần dự báo chính xác nhu cầu sử dụng PTTT. Cung cấp trang thiết bị bảo quản kho hậu cần PTTT và nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin hậu cần các PTTT cũng phải được tăng cường. Hiện nay, kênh miễn phí vẫn chiếm thị phần lớn trong việc cung cấp PTTT hầu hết cho khách hàng nên chưa đảm bảo tính bền vững của chương trình DS/KHHGĐ. Trong thời gian tới, cần tăng cường TTXH các PTTT góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản huyện A Lưới đến năm 2020.

Xuân Hiếu
Các tin khác
Xem tin theo ngày