Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.316.939
Truy câp hiện tại 3.830
Họp nghe báo cáo thực hiện Đề án "Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020"
Ngày cập nhật 06/10/2016

Ngày 05 tháng 10 năm 2016, tại Hội trường Văn phòng HĐND và UBND huyện, UBND huyện đã tổ chức buổi họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020”, do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện chủ trì. Tham dự buổi họp có các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 07/10/2014 của UBND huyện. 

Tại buổi họp, đại diện lãnh đạo Phòng Văn hoá và Thông tin (cơ quan thường trực) đã báo cáo tóm tắt kết quả triển khai thực hiện Đề án trong năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016. Thực hiện Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân huyện và Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện về việc triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới năm 2015”, Ban chỉ đạo Đề án đã chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức đoàn thể, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng Kế hoạch đã đề ra. Theo đó, nhiều hoạt động đã được triển khai như tổ chức thành công Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới năm 2015; Mở Lớp truyền dạy Dân ca, dân nhạc, dân vũ, phục chế chỉnh sửa khèn bè và chỉnh âm thanh Cồng Chiêng tại các xã; Mở Lớp truyền dạy Đan lát thủ công truyền thống của dân tộc Pa cô; Tổ chức trưng bày, triễn lãm các hiện vật, kỷ vật kháng chiến và hiện vật văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; Vận động các đồng chí Huyện ủy viên, đại biểu HĐND huyện mang trang phục thổ cẩm truyền thống vào các ngày lễ, hội, các sự kiện chính trị - văn hóa quan trọng của quê hương, đất nước, địa phương; Chỉ đạo các xã thực hiện tốt việc quản lý bảng tên làng, bảng chỉ dẫn du lịch và các di tích lịch sử cách mạng; Chỉ đạo các xã sưu tầm và vận động nhân dân hiến tặng các hiện vật lịch sử; những kỷ vật kháng chiến để trưng bày, lưu giữ tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới, Nhà trưng bày Di tích lịch sử cách mạng đồi A Biah; Phối hợp với UBND Thành phố Huế và các nhà thiết kế thời trang phục vụ cho Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 6; Vận động cán bộ và nhân dân tổ chức lễ cưới, lễ hội và các sinh hoạt văn hóa - xã hội khác văn minh, lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc, không thách cưới, kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống; Khôi phục, phục dựng lại một số khu nhà Piing truyền thống (nhà mồ) của tộc người Pa cô, Cơ tu; Tiếp nhận và đưa vào trưng bày máy bay UH-1 số 69 - 15734 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện; Sưu tầm và biên soạn quy trình lễ hội A Riêu Car và Lễ cưới truyền thống, lễ đồng bào các dân tộc thiểu số mang  họ Hồ; Tổ chức tái hiện lễ  hội A Riêu Car sân khấu hóa, Tổ chức Khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh đồi A Biah, Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh hóa học của quân đội Mỹ tại sân bay A Sho và Trung tâm sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện A Lưới; Tổ chức hoạt động Ẩm thực, chương trình nghệ thật dân gian cuối tuần tại Trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng các dân tộc huyện A  Lưới,…

Bên cạnh một số việc đã làm được, vẫn còn một số tồn tại như việc nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất cao và chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, địa phương nên chưa tạo được những khâu đột phá trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số; Số lượng các nhà sàn, nhà dài truyền thống, nhà cộng đồng, nhà mồ ngày càng ít, kiến trúc không còn nguyên bản. Mô hình và hoa văn nhà Piing nhiều nơi lai căng, dị dạng. Nguyên vật liệu ngày một khan hiếm, nghệ nhân am hiểu về kiến trúc truyền thống ngày càng ít dần và có nguy cơ thất truyền; Các lễ hội truyền thống được duy trì tổ chức nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, không mang tính cộng đồng như nguyên bản; Việc đưa văn hóa nghệ thuật mang tính chuyên nghiệp cấp huyện phục vụ nhân dân trên địa bàn chưa thường xuyên; Chưa sưu tầm hết nội dung, sự tích truyền thuyết dân gian, lịch sử cách mạng đối với các tên sông, tên suối, tên núi; Chưa mở lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ ở các trường học...

Phát biểu chỉ đạo và kết luận cuộc họp, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đã biểu dương và đánh giá cao công tác tổ chức triển khai thực hiện Đề án, đồng thời chỉ đạo Cơ quan thường trực phối hợp với các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo, UBND các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ các giải pháp, xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện tốt Đề án trong những năm tiếp theo.

LHVHQ
Các tin khác
Xem tin theo ngày