Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.137.202
Truy câp hiện tại 24.312
Hiệu quả từ việc thực hiện đề án 343 và 704 của huyện A Lưới
Ngày cập nhật 23/06/2015
Tại một buổi tập huấn triển khai Đề án

Đề án 343 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành từ ngày 12/3/2010 có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” gắn với 04 tiêu chí “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Đề án 704 “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành từ ngày 19/5/2010 nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ cho các bà mẹ, làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em, hạn chế trẻ em vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, góp phần cùng toàn xã hội thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”... Từ khi có Đề án của chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều văn bản chỉ đạo triển khai, thực hiện. Theo đó, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 343 và 704. Qua 05 năm triển khai, Đề án đã mang lại những kết quả bước đầu về công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giáo dục bà mẹ nuôi dạy con tốt.

Việc triển khai thực hiện Đề án này trong thời gian qua ở A Lưới đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt là truyên truyền cho cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn. Với quan điểm: giáo dục 1 người phụ nữ được một gia đình, người mẹ có phẩm chất tốt thì sẽ có những người con tốt, thế hệ tương lai tốt, có nhiều gia đình tốt sẽ có xã hội tốt, những hoạt động hướng tới cộng đồng của Hội LHPN huyện luôn coi trọng gia đình, lấy đơn vị gia đình làm nơi tác động trực tiếp thông qua người phụ nữ. Nhiều mô hình, chương trình xây dựng gia đình được các cấp Hội LHPN triển khai, hoạt động hiệu quả. Mô hình “5 không, 3 sạch”: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực, không sinh con thứ ba trở lên, không để trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học, nhà sạch, bếp sạch, ngõ sạch ngày càng phát huy hiệu quả, được các cấp Hội đón nhận.

Kết quả sau 5 năm thực hiện, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện A Lưới đã phát huy vai trò là cơ quan thường trực, chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện và Ban Chỉ đạo Đề án của huyện, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các thành viên ban chỉ đạo, các cơ quan, ban, ngành liên quan trong quá trình thực hiện. Các hoạt động của 02 Đề án được triển khai cơ bản kịp thời, chất lượng và mang lại hiệu quả caođáp ứng nhu cầu của đông đảo tầng lớp phụ nữ trên địa bàn, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò, vị trí trong gia đình và xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thời gian qua, Ban chỉ đạo đề án của huyện đã triển khai kế hoạch xây dựng mô hình chỉ đạo điểm thực hiện Đề án cấp huyện tại Cụm 2 - Thị Trấn, Thôn A Lưới – xã Hồng Quảng và Thôn Quảng Mai – xã A Ngo. Thành lập được 58 CLB gia đình hạnh phúc; gia đình bình đẳng, CLB phụ nữ tự tin tự trọng; CLB bà mẹ, ông bố nuôi dạy con tốt gắn với việc thực hiện “5 không, 3 sạch”, góp phần trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới.

Cán bộ Phụ nữ trực tiếp tập huấn cho Hội viên tại Hội trường Liên đoàn Lao động huyện

Và tuyên truyền cho chị em phụ nữ tại các thôn, tổ dân phố về kiến thức nuôi dạy con tốt

Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên chủ chốt tại các xã, thị trấn và các ông bố bà mẹ có con dưới 16 tuổi về Đề án. Chỉ đạo, tổ chức 84 buổi toạ đàm chuyên đề về “Phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH đất nước” tại các chi Hội và 21 Hội LHPN cấp xã, thị trấn. Trong 4 năm thực hiện Đề án đã có 21/21 xã, thị trấn và 133 chi Hội được tập huấn, toạ đàm về Đề án 343 với sự tham gia của 525 cán bộ, công chức cấp xã, 665 cán bộ các ban, ngành các thôn, tổ dân cư và 8.328/9529 cán bộ, hội viên phụ nữ đạt tỷ lệ 87,39% .

Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên Đài truyền thanh - Truyền hình của huyện, phối hợp với Đài VTV2; Đài VTV Huế; Đài TRT và Đài VOV làm các phóng sự về gương người phụ nữ tiêu biểu về phẩm chất người phụ nữ VN và gương người phụ nữ nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc đạt bốn chuẩn mực: “No ấm – Bình đẳng – Tiến bộ - Hạnh phúc”. Cung cấp 1.500 tờ rơi, áp phích tuyên truyền phát huy truyền thống Anh hùng - Bất khuất – Trung hậu - Đảm đang của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước cho 21 xã, thị trấn và các ban ngành liên quan dán tại các công sở làm việc, tại các nhà sinh hoạt cộng đồng, nơi tập trung đông đúc dân cư về vận động tất cả mọi người cùng thực hiện tốt 02 Đề án. Bằng các hình thức tuyên truyền như sinh hoạt phụ nữ, qua các buổi họp thôn, bản, họp cụm dân cư, tổ dân phố và sinh hoạt các Câu lạc bộ.

Phối hợp với Phòng dân tộc huyện, Bộ đội Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92, cụm Biên phòng miền núi, hàng năm đã tổ chức tuyên truyền 02 Đề án cho đối tượng là Người có uy tín, già làng trưởng bản của 12 xã biên giới và các xã đặc biệt khó khăn có 198 người tham gia học tập.

Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền rộng rãi, phối hợp với Ban Nữ công LĐLĐ huyện, Nữ công ngành Giáo dục và Đào tạo phát động, có 47 Trường Mầm non, Tiểu học, THCS tham gia viết tin bài về Đề án để đăng trong các trang Thông tin phụ nữ huyện A Lưới nhân dịp ngày 8/3 và 20/10 hàng năm, kết quả đã có gần 150 bài viết từ các Trường gửi về cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo là Hội LHPN huyện.

Hội LHPN huyện đã chỉ đạo 21 xã, thị trấn duy trì hoạt động 58 CLB gia đình hạnh phúc, gia đình bình đẳng; CLB phụ nữ Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang; CLB bà mẹ, ông bố nuôi dạy con tốt gắn với xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”…góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ, thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI: Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.

Đến nay đã có 17/21 xã, thị trấn thành lập BCĐ Đề án. Đây là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên được thúc đẩy để các hoạt động Đề án được triển khai thực hiện trên diện rộng và đến với các tầng lớp nhân dân.

Việc triển khai thực hiện Đề án đều được tuyên truyền, gắn với hoạt động, việc làm cụ thể, thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày để giúp hội viên phụ nữ và toàn thể nhân dân hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của Đề án. Qua khảo sát thực tế đã cho kết quả khoảng 7.269/8.328 người (được học tập, tuyên truyền) cán bộ, hội viên, phụ nữ đã thay đổi từ nhận thức cho đến hành vi đạt tỷ lệ 87,28% về Đề án.

Đ/c Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát biểu chỉ đạo tại một buổi tập huấn

Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động thực hiện các Đề án 343 và 704 trên địa bàn, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện: Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo của huyện cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh, chỉ đạo hoạt động của các Đề án; các thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường phối hợp với các ban, ngành giám sát, triển khai Đề án. Hội phụ nữ huyện tích cực đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tìm những cách làm phù hợp, nhất là các câu lạc bộ, mô hình điểm góp phần xây dựng quê hương A Lưới giàu mạnh, nâng cao hơn nữa vị thế của người phụ nữ, nhất là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với những thành tích đã đạt được, vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng bằng khen về triển khai, thực hiện xuất sắc hai đề án 343 và 704 của Thủ tướng Chính phủ cho Ban chỉ đạo thực hiện Đề án của huyện A Lưới.

Hà Thiên
Các tin khác
Xem tin theo ngày