Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.089.493
Truy câp hiện tại 21.284
Chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS huyện A Lưới lần thứ II: Những bông hoa của đại ngàn A Lưới
Ngày cập nhật 15/05/2014

Vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là nhân tố quan trọng trong việc vận động bà con hăng hái thi đua lập thành tích trên tất cả mọi lĩnh vực. Họ đã góp phần tạo nên những bước chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội ở vùng cao A Lưới.

Gương sáng trên mặt trận xóa đói nghèo

Dù bước sang tuổi 69, nhưng ông Hồ Văn Lô, ở thôn Ka Leng, xã Nhâm (A Lưới) vẫn chưa ngày nào ngừng công việc tuyên truyền, vận động đồng bào đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, gìn giữ khối đại đoàn kết toàn dân và tích cực tham gia phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới.  “Để vận động được bà con, bản thân tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Trước hết, tôi huy động mọi nguồn lực trong gia đình đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình VACR, lấy ngắn nuôi dài và tích luỹ để mở rộng sản xuất…”, ông Hồ Văn Lô chia sẻ. Cứ như thế, đến nay gia đình ông đã trồng được 10 ha rừng tràm đang vào thời kỳ thu hoạch, 1ha cà phê, 200 bụi chuối, 0,5 ha hồ cá và nuôi đàn gà 100 con, đem lại nguồn thu nhập bình quân hằng năm từ 77 đến 125 triệu đồng. Chẳng ai bảo ai, mọi người trong thôn tìm đến gia đình ông học tập. Cùng với việc vận động, hướng dẫn cho bà con, ông Lô đã giúp đỡ nhiều gia đình ở đây phát triển thành công mô hình kinh tế VACR, vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Song song với việc đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình, ông Hồ Văn Lô còn được biết đến là người có nhiều đóng góp cho xã hội như hiến máu nhân đạo, đóng góp quỹ hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo chục triệu đồng. Ông đã hiến hơn 500m2 đất trồng các loại cây ăn quả cho Trường tiểu học xã Nhâm trong phong trào xây dựng nông thôn mới. 

Vì sự bình yên cho nhân dân

Nhiều năm qua, Thiếu tá Nguyễn Nam Sinh, Phó trưởng Công an huyện A Lưới là nhân tố điển hình trong đấu tranh với các loại tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị, giải quyết hiệu quả các vấn đề về trật tự xã hội tại địa phương.

Thiếu tá Sinh đã chủ động tham mưu xác lập và chỉ đạo đấu tranh nhiều chuyên án trộm cắp, trong đó có đối tượng trộm cắp có vũ khí; điều tra làm rõ xử lý hình sự 4 nhóm, với 9 đối tượng chuyên trộm cắp tài sản trên địa bàn, thu hồi nhiều tài sản có giá trị lớn trả lại cho người dân. Anh cùng đơn vị tổ chức 87 đợt truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép, tại các địa bàn hiểm trở phức tạp, đạt hiệu quả cao. Anh nhớ lại: Trước đây, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện tổ chức đợt truy quét lớn các đối tượng khai thác vàng trái phép tại tiểu khu rừng 292 (Khe Cốp), thuộc địa phận xã Sơn Thủy. Bằng các biện pháp nhiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao, đội truy quét đã bất chấp hiểm nguy hành quân trong đêm tối (khoảng 2h sáng) để tiếp cận vị trí đối tượng khai thác vàng trái phép cắm chốt trong rừng sâu. Đến khoảng 5h sáng, lực lượng chức năng đã kịp thời phong tỏa hiện trường, khống chế dừng hoạt động khai thác đối với các đối tượng vi phạm.

Trong mỗi một chuyên án, từ quá trình nắm tình hình, điều tra, đến thành lập ban chuyên án và phá án thành công, Thiếu tá Nguyễn Nam Sinh vừa chỉ huy vừa trực tiếp xông pha vào các điểm nóng, chấp nhận đối diện với nguy hiểm đến tính mạng, cùng đồng đội giữ vững tình hình an ninh chính trị, TTATXH, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ phát triển KTXH của địa phương.

Bán gia tài nuôi 6 con vào đại học

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, ông Phạm Việt Minh, 64 tuổi, ở thôn Cân Tôm, xã Hồng Thượng được mọi người biết đến là một gia đình hiếu học. Để nuôi 6 đứa con học đại học và sau đại học, ông đã bán toàn bộ gia tài gồm trâu, bò, lợn, gà, rừng keo, rừng tràm... với một quyết tâm mãnh liệt: cho con học đến nơi đến chốn.

Ông Phạm Việt Minh, nhớ lại: Năm 1990, hai vợ chồng ông cùng 4 con trai và 2 con gái chuyển đến sinh sống tại thôn Cân Tôm, xã Hồng Thượng. Cũng năm đó, ông đổ bệnh tưởng chừng không qua khỏi. Sống trong cảnh đông con, bệnh tật triền miên, các con lại lần lượt đến trường, lương phụ cấp không đáng kể, vợ là giáo viên tiểu học, nên thu nhập chẳng là bao. Do hoàn cảnh quá khó khăn, vợ chồng ông bàn chỉ cho 3 đứa đầu đi học, còn 2 đứa sau đành phải nghỉ. Thế nhưng, vì ham học chúng vẫn lén mang vở đến trường. Đến lúc không có tiền đóng học phí, cứ tối đến thì đứa lớn dạy lại cho đứa nhỏ, đứa trước dạy cho đứa sau. Thấy các con rất ham học, vợ chồng tôi không thể cầm lòng, quyết định bán hết trâu, bò, lợn, gà... để cho con ăn học và tiến hành khai hoang trồng rừng lấy ngắn nuôi dài.

Đến bây giờ ông Minh không nhớ nổi đã bao nhiều lần vay tiền từ Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách, vay bà con, hàng xóm, bạn bè và nhiều lần phải vay nặng lãi để lo cho các con học tập. “Vợ đau không có tiền mua thuốc nhưng phải lo tiền để gửi cho các con”, ông Minh rỉ tai tôi. Cảm thông nỗi khổ của cha mẹ, các con ông vừa đi học, vừa đi làm thêm các công việc rửa chén bát, bán cà phê, bán quần áo... để kiếm thêm chút tiền học phí.

Với sự quyết tâm của cả gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự giúp đỡ của bà con, xóm làng, đến thời điểm hiện tại, 4 con trai của ông Minh đều đã tốt nghiệp đại học có việc làn ổn định, 1 người đã học xong hệ sau đại học và người con gái út của ông đang học năm cuối Trường đại học Sư phạm Huế. Đó chính là niềm vinh hạnh lớn đối với những ai biết đầu tư cho tương lai.

                                       

            Ông Hồ Văn Lô                    Ông Nguyễn Nam Sinh               Ông Phạm Việt Minh

Theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày