Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.174.591
Truy câp hiện tại 16.989
Xứng đáng mang họ Bác Hồ
Ngày cập nhật 05/01/2015
Ông Hồ Quỳnh Lá chia sẻ về việc quyết định mang họ Hồ

(TTH) - Thời gian quá nửa đời người nhưng ông Hồ Thanh Xoa (xã A Ngo, huyện A Lưới) vẫn cất giữ ở nơi sâu thẳm nhất của trái tim tình cảm tiếc thương đến đau đớn, khi cách đây 45 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu mãi mãi ra đi. Đó là lý do ông Xoa và bao người con A Lưới bàn bạc rồi quyết định mang họ Bác, sau khi “đội” bom đạn đi dự lễ truy điệu Người.

Cha mẹ đặt cho cái tên Cu Xoa. Người con A Lưới quyết định mang họ Hồ để tỏ lòng kính yêu vị Cha của dân tộc. Cũng như ông Xoa, đây là cách nhiều người dân A Lưới gắn bó và trân trọng, mang theo Bác trong cuộc đời.

Tiếc thương vô hạn

Sau hàng rào râm bụt, chiều len thật nhẹ vào căn nhà yên bình, khiến không gian như niềm hoài niệm. Nụ cười của người đàn ông 76 tuổi chừng có nước lấp lánh khi ngước lên ảnh Bác treo nơi trang trọng nhất. Ông Hồ Thanh Xoa trầm giọng: “Hồi đó chúng tôi chưa hề được nhìn thấy Bác dù chỉ qua tấm hình, nhưng biết Bác là lãnh tụ, là người tốt, người giỏi. Bác thương đồng bào A Lưới”. Ký ức của một người đã từng đi qua bao trải nghiệm thăng trầm, chưa bao giờ quên những năm tháng chiến tranh ác liệt, đồng bào A Lưới từng không có cơm ăn áo mặc, không có muối ăn, không có rìu rựa phát rẫy, không có thuốc chữa bệnh, không có chữ. Lãnh tụ Hồ Chí Minh dù bận trăm công nghìn việc, vẫn trăn trở bằng mọi cách không để đồng bào phải đói, thiếu. Muối, vải, dụng cụ lao động, thuốc kháng sinh từ miền Bắc vượt Trường Sơn, vượt đồn bốt, bom đạn, thậm chí phải “đi vòng” qua nước bạn Lào để chuyển đến đồng bào. Không có trường lớp, cán bộ len lỏi đi dạy chữ. Ông Xoa xúc động: “Lòng người dân A Lưới ghi khắc, nếu không có Bác thì không có muối. Không có Cụ Hồ thì không có cái rìu rựa làm rẫy. Muối là muối Cụ Hồ. Vải là vải Cụ Hồ. Chữ là chữ Cụ Hồ… Người dân theo Cụ Hồ, theo Đảng”.

Vợ chồng ông Hồ Thanh Xoa bây giờ

Được “gặp” Cụ Hồ, thấy vầng trán, đôi mắt hiền từ qua những tấm ảnh nhỏ bằng lụa hiếm hoi, đồng bào càng thấy Bác gần gũi, thân yêu như người Cha. Họ một lòng tin tưởng Bác lãnh đạo quân dân đánh thắng Mỹ, giành độc lập, thống nhất đất nước. Nhân dân được gặp Người. Vậy nên ngày 3-9-1969, hay tin Bác mất, núi rừng A Lưới buồn bã. Người dân A Lưới tiếc thương vô hạn, đau đớn quặn thắt trước mất mát quá lớn. “Bom đạn là thế, nhưng ai ai cũng đến dự lễ truy điệu Bác. Khóc ui trời là khóc! Có người ngất luôn vì quá đau thương”.

Chị Hồ Thị Phê xây dựng lại cuộc sống trên mảnh đất cha mẹ sau khi hiến toàn bộ đất làm trường học.

Xứng đáng

Thương tiếc Bác đến vậy, nên sau khi dự lễ truy điệu, nhiều người đã bàn bạc với nhau mang họ Hồ. Đó là cách họ “mang theo” người mà mình kính yêu nhất trong suốt cuộc đời rồi từ đời này sang đời khác. Lớp con rồi lớp cháu mãi mãi tiếp tục. “Chúng tôi nghĩ, khi người nào lấy họ Bác làm họ của mình, có nghĩa trong cái hình cái dáng người đó có Bác Hồ rồi”. Đây là suy nghĩ, tình cảm của biết bao người dân A Lưới, trong đó có ông Hồ Quỳnh Lá, Hồ Quỳnh Quyền (xã Hồng Vân, cùng thời với ông Xoa), chị Hồ Thị Phê (nối tiếp cha mẹ)… là những công dân ưu tú của mảnh đất A Lưới.

Theo ông Hồ Văn Ngoan, Trưởng phòng Văn hóa thông tin UBND huyện A Lưới, hiện có khoảng 85% người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới mang họ Bác Hồ.

Trong suốt chừng ấy năm kể từ khi mang họ Bác, ông Hồ Thanh Xoa càng ý thức và tâm nguyện phải sống làm sao cho xứng đáng. Theo Bác, theo Đảng, ông trở thành một “già làng” của A Lưới, từng là Xã đội trưởng, Bí thư chi bộ xã A Ngo, cán bộ tổ chức Huyện ủy A Lưới, Chủ tịch Hội Nông dân huyện trong những năm tháng chiến đấu giành độc lập và sau này từng giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận huyện ủy A Lưới. Ở cương vị công tác nào, ông Xoa cũng cố gắng làm thật tốt, được nhân dân địa phương và thế hệ con cháu kính trọng. Theo một cách khác, ông Hồ Quỳnh Lá, Hồ Quỳnh Quyền muốn xứng đáng với việc mang họ Bác, kể từ quyết định trọng đại của đời người, sau hôm dự lễ truy điệu xúc động năm ấy. Đó là sống cuộc sống giản dị, thiện lương, dạy con cháu biết làm điều tốt, sống vì người khác, vì cộng đồng xã hội.

Chính bởi tinh thần ấy, khi có chủ trương vận động nhân dân hiến đất xây trường học, trạm y tế, xây dựng nhà cộng đồng… gia đình ông Hồ Quỳnh Lá đã hiến hơn 1.000m2 đất. Ông bảo đất là mẹ, là cuộc sống, mất đất như mất da thịt mình, tiếc lắm. Nhưng vì thế hệ con cháu, vì tương lai, tất cả những người thân trong gia đình đều đồng ý. Còn rất nhiều con cháu Cụ Hồ có suy nghĩ, hành động đẹp như ông Lá. Đó là các ông Hồ Văn Bình, Hồ Nam Tươm, Hồ Văn Ren… Họ đã sẵn sàng hi sinh lợi ích riêng tư chính đáng để góp phần xây dựng một A Lưới ngày càng tươi đẹp.

Tiếp thu tinh thần của con cháu Bác Hồ, gia đình chị Hồ Thị Phê, nữ trưởng thôn A Năm (xã Hồng Vân) đã di dời đến làm nhà trên mảnh đất của cha mẹ, hiến toàn bộ đất làm trường học, để con em nhiều xã có điều kiện học hành. Người nữ trưởng thôn từng chia sẻ, cha mẹ mang họ Bác Hồ, cho chị cũng được mang họ của Người, điều đó thật vinh dự. Chị muốn sống xứng đáng với niềm vinh dự ấy.

Theo http://baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày