Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.173.957
Truy câp hiện tại 16.466
UBND huyện A Lưới phát động nhân dân tìm kiếm, sưu tầm và hiến tặng hiện vật lịch sử, văn hóa
Ngày cập nhật 26/12/2014
Một góc tại Nhà trưng bày đồi A Biah

Nhằm thực hiện thành công Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về Xây dựng và phát triển Văn hóa, Du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND10 ngày 03/7/2014 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020. Vừa qua, tại Lễ khánh thành Nhà trưng bày điểm di tích lịch sử Đồi A Biah, UBND huyện đã kêu gọi và phát động toàn thể nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang...tiếp tục sưu tầm, hiến tặng các hiện vật lịch sử, hiện vật văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số 

A Lưới là địa bàn có nhiều lợi thế về du lịch lịch sử, văn hóa, với 16 điểm di tích lịch sử cách mạng: Sân bay A Sho, Km0 đường 71-đường 14B (Hồng Vân), ngã ba đường 72 – đường 14B (Hồng Thượng), ngã ba đường 73, 74 – đường 14B (Hương Lâm), địa đạo A Đon (Hồng Quảng), Động Tiên Công (Hồng Kim), Sân bay A Co (Hồng Thượng), Sân bay A Lưới (thị trấn), di tích Dốc Mèo, Đồi con Cọp (Hồng Vân), di tích Chỉ huy sở Binh trạm 42 (Hồng Bắc), cụm địa đạo Động So - A Túc, điểm di tích lịch sử cách mạng Đồi A Biah....

Để phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan du lịch tại địa bàn, giúp du khách có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về những trận đánh thảm khốc, ác liệt trên địa bàn huyện trong những năm chiến tranh, làm sinh động thêm điểm di tích lịch sử. Đồng thời, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống cách mạng và lịch sử vẻ vang của quân đội và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước...UBND huyện đã phát động cán bộ, nhân dân, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, hội viên Hội Cựu chiến binh và nhân dân toàn huyện....tiếp tục sưu tầm và hiến tặng các hiện vật lịch sử, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện theo kế hoạch đã ban hành.

Đ/c Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện phát động nhân dân sưu tầm hiện vật lịch sử, văn hóa tại Lễ khánh thành

Nhà trưng bày di tích lich sử cách mạng đồi A Biah

Các hiện vật được trưng bày tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới và Nhà trưng bày Di tích lịch sử cách mạng địa điểm chiến thắng Đồi A Biah và tiếp tục trưng bày tại các nhà truyền thống của các làng, xã trên địa bàn huyện, giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước tham quan chiến trường xưa và cán bộ, nhân dân trong các dịp lễ, ngày lễ lớn của quê hương, đất nước.

Những hình ảnh, hiện vật, tư liệu, kỷ vật về chiến tranh bao gồm: Phim ảnh về các tướng lĩnh, Anh hùng LLVTND, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, sự kiện lịch sử gắn với các đơn vị, địa phương, các trận đánh, hoạt động của bộ đội, du kích và nhân dân trong kháng chiến; Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản, bút tích viết tay của các vị lãnh đạo Nhà nước, Quân đội, các tướng lĩnh, các đồng chí chỉ huy đơn vị; Sổ tay ghi chép, sổ công tác của các vị lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ, nhân dân những người đã từng tham gia trong kháng chiến; các loại vũ khí, trang bị của các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ, dân quân du kích và nhân dân đã sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu như: Các loại vũ khí thô sơ tự tạo, ống nhòm, sa bàn, đồng hồ, radio, máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, que chỉ bản đồ, máy thông tin liên lạc, kính ngắm, máy đo xa, đèn pin, đèn tự tạo, đèn măng xông, các ngọn đèn kháng chiến, sắt cốt, túi dết, dao găm, dụng cụ quân y, bi đông, ca, bát, ăng gô, bật lửa, dao cạo râu, bút máy…;Những kỷ vật gắn với các cơ sở cách mạng, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng sử dụng nuôi dấu bảo vệ cán bộ, bộ đội, du kích, thương binh trong kháng chiến như: Nắp hầm bí mật, hũ gạo tiết kiệm, mâm, bát đĩa, nồi, cối giã gạo, cối nghiền thuốc; Thư từ được gửi từ chiến trường về hậu phương và ngược lại; Nhật ký chiến trường và nhật ký hậu phương (viết trong thời chiến tranh); Các loại quân phục, trang phục, các loại mũ, quần áo, các loại khăn, gối, chăn, ba lô, tăng, võng, màn, vải dù, dép cao su, giày… của các vị lãnh đạo, tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong kháng chiến. Kể cả trang phục của các đồng bào dân tộc đã tham gia kháng chiến; Tranh ảnh, ký họa, các tác phẩm điêu khắc…. được sáng tác trong thời chiến; thơ ca, hò, ca dao, bản nhạc, tiểu thuyết, kịch bản, báo, báo tường sáng tác và viết xuất bản trong kháng chiến (kể cả câu ca dao, hò, bài ca được nhân dân tự biên, tự diễn ca ngợi tấm gương hi sinh anh dũng của quân và dân A Lưới); các loại dụng cụ âm nhạc như đàn sáo, khèn, trống, thanh la, chiêng… sử dụng trong kháng chiến; di vật của các liệt sĩ, những người hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; kỷ vật của các bà mẹ Việt Nam Anh hùng về những đứa con thân yêu đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; kỷ vật của những người tham gia kháng chiến bị địch bắt và tù đày; chiến lợi phẩm thu được của địch sử dụng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu cũng như trong sinh hoạt tại chiến trường; vật kỷ niệm của bạn bè, người thân, bạn bè quốc tế; những đồ dùng sinh hoạt tại chiến trường làm từ xác máy bay, xe bọc thép, ống pháo sáng, vỏ bom của địch…; những phần thưởng cao quý của Đảng Nhà nước, Quân đội tặng thưởng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, anh hùng LLVTND, Bà mẹ Việt Nam anh hùng về thành tích chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại mặt trận và những đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc gồm: Các loại huân huy chương, huy hiệu, kỷ niệm kèm theo, bằng và giấy chứng nhận khen thưởng, cờ thưởng các loại.

Một góc tại Nhà trưng bày di tích lịch sử cách mạng đồi A Biah

Những hiện vật về văn hóa bao gồm: Công cụ lao động, sản xuất, săn bắt; các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống; các loại nhạc cụ truyền thống; điêu khắc (tượng các loại), các đồ dùng sinh hoạt gia đình; các loại trang phục, y phục dân tộc; các hiện vật được chế tác bằng các chất liệu kim khí như đồ đồng, đồ gốm, sứ, sách cổ, trang phục cổ các dân tộc... của các dân tộc thiểu số. Ngoài ra sưu tầm thêm các hiện vật có giá trị lịch sử sau thời kỳ giải phóng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, quá trình xây dựng và phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện nhà.

Tham quan Nhà trưng bày

Và chụp ảnh lưu niệm

Những hình ảnh, hiện vật, tư liệu, kỷ vật kháng chiến và những hiện vật, công cụ lao động được sưu tầm, hiến tặng phải đảm bảo chứa đựng những thông tin, đích thực, chính xác về lịch sử và truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Hiện vật, tư liệu được hiến tặng trên cơ sở tự nguyện của cá nhân và gia đình hoặc được cá nhân và gia đình đồng ý cho sao y bản chính, phục chế (với những hiện vật quý hiếm). Mỗi hiện vật có giá trị mà bà con hiến tặng sẽ được lưu giữ, trưng bày và giới thiệu cho các thế hệ. Chủ nhân của các hiện vật được hiến tặng sẽ được lưu tên và vinh danh ngay tại hiện vật và lưu giữ cho muôn đời sau.

Phòng Văn hóa và Thông tin sẽ tổ chức tiếp nhận các hiện vật hằng ngày tại cơ quan, phối hợp với các ngành chức năng thẩm định, phân loại và tổ chức trưng bày tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới và nhà trưng bày Di tích lịch sử cách mạng điểm chiến thắng đồi A Biah.

Thời gian tổ chức sưu tầm, tìm kiếm và hiến tặng được thực hiện đến hết tháng 03/2015. Ủy ban nhân dân huyện sẽ tổng kết, công bố kết quả cuộc vận động và khen thưởng các tổ chức, cá nhân vào dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập huyện và 49 năm ngày giải phóng A So, 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2015).

Hà Thiên
Các tin khác
Xem tin theo ngày