Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.273.969
Truy câp hiện tại 5.368
Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài nguyên – Môi trường tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thí nghiệm sử dụng vi sinh vật cải tạo đất tại sân bay A Sho, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 28/05/2015
Tại Hội thảo

Ngày 27/5/2015, Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài nguyên – Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện A Lưới tổ chức Hội nghị nghe báo cáo kết quả thí nghiệm sử dụng vi sinh vật cải tạo đất tại sân bay A Sho. Tham dự hội nghị có Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Quang Hợp – Viên trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Ông Phùng Tửu Bôi – Chuyên gia môi trường, Tiến sỹ Lê Thị Hải Lê – Trưởng Phòng Khoa học Cộng nghệ, Văn phòng Ban chỉ đạo 33 - Phó Chánh Văn phòng chương trình Khoa học Công nghệ Dioxin. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện cùng đại diện lãnh đạo các phòng ban chuyên môn cấp huyện, lãnh đạo UBND các xã Đông Sơn, A Roàng, A Đớt cùng tham dự Hội nghị.

Tại hội nghị, Đoàn công tác đã trình bày, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 về khảo sát, đề xuất giải pháp phục hồi môi trường ở vùng đất bị ô nhiễm chất độc hóa học. Việc đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp phục hồi môi trường đất canh tác và chính sách hỗ trợ người dân tại vùng ô nhiễm, suy thoái đất nông nghiệp do chất độc hóa học da cam/dioxin gây ra, từ đó nghiên cứu đề xuất giải pháp công nghệ phục hồi môi trường đất canh tác và một số chính sách hỗ trợ cải thiện đời sống đối với người dân sinh sống trên địa bàn…đã được Văn phòng Ban chỉ đạo 33 thực hiện trong ba năm ( 2013 – 2015). Đến nay, đã có kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Quang Hợp – Viên trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học báo cáo tại Hội thảo

Theo đánh giá của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Quang Hợp – Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Ông Phùng Tửu Bôi – Chuyên gia môi trường thì dựa trên nghiên cứu của dự án cho thấy việc sử dụng chế phẩm vi sinh có nguồn gốc từ nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn có khả năng phân hủy dioxin và nâng cao chất lượng đất để xử lý vùng nhiễm dioxin tại khu vực sân bay A Sho, A Lưới.

Ông Phùng Tửu Bôi - Chuyên gia môi trường phát biểu tại Hội thảo

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh được sản xuất tại Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học để bổ sung và xử lý đất nhiễm dioxin ở A Lưới nhằm giảm hàm lượng dioxin trong đất đến nồng độ cho phép canh tác nông nghiệp; cải tạo đất đã bị trơ, xói mòn, bỏ trống sau nhiều năm nhiễm chất độc da cam. Đồng thời, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng cho vùng bị nhiễm.

Hà Thiên
Các tin khác
Xem tin theo ngày