Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.774.550
Truy câp hiện tại 18.102
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo sáp nhập thôn xã A Roàng
Ngày cập nhật 13/11/2015

Ngày 04 tháng 11 năm 2015, tại Hội trường UBND xã A Roàng, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện đã chủ trì buổi làm việc với Ban chỉ đạo sáp nhập thôn xã A Roàng. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Hồ Đàm Giang - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, đồng chí Hồ Quyết Thắng - Trưởng phòng Nội vụ; Ban chỉ đạo sáp nhập thôn xã A Roang; Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín của 12 thôn xã A Roàng.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe Ban chỉ đạo sáp nhập thôn xã A Roàng báo cáo về tình hình tổ chức triển khai sáp nhập thôn trên địa bàn xã, ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện đã kết luận một số vấn đề cụ thể như sau:

Hoan nghênh Ban chỉ đạo sáp nhập thôn của xã A Roàng, các thôn của xã đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chủ trương của Đảng, của Nhà nước, kế hoạch của tỉnh, của huyện về sáp nhập thôn.

Đồng chí nhấn mạnh: Sáp nhập thôn là chủ trương lớn của Đảng, của Nhà nước. Nước ta hiện này còn gặp nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp nhưng phải chi nhiều ngân sách để nuôi bộ máy vẫn còn rất cồng kềnh. Trước tình trạng đó bắt buộc phải tinh giản bộ máy để tiết kiệm ngân sách nhà nước, để đầu tư xây dựng hệ thống điện đường trường trạm, công trình phúc lợi, công trình công cộng phục vụ cho người dân.

          Đồng thời, sau khi sáp nhập thôn sẽ giúp bộ máy nhà nước bớt cồng kềnh, số hộ trong thôn tăng lên, việc quyên góp nguồn lực trong thôn để xây dựng nông thôn mới sẽ tăng lên. Chế độ, trợ cấp cho Trưởng thôn cũng sẽ cao hơn.

          Nhưng vấn đề lớn mang tầm vĩ mô đó là tiết kiệm ngân sách nhà nước; và quan trọng hơn nữa là bộ máy tổ chức thôn, xã đều mạnh lên, làm việc hiệu quả hơn nhờ lựa chọn được những cán bộ có trình độ, có năng lực, nhiệt tình.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.488 thôn, trong đó, có 66 thôn có quy mô dưới 50 hộ. Huyện A Lưới có 134 thôn, trong đó, có 29 thôn có quy mô dưới 50 hộ, chiếm 44% số thôn có quy mô dưới 50 hộ của toàn tỉnh.

Về một số vấn đề bà con nhân còn thắc mắc, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đã trả lời, giải thích cho bà con được rõ:

- Liên quan đến các loại giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm… sẽ thay đổi sau khi sáp nhập thôn: UBND huyện sẽ chỉ đạo Công an huyện, Phòng Tư pháp, các đơn vị liên quan điều chỉnh cho bà con nhân dân.

- Về tên của thôn mới sau khi sáp nhập: Sẽ do bà con nhân dân tự đặt, tỉnh, huyện sẽ không can thiệp, nhưng phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa, tập quán.

- Về phong tục tập quán: Sẽ không bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập thôn, mong bà con nhân dân an tâm.

Kết thúc buổi làm việc, tất cả các thành viên tham dự đã nhất trí, đồng tình ủng hộ chủ trương của Đảng, của Nhà nước, kế hoạch của tỉnh, huyện về sáp nhập thôn trên địa bàn xã A Roàng, cùng thống nhất phương án sau khi sáp nhập thôn, toàn xã A Roàng sẽ có 05 thôn (hiện nay có 12 thôn).

TDNQ
Các tin khác
Xem tin theo ngày