Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.066.624
Truy câp hiện tại 4.676
Trường THPT A Lưới 10 năm hình thành và phát triển
Ngày cập nhật 29/08/2011
Cảnh quan nhà trường

Trường THPT A Lưới được thành lập theo Quyết định số 2043/QĐ - UB ngày 28/08/2001 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trên cơ sở tách bộ phận giáo viên có trình độ đào tạo Đại học và học sinh khối THPT từ trường THCS&DTNT A Lưới. Lúc mới thành lập, trường có 32 cán bộ công nhân viên, gồm 01 Hiệu trưởng, 29 Giáo viên và 2 nhân viên. 

         Kể từ khi thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đã có truyền thống dạy và học, có ý chí vươn lên, có bản chất cần cù sáng tạo, sống chan hoà, đùm bọc lẫn nhau trong những giai đoạn khó khăn nhất của địa phương. Với nhận thức vai trò của một nhà trường mới thành lập, một Chi bộ tuổi đời còn non trẻ nhưng trong thời gian qua, Đảng viên của Chi bộ cũng như đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh qua từng thế hệ cũng đã góp phần nhỏ bé xây dựng huyện nhà ngày một đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Qua từng năm học, đến nay, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể:

Năm học
Tổng số
CBGV CNV
Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
CSTĐ các cấp
2001 - 2002
32
01
00
 
2002 - 2003
41
01
00
2 GVG cấp trường
2003 - 2004
47
01
00
05
2004 - 2005
55
01
01
09/03 cấp ngành
2005 - 2006
64
01
01
09
2006 - 2007
56
01
01
08
2007 - 2008
57
01
01
05
2008 - 2009
57
01
01
 
2009 - 2010
59
00
02
 
2010 - 2011
59
01
02
 
2011 - 2012
61
01
02
 

Mặc dầu có nhiều thăng trầm song nhà trường vẫn luôn là lá cờ đầu trong nhiệm vụ giảng dạy và học tập, phục vụ sự nghiệp giáo dục bậc THPT cho con em là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới. Nơi có truyền thống lịch sử vẻ vang, nơi mảnh đất và con người luôn gắn bó thiết tha cùng trải qua những tháng năm đầy thăng trầm của lịch sử đấu tranh chống giặc Pháp và Mỹ xâm lược, là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số Tà ôi, Pacô và một bộ phận nhỏ người Kinh từ đồng bằng đi kinh tế mới sau năm 1975.
 
         
10 năm hình thành và phát triển cũng có những giáo viên của nhà trường, vì nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, cũng như vì nhiều lí do khác mà đã có sự thuyên chuyển giáo viên hằng năm. Những giáo viên này có người hiện đang giữ nhiều chức vụ quan trọng của tỉnh, của ngành giáo dục, của huyện, số còn lại về giảng dạy tại địa phương ở đồng bằng.
10 năm thành lập trường cũng là chừng ấy thời gian các tổ chức chính trị, đoàn thể được thành lập gồm:
+ Ngày 08.04.2002, Huyện uỷ A Lưới ra quyết định số 452 - QĐ/TV về việc thành lập Chi bộ cơ sở Đảng cho Trường THPT A Lưới gồm có 05 Đảng viên: Đồng chí Đặng Xuân Cử, Hoàng Xuân Huế, Hoàng Hữu Hẻo, Nguyễn Thị Sửu, Bùi Trung. Và quyết định số 453 - QĐ/TV chỉ định đồng chí Đặng Xuân Cử giữ vụ Bí thư lâm thời Chi bộ Trường THPT A Lưới. Sau khi Chi bộ được thành lập, Chi bộ đã kết nạp thêm nhiều Đảng viên mới và đến nay Đảng viên của Chi bộ có 36 đồng chí.
+ Ngày 25.09.2001 Công đoàn cơ sở Trường THCS & DTNT A Lưới ra tờ trình về việc đề nghị ra quyết định công nhận công đoàn cơ sở Trường THPT A Lưới. Ngày 15.10.2001, Công đoàn Giáo dục Thừa Thiên Huế ra quyết định số 12/2001/QĐTC về việc Thành lập công đoàn cơ sở Trường THPT A Lưới và Ban chấp hành công đoàn lâm thời gồm 3 đồng chí: Hoàng Hữu Hẻo, Đặng Xuân Cử, Lê Văn Hòa.
+ Đoàn cơ sở Trường THPT A Lưới được thành lập năm 2001 lúc đầu có 22 chi đoàn (gồm 21 chi đoàn học sinh, 01 chi đoàn Giáo viên), với 528 đoàn viên, năm học 2010 - 2011 có 600 đoàn viên là lực lượng nòng cốt của nhà trường trong việc tham gia công tác xã hội, vệ sinh môi trường trên địa bàn.
          Ngay từ khi mới thành lập Chi đoàn giáo viên có một đội ngũ đầy năng động, trẻ trung, trình độ chuyên môn vững vàng đã cùng với các chi đoàn khác góp phần làm vững mạnh các phong trào hoạt động của nhà trường.
          Với số lượng đoàn viên ngày càng phát triển, qua 10 nhiệm kỳ, Chi đoàn giáo viên đã có hàng trăm tiết dự giờ và thao giảng, hàng chục sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện, các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các chi đoàn khác đóng trên địa bàn đã thực sự tạo cho Chi đoàn giáo viên nhiều sức bật mới trong công tác giảng dạy.
Chi đoàn học sinh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường là lực lượng vừa đông đảo, vừa năng động có nhiều hoạt động thiết thực. Hằng năm số lượng chi đoàn và đoàn viên không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Mỗi Chi đoàn đều có BCH tham gia tích cực các hoạt động và phong trào bề nổi của nhà trường như: Lao động vệ sinh thị trấn, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ huyện, lao động gây quỹ, vẽ tranh về môi trường, hội thi thời trang tái chế. Hằng năm số lượng đoàn viên xuất sắc đạt tỷ lệ khá lớn, và khi nghỉ hè các đoàn viên đều tham gia tốt công tác xã hội tại địa phương.
            + Hội Liên hiệp Thanh niên nhà trường được thành lập cùng với Đoàn trường, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động có nề nếp, đội ngũ thanh niên nhà trường luôn đi đầu trong các hoạt động của nhà trường và đã có những việc làm hữu ích như: tham cuộc thi thời trang tái chế, lao động vệ sinh hưởng ứng ngày thứ bảy sạch, ngày chủ nhật xanh.
+ Tổ chức cựu chiến binh của nhà trường được thành lập tháng 4.2002, gồm 06 đồng chí: Đặng Xuân Cử, Hoàng Xuân Huế, Hoàng Minh Quang, Hồ Văn Theo, Trần Đông Đức và Trần Đức Diễn, chiếm 12% tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên. Được sự quan tâm của Chi bộ, Hiệu trưởng, Hội cựu chiến binh tuy số lượng ít, song đa số là lớp người đã kinh qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những người phục vụ trong hàng ngũ quân đội lâu năm.
+ Hội Chữ thập đỏ là một tổ chức thành lập khá sớm so với các tổ chức khác trong hệ thống đoàn thể của nhà trường. Thông qua tổ chức này đã có hàng ngàn suất quà được chuyển đến những học sinh nghèo cũng như động viên một phần nào đó về mặt vật chất lẫn tinh thần đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường gặp khó khăn hoạn nạn. Hội Chữ thập đỏ nhà trường là đơn vị luôn được cấp trên khen vì những thành tích trong việc hiến máu nhân đạo, ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam.
          Sự lãnh đạo của cấp ủy đối với các tổ chức đoàn thể nhà trường đã đi vào nề nếp, hoạt động có chiều sâu và toàn diện hơn. Chế độ làm việc và phương pháp giảng dạy có bước chuyển biến, sinh hoạt của cấp ủy và Chi bộ được duy trì tốt, nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình sinh hoạt Đảng được phát huy. Việc xây dựng các chương trình công tác, xây dựng các Nghị quyết  cơ bản bảo đảm đúng quy trình, chế độ thực hiện và kiểm tra thực hiện Nghị quyết, chế độ bảo mật được thực hiện nghiêm túc hơn. Ý thức rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống của các cấp ủy viên được chú trọng. Chế độ học tập của từng cấp ủy viên cũng có chuyển biến tích cực, ý thức tự học, tự rèn luyện đã trở thành nề nếp và nhận thức của các cấp ủy viên đã được nâng lên rõ rệt. Nhất là sau khi có Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
10 năm chưa phải là một chặng đường dài, song với sự đồng tâm đồng lòng của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường đã từng bước khẳng định tính tích cực trong việc dạy và học, giữ gìn sự trong sạch của Đảng và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Có được những thành quả trên do Chi bộ cũng như các ban ngành đoàn thể có những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh chỉ đạo công tác chuyên môn, công tác Đảng, công tác đoàn thể như sau:
Một là: Phải kiên định đường lối đổi mới của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Phải thật sự xem nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học là trọng tâm, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần; đồng thời vận dụng sáng tạo các quan điểm Nghị quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị.
          Hai là: Trong quá trình lãnh đạo nhiệm vụ chính trị phải bám sát các chủ trương đường lối, Nghị quyết của Đảng và phải cụ thể hóa thành những chương trình, hành động sát với điều kiện của đơn vị, tổ chức sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến.
          Ba là: Quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nơi đảng viên cư trú, đoàn kết các dân tộc, đoàn kết nội bộ, đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và cải cách hành chính.
          Bốn là: Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất năng lực công tác bố trí hợp lý, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm, kịp thời thay đổi những cán bộ trình độ, năng lực điều hành, quản lý yếu; mạnh dạn sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ vào các vị trí thích hợp.
Nhìn chung mặc dù còn những tồn tại cần khắc phục song từng năm học và từng nhiệm kỳ Chi bộ đã chỉ đạo Ban giám hiệu nhà trường làm được một số công việc sau đây:
- Được Thường vụ huyện uỷ A Lưới công nhận Chi bộ trong sạch vững mạnh năm 2003, 2004.
- Sở GD&ĐT công nhận trường THPT A Lưới đạt danh hiệu trường THPT tiên tiến cấp ngành năm học 2002 - 2003, năm học 2003 - 2004.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền và các tổ chức đoàn thể ngày một vững mạnh, tập thể CBGVCNV và học sinh đã có nhiều cố gắng khắc phục những tồn tại, quyết tâm thực hiện tốt công việc được giao, về cơ bản đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ từng năm học.
- Chất lượng đội ngũ có nhiều chuyển biến rõ rệt, có giáo viên đã hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ và đang tiếp tục theo học chương trình nghiên cứu sinh, 3 giáo viên đang theo học chương trình đào tạo cao học, 100% giáo viên tham gia học lớp bồi dưỡng thường xuyên do Sở tổ chức.
- Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 57,50% (năm học 2002 - 2003) lên 92.17% tăng cường tỷ lệ lên lớp đồng thời hạn chế hiện tượng lưu ban, bỏ học, xây dựng nhiều tập thể lớp và chi đoàn khá tiên tiến. Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều. Có trên 20 sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng rộng rãi và có ý nghĩa thiết thực trong việc dạy và học.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và không có các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường.
- Cảnh quan của nhà trường ngày càng có nề nếp, xanh sạch đẹp được UBND huyện A Lưới công nhận cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá 2002 - 2004.
Nằm trong tình hình chung của huyện, Trường THPT A Lưới luôn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức về nhiều mặt. Đặc biệt đối với cán bộ giáo viên thiếu giáo viên ở những môn học đặc thù, thiếu sân chơi, bãi tập, nhà đa chức năng. Đối với học sinh: đời sống của phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ còn nhiều hạn chế đã tác động không nhỏ đến quá trình tổ chức dạy và học của nhà trường. Song nhờ có sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của cấp trên, sự nỗ lực của tập thể Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm, Cấp ủy, Chi bộ đã phát huy trí tuệ tập thể, đoàn kết thồng nhất nên nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những năm học qua.
Năm học 2011 - 2012 đã bắt đầu, nhằm thực hiện tốt các chủ đề, nội dung của năm học. Ban giám hiệu nhà trường cùng Chi bộ và các tổ chức đoàn thể khác và đội ngũ giáo viên, nhân viên ra sức thi đua tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn, thực hiện tốt các Nghị quyết mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra và đặc biệt thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cũng năm học này nhà trường lại đón tin vui khi nhận được sự quan tâm của các cấp,đã thống nhất quy mô đầu tư xây dựng Trường THPT A Lưới (giai đoạn 2) theo Công văn số 3034/UBND-XDCB ngày 25/7/2011 của UBND tỉnh.
Theo đó, Trường THPT A Lưới (giai đoạn 2) được xây dựng mới, kết hợp cải tạo nhỏ với diện tích sử dụng đất 14.218m2, do Ban Đầu tư và Xây dựng tỉnh làm Chủ đầu tư nhằm mục tiêu hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho khoảng 880 học sinh.
Nội dung, quy mô đầu tư gồm: San nền trên toàn bộ diện tích đất mở rộng 7.418m2; Xây mới khối phòng học thường và học chức năng 1.814.m2; nhà đa chức năng 857m2 (áp dụng thiết kế mẫu phần thân của nhà đa chức năng một số trường THPT đã được xây dựng); Xây mới các hạng mục phục vụ phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư dự kiến 19.180 triệu đồng, từ nguồn ngân sách cấp. Thời gian thực hiện 02 năm. 
Với sự đầu tư đồng bộ đúng thời gian nói trên trong thời gian ngắn Trường THPT A Lưới sẽ có một diện mạo mới, thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học góp phần làm thay đổi diện mạo một vùng đất anh hùng.
Tập tin đính kèm:
KP
Các tin khác
Xem tin theo ngày