Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.083.711
Truy câp hiện tại 17.208
Góp phần vào việc hệ thống hóa các hiện vật trưng bày tại huyện A Lưới
Ngày cập nhật 31/12/2010

Ngày 19.05.2010 tại A Lưới đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới, công trình có tổng số vốn đầu tư 15 tỷ đồng nằm trên một ngọn đồi đẹp ngay tại trung tâm thị trấn A Lưới. Mô hình gồm 3 ngôi nhà sàn dài và rộng được phối cảnh với những công trình đã có sắn ở xung quanh khu vực đồi thông gồm: Nhà sinh hoạt cộng đồng cụm 4, Nhà sàn du lịch huyện, Đài Truyền thanh - truyền hình và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

          Sau 3 năm thi công, khi hoàn thành đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em ở A Lưới, đáp ứng được lòng mong mỏi bấy lâu nay của nhân dân.

          Kể từ khi thành lập huyện tháng 3.1976 đến nay, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan nên huyện A Lưới chưa có một nhà trưng bày truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nay nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc ở A Lưới, tạo được nơi trưng bày giới thiệu các sản phẩm, quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc ít người ở A Lưới, phục vụ khách tham quan du lịch, giáo dục truyền thống văn hóa cho các thế hệ, nhất là lớp trẻ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến vấn đề này đang được triển khai([1]), để cho đề tài này được thực hiện tốt, chúng tôi là những người ngoài cuộc không trực tiếp tham gia đề tài, đồng thời là người đã sưu tầm hiện vật dân tộc học Tà ôi, Pacô và A Lưới trong nhiều năm qua sẽ góp tiếng nói vào việc phân loại, đánh giá giá trị và thí điểm trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới mà nhóm thực hiện đề tài đang làm.
          Theo tính chất của công việc, được biết đây là một đề tài mới, vì theo mục đích và ý nghĩa của đề tài thì: “Từ trước đến nay đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu sưu tầm tìm hiểu văn hóa các dân tộc ít người ở A Lưới, sau đó biên soạn thành sách, đăng tải ở tạp chí, báo, nhưng chưa có công trình nào sưu tầm hiện vật để phân loại đánh giá giá trị và trưng bày sản phẩm. Do đó, tác dụng mang lại không rộng rãi, mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho một số độc giả quan tâm. Như vậy, đây mới mang tính lý thuyết nên mức độ thành công của đề tài chưa cao”([2]).
          Tính đến cuối tháng 6.2010 dân số toàn huyện A Lưới có 9.998 hộ, với 43.609 người, 25491 lao động([3]), gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Pacô chiếm 37.5%, Tà ôi chiếm 37.2%, Cơ tu chiếm 10.5%, Pahy chiếm 5.8% số còn lại là người Kinh cùng một số dân tộc khác chiếm 9%. Do ảnh hưởng và tác động của xã hội buộc người dân nơi đây phải chuyển đổi phương thức sản xuất, sinh hoạt để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, sản phẩm văn hóa vật thể ngày càng bị mai một, có nguy cơ mất dần. Bởi vậy, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị là hết sức cần thiết và cấp bách.
          Sự cấp bách ở đây mà đề tài đưa ra không phải do người dân bản địa chịu tác động bên ngoài mà làm thay đổi phương thức sản xuất, mà là do các ban ngành liên quan không, chưa, hoặc thiếu nhiệt tình trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở A Lưới. Lúc nào và bao giờ cũng lấy lí do thiếu kinh phí là trên hết. Trong lúc đó chúng ta chưa vận dụng được phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
          Thêm nữa, đội ngũ chuyên trách thiếu những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo tồn bảo tàng, điều này đã gây cản trở, ì ạch của việc thành lập nhà trưng bày văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở A Lưới từ lâu. Khi nói về các hiện vật sưu tầm phục vụ cho việc trưng bày thì các nhà nghiên cứu bảo tàng đã cho rằng: “Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức của con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh ta, bản thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong quá trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học”([4]). Với tầm quan trọng và ý nghĩa đó, chúng tôi mạo muội góp tiếng nói vào việc hệ thống hóa bước đầu việc sưu tầm hiện vật phục vụ cho nhiều việc khác nhau ở A Lưới.
          Trên cơ sở danh mục những hiện vật đã được nêu ra trong đề tài([5]) mà chúng tôi đã thống kê dưới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm thông tin các hiện vật về tên gọi, công dụng, địa điểm, thành phần tộc người để người đọc tiện theo dõi:
Bảng 1: Sản phẩm chính của đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt

Stt
Tên sản phẩm
Yêu cầu cần đạt
I
Dụng cụ lao động sản xuất, Dụng cụ sinh hoạt
1
A - kỏ (Cái rựa)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
2
A vinh
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
3
A chặt (cái rìu)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
4
A pật (dụng cụ trỉa lúa)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
5
A pooi (dụng cụ trỉa lúa)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
6
A chiu (dao nhọn)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
7
Pray (phay)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
8
Đao (thanh kiếm)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
9
Tâliểu (kiếm ngắn)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
10
Tu miêng (nỏ)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
11
Koih (lao)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
12
Apọ (cái rổ)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
13
A đêêng (cái sàng)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
14
A mung
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
15
Y raang (dụng cụ phơi lúa)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
16
Karia (dụng cụ đeo hông của người phụ nữ)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
17
Kaooi (dụng cụ đeo hông của người phụ nữ)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
18
Tựp (đồ đựng của, trang sức)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
19
A loon (đồ đựng lúa gạo)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
20
A chọoi (gùi nhỏ)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
21
A teh (gùi vừa)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
22
A teh - târ rông (gùi to)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
23
Xaang (đồ trữ lúa ngô)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
24
Ka chịt (đồ trữ lúa ngô)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
25
Ka đư (đồ đeo hông của nam giới)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
26
Ti leet (đồ gùi của nam giới)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
II
Trang phục
27
Âr poong (loại thổ cẩm dùng để trưng bày)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
28
Âr toong (thổ cẩm mặc lễ hội)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
29
A - pắc (thổ cẩm mặc thường ngày)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
30
Pa hiêng (thổ cẩm mặc lễ hội)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
31
Krieng (thổ cẩm mặc lễ hội)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
32
Kâr tua (thổ cẩm mặc thường ngày)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
33
Mắt aliêur (thổ cẩm mặc lễ hội, thường ngày)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
34
Pa hur (thổ cẩm mặc trong lễ hội)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
35
Pa koour (thổ cẩm mặc trong lễ hội)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
36
Tâng oh rưưng (thổ cẩm mặc trong lễ hội) nam
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
37
Tâng oh - soi alir (thổ cẩm mặc trong lễ hội) nam
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
38
Âr doang (thổ cẩm trưng bày)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
III
Nhạc cụ
39
Ti rel (sáo thổi dọc)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
40
A maur (sáo thổi dọc)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
41
A heer (sáo thổi dọc)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
42
A lia (sáo thổi dọc)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
43
Toát (sáo thổi ngang)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
44
Âng krao (đàn môi)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
45
Âng koái (đàn môi)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
46
Âm plưng (đàn sạng)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
47
Tâl lư (đàn ta lư)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
48
Ân trự
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
49
Ân toong (đàn gỗ)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
50
Ân toong - a túc (đàn gỗ, lồ ô)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
51
Tâng ngát
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
52
Tâng kher
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
53
Kòong (cồng)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
54
Târ le (chiêng)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
55
Kâr tol (chiêng đánh mặt trong)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
56
Khền (khèn)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
57
Kâr dóoc a dool (sừng dê)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
58
Tù và
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
59
A kưr (trống)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
60
Xaar (xấp xõa)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
61
Âm polr
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
62
A bel (nhị)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng
63
Rẻo (lục lạc)
Nguyên bản, còn giá trị sử dụng

            Hiện tại các hiện vật sau khi sẽ sưu tầm xong các cấp chính quyền và ban ngành hữu quan chưa biết trưng bày ở địa điểm nào vì hiện tại ở A Lưới có 3 sự lựa chọn điểm trưng bày đó là Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao, Nhà sàn du lịch Cội nguồn và Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc đang xây. Để góp phần vào việc giới thiệu các hiện vật trưng bày tại các điểm nói trên ở huyện A Lưới sau này, chúng tôi xin được bổ sung danh mục các hiện vật để sau này có điều kiện bổ túc cho nhà trưng bày được hoàn thiện hơn.
          Như chúng ta đã biết, hiện vật bảo tàng hoặc nhà trưng bày rất đa dạng, phong phú về loại hình, do đó muốn xác định được bản chất chung cũng như dấu hiệu riêng của mỗi loại hiện vật thì phải tiến hành phân loại.
          Các nhà bảo tàng học Mác xít của Liên Xô (cũ) trong những năm 1950 - 1960 đã chia hiện vật bảo tàng thành 3 nhóm([6]).
Bảng 2: Ba nhóm hiện vật của Bảo tàng

Nhóm
Các di vật văn hóa
Các mẫu vật về lịch sử tự nhiên
Các hiện vật gốc hiện đại
Các hiện vật khảo cổ học
Các di vật cổ sinh học còn nguyên hay đã hóa thạch
Các loại tài liệu hiện vật chứng minh cho những thành tựu xuất sắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và những sự kiện quan trọng của thời kì hiện đại
Các di vật văn hóa về khoa học, lịch sử, nghệ thuật, hiện vật dân tộc học
Các mẫu tiêu bản động vật (các mẫu thú nhồi, ngâm tẩm…)
Tài liệu về hiện vật chiến tranh, cách mạng
Các mẫu tiêu bản thực vật
Các tài liệu hiện vật lưu niệm danh nhân và sự kiện lịch sử trọng đại
Các mẫu về sinh thái học
Các sưu tập tiền cổ. huân huy chương, ấn, quốc huy, thành huy, triện, các sưu tập tem thư…
Các mẫu khoáng tạo thành vỏ trái đất
Các ảnh và phim gốc đã chụp và in về các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa xã hội và lưu niệm

          Trên cơ sở 3 nhóm hiện vật này, tùy theo đặc trưng của vùng và văn hóa tộc người chúng tôi dựa trên những cái đã có của đề tài, xin được bổ sung vào danh mục trưng bày các hiện vật ở huyện A Lưới như sau:
- Các hiện vật khảo cổ học: Cho đến nay, mặc dù chưa có thêm những phát hiện mới về khảo cổ học ở A Lưới; song trước đó, A Lưới là nơi được các nhà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều những dấu tích văn hoá thời tiền sử. Đó là những chiếc rìu, bôn đá tìm thấy ở thôn La Ngà, xã Hồng Thuỷ, ở núi Mèo xã Hồng Vân và ở các xã Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng Hạ([7]), các hiện vật này do cán bộ Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học Khoa học) tiến hành khảo cổ và tập trung về tại Phòng Tư liệu của khoa từ năm 1983. Từ đó đến nay ở vùng này vẫn còn có rất nhiều hiện vật rìu đá, bôn đá những thứ mà người dân cho là lưỡi sấm sét và họ đã dùng để chữa bệnh đau bụng bằng cách mài nó mịn ra hòa với nước để uống. Cùng với các di vật đồ đồng (thanh la, cồng chiêng), bình vôi, tiền xu…được các người dân đào, tìm phế liệu trong rừng sâu mang về bán lại ở các đại lí ve chai.
Người sưu tầm có thể đến tận các gia chủ ở xã Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Trung và Bắc Sơn để có thể xin chuyển nhượng một số rìu đá, bôn đá mà hiện tại họ đang còn lưu giữ được, người dân nơi đây thường cất giữ các thứ này trên gác bếp hoặc ở trên bàn thờ. Đồng thời cùng với việc giải thích cho người dân nơi đây biết giá trị ý nghĩa lịch sử của những công cụ lao động có từ thời nguyên thủy chứ không phải là thứ thuốc “trời cho” để chữa bệnh đau bụng. Hoặc tại các đại lí ve chai ở xã Hồng Thượng, Phú Vinh, Thị trấn A Lưới, chủ các đại lí này hằng ngày vẫn mua được nhiều hiện vật quý về đồ kim khí như kiếm, đao, lư đồng, cồng chiêng, ống vôi, bình trầu, khí tự, tiền xu, mâm đồng, linh vật cùng nhiều thứ khác. Rất tiếc những hiện vật này do không có cán bộ chuyên trách về khảo cổ học hoặc chuyên môn bảo tàng nên các đại lí nhập hàng đồng nát về Huế.
 
- Các di vật văn hóa về khoa học, lịch sử, nghệ thuật, hiện vật dân tộc học:
 
Bảng 3: Các di vật văn hóa về khoa học, lịch sử, nghệ thuật và hiện vật dân tộc học

Stt
Tên hiện vật
Chất liệu
hiện vật
Công dụng
Xuất xứ
Nơi đang
sử dụng
I
Hiện vật dân tộc học
1
Pano haro
Gỗ, tre
Dùng để đập lúa
Người Cơ tu
Xã Hương Nguyên
2
Mầm mọc
Gỗ
Trang trí cổng làng, nhà mồ
Người Tà ôi
Xã Nhâm, A Ngo
3
Tu pal
Gỗ
Giã gạo, bắp
Người Tà ôi, Cơ tu
Các xã
4
A chòn
Vỏ cây ươi bay
Thưng vách nhà
Người Tà ôi, Cơ tu
Xã A Roàng, Hương Nguyên
5
A ràm
Lồ ô, tre, nứa
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
6
A ruồng
Lồ ô, tre, nứa
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
7
Anóc
Sợi gai kidol
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
8
Anúa
Mây
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
9
Acrớt
Gỗ, sắt
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
10
Coss Arăm
Lồ ô, gỗ ala, sắt
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
11
Chiđu
Lồ ô, tre, nứa
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
12
Tưm
Lồ ô, tre, nứa
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
13
Tumiêng
Gỗ, dây gai kidol
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
14
Cói
Lồ ô, tre, nứa
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
15
Chăn
Lồ ô, tre, nứa
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
16
Chòn
Sợi gai kidol
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
17
Pinăng
Sợi gai kidol
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
18
Ântrạ
Gỗ, sắt
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
19
Atingtong
Tre, sợi cước
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
20
Ro
Mây
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
21
Ambắl
Tre, sợi cước
Dụng cụ đánh bắt cá
Người Tà ôi, Pacô
Các xã
22
Tu roong
Gỗ ala, tre, lồ ô, nứa
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
23
Tầm bọc
Gỗ ala, tre, lồ ô, nứa
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
24
Tu ho
Gỗ ala, tre, lồ ô, nứa
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
25
A Chooh
Gỗ
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
26
Ti ho ro oóp
Gỗ
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
27
Pâr lô
Đá
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
28
Prung
Gỗ ala, tre, lồ ô, nứa
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
29
Pà nuh
Gỗ
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
30
Tầm boọc ala
Gỗ ala, tre, lồ ô, nứa
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
31
Ti ho
Gỗ ala, tre, lồ ô, nứa
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
32
Azăr
Gỗ
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
33
Dua zial
Gỗ
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
34
Bieeng
Dây rừng
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
35
Ciel
Bẫy đá
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
36
Arlo
Bẫy gỗ
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
37
A rít
Bẫy gỗ
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
38
Măng cắt
Dây rừng
Dụng cụ săn bắt thú
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
39
Cruh
Mây
Dụng cụ để trang sức, trang phục
Người Tà ôi
Xã Nhâm, A Ngo, Hồng Thái và A Đớt, A Roàng
40
Cà lòm
Mây
Dụng cụ để trang sức, trang phục
Người Tà ôi
Xã Nhâm, A Ngo, Hồng Thái và A Đớt, A Roàng
41
Ti nả alit
Gỗ
Máng lợn
Người Pacô
Xã Hồng Vân, Hồng Thủy
42
Dằng
Sứ, sành, đất nung
Dùng ngâm, ủ các loại rượu
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
43
Puy
Vỏ cây, đá lửa, tre
Dụng cụ làm ra lửa
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
44
Âm piar
Bạc, tre, gỗ, vỏ ốc, xương thú
Hoa tai dành cho nam giới
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
45
Cất têng
Vải
Thắt lưng
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
46
A noop
Vải
Áo
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
47
A noi
Gỗ, lồ ô
Dụng cụ đồ xôi
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
48
Tơi
Lá cọ, mây
Áo tơi đi mưa
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
49
Đoal talo
Lá cọ, mây, lồ ô
Nón lá cọ
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
50
A lớ
Dây dứa rừng
Chiếu
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
51
Mã não
Thủy tinh, nhựa
Trang sức phụ nữ
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
52
A tút
Gỗ, tre, nhôm
Mõ trâu
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
53
Kăn chít
Tre, xương
Lược chải đầu
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
54
A niép
Tre, xương
Lược bắt chấy
Người Tà ôi, Pacô, Cơ tu
Các xã
II
Hệ thống ảnh
Stt
Nội dung ảnh
Chất liệu
Hệ thống màu
Xuất xứ
1
Ảnh Ao cá Bác Hồ
Giấy
Đen trắng
Ở các nhà sưu tập tư nhân, trên sách báo và các kho lưu trữ. Bằng hình thức chụp, sao chép, in…
2
Ảnh đập Ra Ho
Giấy
Đen trắng
3
Ảnh đường 12
Giấy
Đen trắng
4
Cầu treo Hồng Thủy
Giấy
Màu
5
Trụ sở địa đạo A Đon
Giấy
Màu
6
Sân bay A So
Giấy
Màu
7
Viện ngôn ngữ vào làm việc bộ chữ Pacô, Tà ôi
Giấy
Đen trắng
8
Ảnh bến xe A Lưới thời bao cấp
Giấy
Đen trắng
9
Trung tâm Thương mại huyện
Giấy
Đen trắng
10
Chân dung anh hùng Hồ Đức Vai
Giấy
Màu
11
Chân dung anh hùng Kan Lịch
Giấy
Màu
12
Chân dung anh hùng Kan Tréc
Giấy
Màu
13
Chân dung anh hùng Kan Đờm
Giấy
Màu
14
Chân dung anh hùng Bùi Hồ Dục
Giấy
Màu
15
Chân dung anh hùng Cu Tríp
Giấy
Màu
16
Chân dung anh hùng Hồ A Nun
Giấy
Màu
17
Chân dung anh hùng A Vầu
Giấy
Màu
18
Ảnh chòi Con Hiên
Giấy
Màu
19
Chân dung 11 Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Giấy
Màu
20
Chân dung Hồ Ngọc Mỹ
Giấy
Màu
21
Ảnh trường học cách mạng tại A Nôr
Giấy
Màu
22
Chân dung cán bộ Quỳnh Trên
Giấy
Đen trắng
23
Chân dung cán bộ Cu Tông
Giấy
Đen trắng
24
Chân dung cán bộ Nguyễn Văn Hoạch
Giấy
Đen trắng
25
Chân dung liệt sĩ Cu Lõi
Giấy
Đen trắng
26
Chân dung Bộ trưởng Trần Hoàn với A Lưới
Giấy
Đen trắng
27
Chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với A Lưới
Giấy
Đen trắng
28
Chân dung cán bộ cách mạng Nguyễn Vạn với A Lưới
Giấy
Đen trắng
29
Chân dung cán bộ cách mạng Lê Tư Sơn với A Lưới
Giấy
Đen trắng
30
Chân dung đồng chí Vũ Thắng với A Lưới
Giấy
Đen trắng
31
Chân dung đồng chí Lê Khả Phiêu với A Lưới
Giấy
Màu
32
Chân dung đồng chí Vũ Kì thư kí của Bác Hồ với A Lưới
Giấy
Đen trắng
33
Ảnh di tích lịch sử cách mạng động So A Túc
Giấy
Màu
34
Ảnh sân bay A Lưới
Giấy
Màu
35
Ảnh di tích lịch sử cách mạng đồi A Bia
Giấy
Màu
36
Ảnh di tích lịch sử quốc gia Đường 71
Giấy
Màu
37
Ảnh di tích lịch sử quốc gia Đường 72
Giấy
Màu
38
Ảnh di tích lịch sử quốc gia Đường 73
Giấy
Màu

- Tài liệu hiện vật về chiến tranh cách mạng: A Lưới trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã là căn cứ địa vững chắc của tỉnh và cả nước. Nơi đây đã để lại nhiều chiến tích, trận đánh oai hùng như đồi A Bia, suối Máu, thung lũng A So, dốc Mèo, dốc Chè, núi con Cọp và cũng chính tại những nơi này quân đội Mỹ ngụy đã bỏ lại hàng ngàn hiện vật chiến tranh như xe tăng, súng, máy bay, thiết bị nghe nhìn, quân trang quân phục. Cùng lúc đó, với những thứ vũ khí thô sơ cũng đã chống lại được quân thù như: chông Tu roong, Còoi, Pâr nuh, A choonh, Tu miêng, Dua Zial…. Đồng thời bên cạnh đó cần phục hồi lại bộ in đá litô và dụng cụ học tập năm 1947 khi đồng chí Cu Nô Hồ Ngọc Mỹ dạy chữ cho đồng bào dân tộc. Đồng thời sưu tầm lại một số Bản tin tiếng Tà ôi mà đồng chí Hồ Ngọc Mỹ dùng chữ Tà ôi để đặt những bài ca dao, hò vè…phục vụ công tác tuyên truyền đường lối cách mạng cho người dân tộc thiểu số nơi đây. Cũng như sưu tầm lại nội dung những tờ truyền đơn kêu gọi quân ngụy đầu hàng cách mạng ở vùng A Lưới.
- Các tài liệu hiện vật lưu niệm danh nhân và sự kiện lịch sử trọng đại: A Lưới có 8 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và 11 Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì nên chăng có các kỉ vật, kỉ niệm chương, huân huy chương, thư, bút tích của họ. Như bức tâm thư của đồng chí Hồ Đức Vai hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, chiếc đài bán dẫn của ah hùng Kan Lịch, thiết bị y tế của anh hùng Kăn Đờm…
- Các ảnh, phim gốc đã chụp và in về các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa xã hội và lưu niệm: Bộ ảnh A Lưới những năm mới giải phóng với các công trình nhà làm việc HĐND - UBND, sân vận động, đập Ra Ho, đường 12, Ao cá Bác Hồ, HTX chổi đót Phú Vinh, Sơn Phước, Điền Sơn, các tập đoàn sản xuất, bến xe, trường DTNT huyện…
- Các mẫu tiêu bản động vật: Hệ sinh thái vùng A Lưới rất đa dạng nguồn tài nguyên sinh học, nơi đây có nhiều động vật quý hiếm. Từ trước đến nay người dân đã săn bắn trái phép đã làm mất cân bằng hệ sinh thái cho nên nhiều hộ gia đình đã có các mẫu thú nhồi, ngâm tẩm, vậy nên mời họ cộng tác trưng bày. Nên có các tiêu bản động vật: hổ, gấu, mang Trường Sơn, vọoc, gà gôi lam.
- Các mẫu tiêu bản thực vật: Ở đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới, hệ thực vật luôn hiện hữu trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của họ như thực vật trong kiến trúc, trang trí, thức ăn, nước uống và thuốc chữa bệnh. Vậy nên có các tiêu bản sau: cây đoác, cây mây, mía (làm thức uống), cây sim (thuốc nhuộm răng), rau rớn, dưa các loại…(cây thực phẩm), cây kartêng (dùng gội đầu), A pằng (dùng lên men rượu), A thuôn, A bieng, Cânr chiết, Doăn, Clăng, La lai, Klot, củ Achất, Pinía, Kađỡ…(cây thuốc chữa bệnh).
- Các loại tài liệu hiện vật chứng minh cho những thành tựu xuất sắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và những sự kiện quan trọng của thời kì hiện đại: Văn kiện Đảng bộ huyện qua các nhiệm kì, Báo cáo của HĐND - UBND huyện qua các nhiệm kì, lý lịch các Đảng viên đầu tiên của huyện, Sách học tiếng Pacô - Tà ôi, hiện vật thời bao cấp, Các công trình xây dựng mới như cầu Hồng Thái, cầu Hồng Bắc, cầu Hồng Thủy, cầu Hồng Quảng, cầu A Sáp, Đường Hồ Chí Minh, Hầm A Roàng 1 và 2, Cửa khẩu quốc gia A Đớt - Tà Vàng, Hồng Vân - Cu Tai.  
Trên đây là những ý kiến chủ quan của chúng tôi những mong góp phần vào việc hoàn thiện nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học nói trên, nghĩa là không chỉ sưu tầm hiện vật dân tộc học mà còn nhiều mảng khác liên quan đến trưng bày, để A Lưới nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây nói chung sớm có một phòng trưng bày hiện vật gốc về các lĩnh vực, phản ánh mọi mặt của một vùng đất vốn có bề dày truyền thống văn hóa cũng như lịch sử, cách mạng và cả trong thời kì xây dựng quê hương mới.
****

            [1]: UBND huyện A Lưới, Phòng Văn hóa và Thông tin (2010): “Phân loại, đánh giá giá trị và thí điểm trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới”. Đề tài nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh. Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Sửu, Cơ quan chủ trì: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, Cơ quan quản lí: UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian thực hiện từ tháng 1.2010 đến tháng 9.2010. Thuộc chương trình KHXH và Nhân văn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 đợt 2. Thể loại đề tài độc lập. Kinh phí thực hiện 150.000.000đồng.

[2]: UBND huyện A Lưới, Phòng Văn hóa và Thông tin (2010): “Phân loại, đánh giá giá trị và thí điểm trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới”. Đề tài nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh. A Lưới, tháng 3.2010, trang 3.
[3]: UBND huyện A Lưới, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội: Tình hình dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành phần dân tộc năm 2010. A Lưới, 6.2010, trang 1.
[4]: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1990): Cơ sở bảo tàng học. Hà Nội, trang 81.
[5]: UBND huyện A Lưới, Phòng Văn hóa và Thông tin (2010): Đề tài “Phân loại, đánh giá giá trị và thí điểm trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới”. A Lưới, tháng 3.2010, trang 5,6,7,8.
[6]: Dẫn lại của Nguyễn Thị Huệ (2002): Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 30, 31.
[7]: UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế (2005): Địa chí tỉnh Thừa Thiên Huế, Phần lịch sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 9.
 
Tập tin đính kèm:
Khánh Phong
Các tin khác
Xem tin theo ngày