Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.093.323
Truy câp hiện tại 24.063
Đoàn khảo sát liên ngành Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Huyện ủy A Lưới
Ngày cập nhật 31/05/2012

Sáng ngày 29/5/2012, Đoàn khảo sát liên ngành về công tác tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc Trung ương do đồng chí Đặng Công Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đoàn cùng các đồng chí trong đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy A Lưới về công tác tuyên truyền tăng dày và tôn tạo hệ thống cột mốc quốc giới Việt Nam – Lào trên tuyến huyện A Lưới. Đi cùng đoàn có đ/c Nguyễn Mới - Phó Trưởng banTuyên giáo Tỉnh ủy; Đại tá Nguyễn Văn Lưu - Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế. Đón tiếp và làm việc với Đoàn về phía huyện có đồng chí Lê Văn Trừ - TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đ/c Lê Thanh Nam – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đ/c Hồ Xuân Trăng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện.

Đoàn đã nghe đồng chí Lê Anh Miêng – UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy báo cáo tóm tắt tình hìnhbiên giới trong thời gian qua: Thực hiện “Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào” trên tuyến biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tôn tạo, tăng dày 38 mốc, từ mốc 639 đến cột mốc 675 và 4 cọc dấu, trong đó có 2 mốc đại tại hai cửa khẩu, 9 mốc trung và 27 mốc tiểu. Sau khi thống nhất nội dung thực hiện “Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào”, hai bên đã nỗ lực phối hợp triển khai hoàn tất công tác chuẩn bị, hoàn thành công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch cắm mốc từng năm, tập huấn kỹ thuật cho lực lượng tham gia cắm mốc để tổ chức triển khai, thực hiện.

Qua ba năm tổ chức triển khai thực hiện, ngày 28 tháng 3 năm 2011 tuyến biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành toàn bộ công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào trên thực địa, bao gồm việc xác định vị trí, xây dựng 38 mốc và hoàn chỉnh toàn bộ 38 bộ hồ sơ mốc (Biên bản cắm mốc, Bảng đăng ký mốc, Bảng thành quả tọa độ, độ cao mốc giới), là tuyến đầu tiên trong cả nước hoàn thành kế hoạch tổng thể được giao, vượt chỉ tiêu 3 năm so với kế hoạch đề ra. Đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo và Đội phân giới cắm mốc tỉnh; sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng và đặc biệt là trong thời kỳ đầu xây dựng cột mốc 1978 -1987 huyện đã huy động hàng nghìn ngày công nam – nữ thanh niên, dân quân tự vệ ở các địa phương trực tiếp tham gia xây dựng cột mốc bằng phương tiện thủ công như: phát quang đường, gùi vác cát sạn, xi măng, nước, lương thực, thực phẩm… Sau khi xây dựng được cột mốc hoàn thành, dân quân tự vệ các địa phương cùng với Bộ đội Biên Phòng thường xuyên tuần tra bảo vệ mốc quốc giới giữa ta và bạn đều an toàn. Trong giai đoạn tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới 2008 – 2014, Ban Thường vụ Huyện ủy cử đồng chí Phó Bí thư – Chủ tịch UBND huyện tham gia trong Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cử 1 Bác Sỹ trực tiếp tham gia với đội cắm mốc của tỉnh. Đã huy động được hàng trăm ngày công cán bộ, chiến sỹ, lực lượng vũ trang và nhân dân các xã biên giới cùng với các doanh nghiệp tham gia xây dựng tôn tạo, tăng dày mốc quốc giới và đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động của Đảng bộ và Chính quyền huyện A Lưới. Vì vậy, đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành sớm kế hoạch phân giới cắm mốc trên địa bàn huyện. “Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào” có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt chính trị, pháp lý kỹ thuật, làm cho đương biên giới Việt Nam – Lào thay đổi về chất, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới và nhu cầu hợp tác giữa Việt Nam – Lào nói chung và tuyến biên giới tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế mà chủ yếu là huyện A Lưới và hai tỉnh Sa-la-van (huyện Sa-muội), tỉnh Sê-kông (huyện Kà-lừm) nói riêng, sẽ có một hệ thống mốc quốc giới khang trang, bền vững, rõ ràng; đáp ứng nguyện vọng về biên giới lãnh thổ giữa hai nước; góp phần giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; tạo điều kiện thuận cho các lực lượng bảo vệ biên giới của hai nước kịp thời ngăn ngừa các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, buôn bán vũ khí, buôn bán phụ nữ, trẻ em, mở rộng thương mại giữa ta và bạn ngày càng tốt hơn.

Đồng chí Đặng Công Minh – Phó Vụ trưởng vụ TTĐN&HTQT, BTGTW đã đánh giá cao kết quả đã đạt được của Đảng bộ và Chính quyền huyện A Lưới trong thời gian qua, đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác biên giới và thực hiện tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, đồng thời, lưu ý một số vấn đề cần làm tốt trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc các đại biểu tham dự đã thảo luận thống nhất một số nội dung nhằm làm tốt công tác an ninh biên giới trong thời gian tới đó là:Chú trọng ổn định dân cư khu vực biên giới, không để dân cư đi lại tự do; tạo điều kiện về đất đai cho nhân dân sản xuất nhằm ổn định đời sống; Trên cơ sở xác định rất rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào; Tiếp tục tuyên truyền, vận động về việc tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ việc tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới, đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của cả hệ thống chính trị, của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện; Tăng cườngcông tác lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở tích cực tham gia quản lý, bảo vệ, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên Phòng đóng trên địa bàn huyện; Phát huy truyền thống mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước nói chung và Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới với hai tỉnh Sa-la-van (huyện Sa-muội), Sê-kông (huyện Kà-lừm) nói riêng. Mối quan hệ đó là một thành tố quan hệ đặc biệt Việt – Lào, đã được các thế hệ cách mạng dày công vun đắp; đây là quan hệ đặc biệt, thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giúp nhân dân hai nước tức là tự giúp mình”. Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế; quan tâm xây dựng mối quan hệ kết nghĩa giữa các địa phương, các đơn vị; Tăng cường giữ vững trật tự trị, an khu vực biên giới và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh bạn trong công tác phòng, chống tội phạm, giải quyết tốt và có hiệu quả tình trạng xâm canh, xâm cư, di cư tự do. Thực hiện tốt quy chế biên giới chủ trương, chính sách đối ngoại nhân dân.

VPHU
Các tin khác
Xem tin theo ngày