Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.094.583
Truy câp hiện tại 24.828
A Lưới với “Ngày hội Văn hóa - Thể thao & Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế” lần thứ IX năm 2011
Ngày cập nhật 18/06/2011
Biểu diễn trong sáng khai mạc Ngày hội

Là một lễ hội được diễn ra 2 năm một lần, đây là sân chơi dành riêng cho các dân tộc thiểu số anh em trong tỉnh để cùng nhau giao lưu, học hỏi, cùng nhau giới thiệu trình diễn những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của mỗi dân tộc. Tham gia ngày hội lần thứ IX-2011 gồm 6 đoàn của các huyện: Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh và chủ nhà đăng cai - huyện Nam Đông. Đoàn A Lưới tham gia lần này có 71 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên, từ các đơn vị: A Roàng, Hương Lâm, Nhâm, Thị Trấn, Đội NTQC huyện A Lưới. Do ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn.

Nam Đông, một mảnh đất trù phú, hiền hòa, mến khách. Một mảnh đất tự hào với danh hiệu mà Đảng nhà nước phong tặng “Anh hùng trong thời kì đổi mới” đã tươi đẹp lại bừng sáng hơn khi đón chào các đoàn từ khắp nơi, khắp nẻo đường đổ về tụ hội, làm cho Thị trấn Khe Tre nhỏ bé xinh sắn, tĩnh lặng trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Sáng mồng 9 lễ khai mạc đã thu hút hàng ngàn người dân từ khắp bản làng xa xôi háo hức đón xem chương trình nghệ thuật, một chương trình mở màn của buổi lễ. Trong buổi lễ trang trọng này đội nghệ thuật quần chúng huyện A Lưới vinh dự được Ban tổ chức giới thiệu “mở màn” thay cho đội chủ nhà, kết thúc lễ khai mạc tại nhà văn hóa huyện là lễ hội “Đâm trâu” đây được xem là cái “Đinh” của ngày hội lần này, nếu như ở ngày hội lần thứ VIII được tổ chức tại huyện A lưới lễ đâm trâu với chủ đề “A Riêu Kar” lễ kết nghĩa anh em thì ở lễ hội lần này lại là “Tậc Ka ruung Ka tiẹk” lễ cúng Đất, Trời" một lễ hội lớn và linh thiêng nhất của tộc người Ka tu, bởi vậy, ngoài các vị khách của tỉnh các huyện cũng như các đoàn và đông đảo bà con tham gia còn có mặt của các vị Già làng chủ nhà, những người chủ trì các nghi lễ đặc biệt của lễ hội diễn ra tại nhà “Gươl” chung của huyện, tọa lạc ngay tại trung tâm thị trấn Khe tre. Lễ đâm trâu kết thúc với thành công mĩ mãn sau gần một buổi diễn ra trong không khí đầy cung kính và sôi nổi. Anh Ngô văn Nhàn - Trưởng phòng văn hóa và thông tin huyện Nam đông xúc động nói: “Qua 4 lần đăng cai ngày hội lần thứ nhất vào năm 1996, lần 2 năm 2000; lần 3 năm 2007 và lần này 2011 mới có lễ hội đâm trâu dưới sự nhất trí của lãnh đạo huyện, tỉnh, và đây cũng là mong mỏi của người dân nơi đây đặc biệt là người Ka tu".

Tham gia trong “Ngày hội văn hoá thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số không chỉ là lễ hội đâm trâu mà tổ chức hội thi Văn nghệ quần chúng gồm các nội dung. Trình diễn trang phục của các dân tộc thiểu số, chương trình ca, múa, nhạc mang đậm sắc thái của các dân tộc thiểu số trong tỉnh của các đoàn mang đến. Thể thao gồm các nội dung. Kéo co, Bắn nỏ, Đẩy gậy và Bóng chuyền. Đoàn A Lưới tham gia lần này gồm các Đội NTQC huyện A Lưới, Đội NTQC xã A Roàng, Đội NTQC xã Hương Lâm, Đội Bắn nỏ xã Nhâm và Đội bóng chuyền Thị Trấn A Lưới.
Đêm mồng 9 là đêm khai mạc chương trình NTQC, tiếp đó chương trình thi của các đơn vị diễn ra 3 đêm liên tục từ mồng 9, 10, 11 đầy sôi nổi, các đoàn đã trình diễn những tiết mục của chương trình mình đầy hấp dẫn, thu hút hàng nghìn lượt khán giả thưởng thức. Đặc biệt là chương trình của Đội NTQC huyện A Lưới, một chương trình mà BTC, BGK, cũng như khán giả huyện Nam đông mong đợi nhất, đội đã đem đên một luồng khí mới phong phú, sinh động, hấp dẫn, kết hợp hài hòa giữa văn hóa tiên tiến nhưng vẫn mang đậm bản sắc của 4 dân tộc anh em: Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hi. Với những chương trình, tiết mục mới mẻ như: Vũ điệu cung kính, linh thiêng “Pa dưưn Giàng đạa” Cúng thần nước, điệu múa vui tươi rạng rỡ “Đâng xó he ta túa” - Bên suối bắt cá, tác phẩm của Biên đạo trẻ A Rel Thùy Linh, “Trình diễn trang phục” đầy sinh động, cổ kính, Độc tấu khèn bè” đầy tài nghệ của nghệ nhân trẻ Pe Kê Dơ trình tấu, bằng những ca khúc cách mạng, Đơn ca “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” diễn viên trẻ Pe Kê Liên thể hiện tình cảm thiêng liêng trìu mến đối với vị cha già kính yêu của dân tộc, Tứ ca “Trên đỉnh núi” tha thiết tình quê hương được thể hiện bằng song ngữ. Việt - Pa Kô và dân ca Tà Ôi nhớ thương da diết qua làn điệu A roi “Khóc thương người yêu hi sinh trên chiến trận” do diễn viên trẻ Aviét Cúc thể hiện, luôn nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt, giòn giã và lời khen ngợi từ phía khán giả và đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Đội NTQC xã A roàng cũng đã trình diễn những tiết mục dân gian đầy chân chất, mộc mạc của những làn điệu “Ru con” tràn đầy tình mẫu tử. Đội NTQC xã Hương Lâm lại ra mắt đầy bất ngờ, độc đáo, thú vị với những tiết mục: Hòa tấu nhạc bằng đàn ống tre, nứa đã được cải tiến khá hoàn chỉnh với tựa đề: “Rộn ràng ngày mùa” dân ca “Ghê ô và Nha nhim”. Thể hiện niềm thương tiếc vô hạn đối với người đã khuất. Tất cả đã hòa lẫn vào ngày hội đầy thiết thực, đầy ý nghĩa, những hình ảnh, âm thanh, đầy thân thương gần gũi của anh em tộc người: Pa kô, Tà ôi, Ka tu, Pa hi, của miền cao A Lưới.
Trong lĩnh vực thể thao của đoàn A Lưới tham gia lần này gồm 2 môn chính, đó là: Bắn nỏ và Bóng chuyền. Để tạo khí thế hùng mạnh từ trận đầu, huấn luyện viên đã tuyển chọn các vận động viên bắn nỏ, kì cựu đầy kinh nghiệm của xã Nhâm, đường bay chuẩn xác của từng mũi tên của mỗi vận động viên cắm vào vòng 9,10, đã làm cho khán giả thán phục. Môn bóng chuyền là “Tâm điểm” của lĩnh vực thể thao, vì vậy, các cầu thủ cũng được tuyển chọn từ các đội mạnh của huyện nhà, với những gương mặt điển hình, tay đập cừ khôi của: Hồ Đức Hạnh, Hồ Hải Long, Lâm Quang Trung, Lê Hồng Xê. Với những đội quân hùng mạnh và tinh thần quyết chí các cầu thủ đã cống hiến những pha bóng gây cấn đẹp mắt, nhất là sau cơn mưa giông rừng xối xả cộng với đất đỏ bùn lầy gữa mặt sân, nhìn từng cầu thủ mình như “ Trâu cày” bất chấp bùn trơn, lăn xả, đập chuẩn xác từng trái bóng để bảo vệ hình ảnh quê hương A Lưới mà vẫn thể hiện tình thân hữu với đội bạn làm cho tất cả cổ động viên vừa cảm động vừa tăng thêm nguồn lực cổ vũ để tiếp thêm sức mạnh cho các cầu thủ ghi từng bàn thắng ngọt ngào.
Sau 2 ngày đêm diễn ra sôi nổi hào hứng, thân tình nhưng không kém phần quyết liệt. ngày hội văn hoá thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX đã đi đến hồi kết vào đêm 10/6/2011, đêm mà tất cả mọi người mong đợi nhất, sau những tiết mục nghệ thuật xuất sắc được công diễn là phần hồi hộp chờ đợi. đó là phần trao giải cho các môn thi đấu trong ngày Hội. Kết quả, BTC- BGK đã trao giải cho các đoàn đã tham gia. Đoàn chủ nhà Nam đông nhận được 2 giải Nhì cho Đội NTQC xã Hương sơn và cho đội bóng chuyền xã Hương hữu. Giải III, Khuyến khích cho 2 xã còn lại. các Đoàn Phong Điền được giải III, Đoàn Phú Lộc, Hương Trà đạt giải Khuyến khích về Nghệ thuật. Và Đoàn A Lưới đã gặt hái thành công rực rỡ. NTQC xã ARoàng đạt giải Ba toàn đội. NTQC xã Hương Lâm đạt giải Nhì. Giải Nhất đã thuộc về Đội NTQC huyện ALưới. Nếu như 8 kì ngày hội trước đội Bóng chuyền chúng ta chỉ đứng thứ Nhì sau đội Nam Đông thì kì này đội bóng chuyền đã xứng đáng xuất sắc đứng ở vị trí “Quán quân”. Và đội Bắn nỏ của các vận động viên xã Nhâm cũng đã xuất sắc dành, danh hiệu Nhất toàn đội.
Ngày hội văn hoá, thể thao & du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX đã khép lại, Đoàn A Lưới đã để lại dấu ấn tốt đẹp không khí vui tươi sôi nổi và thân tình đoàn kết cùng các đoàn về tham gia tụ hội. Những dư âm, hình ảnh của ngày Hội sẽ ở lại cùng mảnh đất với danh hiệu cao quí “Anh hùng trong thời kì đổi mới” một mảnh đất tươi đẹp huyện Nam Đông. Hẹn gặp lại Kì X tại quê hương A Lưới, mảnh đất anh hùng ca.
Tập tin đính kèm:
Hồ Tư
Các tin khác
Xem tin theo ngày