Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.166.757
Truy câp hiện tại 11.507
Ổn định đời sống các dân tộc miền núi - con đường bền vững xây khối đại đoàn kết toàn dân
Ngày cập nhật 01/12/2010

 (TTH) -  TS. Nguyễn Thị Sửu, TUV, Trưởng ban Dân tộc tỉnh trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế.

 

Xin bà cho biết một số tình hình của đồng bào dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế?

Do điều kiện lịch sử, môi trường và đặc điểm tộc người nên xuất phát điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc miền núi (DTMN) thấp, lạc hậu so với mặt bằng của tỉnh, quốc gia và xu thế thời đại. Điều này đang là lực cản cho sự phát triển. Thấy rõ vấn đề, nhiều năm qua Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị các cấp đã tập trung tâm và lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế văn hóa ở đồng bào dân tộc thiểu số. Nét đổi mới thể hiện rõ qua các mặt sau đây:
 Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào các dân tộc thiểu số giảm nhanh. Tính giai đoạn 2005 – 2009, đã giảm từ trên 40% xuống còn 16,89%. Huyện A Lưới từ 48,47% còn 24,5%. Huyện Nam Đông từ 16,6% còn 14%. Các vùng còn lại bình quân giảm từ 5-7% trong mỗi năm. Cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ, khang trang, đến nay 100% xã có trường  tiểu học và trung học cơ sở được đầu tư xây dựng kiên cố, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trên 50% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm thôn, bản; 100% xã sử dụng điện lưới quốc gia, 87% sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch, 100% xã phủ điện thoại cố định và phủ sóng điện thoại di động, 100% xã phủ sóng truyền hình, trên 80% xã phủ sóng truyền thanh không dây.
 - Kinh tế và đời sống tại vùng DTMN đang diễn ra theo chiều hướng tích cực trên các mặt. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của từng dân tộc. Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi.
 - Văn hoá xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ, các công trình công, hệ thống trường học, trạm y tế không ngừng được đầu tư mở rộng, công tác đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số được quan tâm. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi được chú trọng, 100% hộ nghèo vùng dân tộc thiểusố được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 100% số xã có bác sĩ và nhân viên y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân. Công tác bảo tồn bản sắc văn hoá được giữ gìn và phát huy, các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm tiếp tục được khôi phục. Hầu hết các thôn bản đều có nhà sinh hoạt cộng đồng theo mô hình truyền thống. Công tác vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thường xuyên được chú trọng, đẩy mạnh.
 
Duy trì, ổn định, phát triển dân tộc miền núi để cùng cả tỉnh phấn đấu đưa tỉnh nhà trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, vấn đề cần phải làm của Ban Dân tộc tỉnh là gì thưa bà?
 
Xét toàn diện, theo tôi để phát triển miền núi nói chung và vùng đồng bào dân tộc ít người nói riêng cần có hai giải pháp như sau:
 Một là, phát huy nội lực. Sức mạnh bên trong, sức mạnh của người dân vùng DTMN có ý nghĩa quyết định sự ổn định của chính mình. Nội lực ấy cần được phát huy ở ba khía cạnh cơ bản: Thứ nhất, phát huy tư tưởng cố kết cộng đồng, không tự ti, xoá bỏ mọi mặc cảm và định kiến; nhận thức rõ nghèo đói, lạc hậu, tụt hậu là kẻ thù nguy hiểm không thể không loại bỏ trong cuộc sống thực tại; trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, phát huy hành động vươn mình, vượt lên hoàn cảnh nghèo đói, khó khăn để tìm tòi, nghiên cứu, tạo lập cuộc sống no ấm, đủ đầy bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Thứba, phát huy vai trò của lực lượng có uy tín và hiểu biết về sự đổi mới trong cộng đồng để tập hợp, động viên. Nhận thức đúng thì hành động trúng, khi nhận thức và hành động đã hòa làm một thì đích nào cũng sẽ đạt đến.
 Hai là, đẩy mạnh ngoại lực. Ngoại lực có vai trò vô cùng quan trọng để vực dậy nhận thức và hành động trong con người vùng DTMN trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
 Có ba khía cạnh ngoại lực cần đẩy mạnh: Thứ nhất, đẩy mạnh truyền thông đại chúng về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát KT-XH nói chung, phát triển dân tộc nói riêng, tiêu biểu là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", về công tác dân tộc, về công tác tôn giáo. Đồng thời, đẩy mạnh các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư","Ngày vì người nghèo", "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"... Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư các chương trình, chính sách, dự án để kiến thiết nông thôn miền núi từ hạ tầng cơ sở đến kiến trúc thượng tầng. Trước nay, một lượng đáng kể các chính sách đã được đầu tư, đó là các chương trình 32, 33, 102, 134, 135, 139, 160, 167, 975 của Chính phủ cùng một số chính sách của tỉnh, tổng mức đầu tư hàng năm khoảng 500 tỷ đồng. Năm tới, tuy một số chương trình kết thúc giai đoạn nhưng hy vọng sẽ có sự điều chỉnh, bổ sung mới để tiếp tục hợp lực thực hiện thành công chương trình Xây dựng nông thôn mới.
 Thứ ba, đẩy mạnh đánh giá sự trưởng thành và tiến bộ của đồng bào trong công cuộc đổi mới nhằm tạo ra động lực mới cũng như định hướng căn bản cho sự hoàn thiện nhận thức trong quá trình phát triển. Muốn vậy, phải chọn lựa không gian, thời gian đánh giá phù hợp, có sức lan tỏa không chỉ toàn vùng DTMN mà cả tỉnh và khu vực tương quan khác. Việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc những năm gần đây của MTTQ Việt Nam các cấp là một minh chứng thiết thực. Ngày hội khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, yêunước, tăng cường sự đồng thuận ở cộng đồng dân cư; là biểu hiện sinh động tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới. 

 

Theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày