Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.019.740
Truy câp hiện tại 28.499
Đẩy mạnh phát triển du lịch 06 tháng đầu năm 2024
Ngày cập nhật 24/06/2024
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phát triển du lịch

Qua thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết Huyện uỷ, HĐND, Quyết định của UBND huyện, đến nay du lịch A Lưới đã khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch toàn tỉnh, các vùng lân cận, với quy mô có 5 làng du lịch cộng đồng, 24 điểm du lịch, 33 cơ sở lưu trú (09 nhà nghỉ, 24 homestay), sức chứa tối đa trên 800 khách/thời điểm.

 

A Lưới là huyện miền núi, biên giới giới nằm phía tây của Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 70 km, trải dọc 100km đường Hồ Chí Minh, thông tuyến với nước bạn Lào qua 02 cửa khẩu (Hồng Vân, Cô Tài – A Đớt, Tà Vàng) tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương hàng hoá và phát triển du lịch. Hiện dân số trên 53.000 người, gồm 17 xã, thị trấn, với 05 dân tộc chính Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy và dân tộc Kinh cùng sinh sống, nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc vẫn còn được lưu giữ. A Lưới còn là mảnh đất anh hùng trong thời kỳ chiến tranh, hiện có 12 di tích đã được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh; không khí trong lành, có nhiều thác suối đẹp; con người thân thiện hiếu khách. Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương rất quan tâm, người dân ngày càng hưởng ứng tích cực trong phát triển du lịch. Với tiềm năng lợi thế, A Lưới đã và đang khai thác phát triển tốt du lịch sinh thái gắn với du lịch lịch sử cách mạng và du lịch văn hoá cộng đồng, đồng thời mở rộng thêm loại hình du lịch trải nghiệm.

Qua thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết Huyện uỷ, HĐND, Quyết định của UBND huyện, đến nay du lịch A Lưới đã khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch toàn tỉnh, các vùng lân cận, với quy mô có 5 làng du lịch cộng đồng, 24 điểm du lịch, 33 cơ sở lưu trú (09 nhà nghỉ, 24 homestay), sức chứa tối đa trên 800 khách/thời điểm.

Trong 6 tháng đầu năm tổng lượt khách ước đạt 58.000 lượt khách. Trong đó, khách nội địa ước đạt 54.950, khách quốc tế ước trên 3.050 lượt. Khách lưu trú, ước đạt 6.700 lượt. Thời gian lưu trú trung bình 1,5 ngày. Ước doanh thu 23,2 tỷ đồng. Du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng đảm bảo an toàn, an ninh trật tự ổn định, dịch vụ khá tốt. Đến nay, công tác phát triển du lịch đã được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực:

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phát triển du lịch huyện A Lưới

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện

UBND huyện A Lưới đã ban hành Kế hoạch số 21/KH – UBND, ngày 15 tháng 01 năm 2024 của UBND huyện A Lưới về Phát triển Du lịch huyện A Lưới năm 2024. Kế hoạch số 144/KH-UBND, ngày 10 tháng 05 năm 2024 về việc tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch huyện A Lưới trong khuôn khổ “Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, năm 2024 và các văn bản liên quan khác.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đang Nâng cấp, mở rộng tuyến đường vào khu du lịch cộng đồng A Nôr, thôn Đút xã Hồng Kim, với tổng kinh phí 5 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện làm chủ đầu tư.

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 đầu tư đường từ đường HCM vào homestay A Roàng 2, với chiều dài 50m. Dự án VFBC đầu tư hỗ trợ hệ thống điện thắp sáng tại 03 homestay điểm du lịch cộng đồng A Roàng. Ngoài ra, có thêm 03 homestay người dân tự xây dựng.

Khôi phục, phát triển các loại hình văn hoá phi vật thể; đầu tư tôn tạo, phát triển các điểm tham quan du lịch

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Dự án 6) và Thực hiện Đề án Bảo tồn giữ gìn phát huy giá trị văn hoá các dân tộc đã tổ chức 04 lễ hội, 04 đợt chương trình nghệ thuật dân gian và âm nhạc đương đại. Các điểm du lịch, các homestay thường xuyên tái hiện các hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian.

Phát triển, phát huy các loại hình du lịch, khai thác các tour tuyến du lịch

Huyện A Lưới đã và đang khai thác, phát huy khá tốt 03 loại hình du lịch gồm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử cách mạng, du lịch văn hoá dân tộc. Khai thác phát triển mới tour sinh tồn trong rừng nguyên sinh, check in rừng nguyên sinh tại A Roàng; Giới thiệu kết nối trải nghiệm vườn sâm bố chính.

Loại hình du lịch lịch sử cách mạng: Hiện nay, huyện có 72 điểm di tích lịch sử cách mạng, trong đó có 12 điểm đã được các cấp công nhận như di tích A Bia, A So cơ bản phát huy được hiệu quả, thu hút lượng khách du lịch đến tham quan trải nghiệm.

Loại hình du lịch văn hoá dân tộc: Khôi phục, phát huy các lễ hội đặc sắc, xây dựng tour trải nghiệm chương trình một ngày làm người Pa Cô, chương trình trải nghiệm văn hoá người Tà Ôi, chợ phiên vùng cao, trải nghiệm tượng điêu khắc, nghề Gốm, trò chơi dân gian...  đã tạo được sự thu hút của khách du lịch.

Loại hình du lịch sinh thái: Với lợi thế sông, suối, thác, rừng nguyên sinh khá dày đặc, đây được xem là loại hình chính thức đẩy các loại hình du lịch khác cùng phát triển. A Nôr trở thành điểm vệ tinh kết nối các điểm khác. Ngoài ra các điểm A Lin, Pâr Le, Cân Te, Rừng nguyên sinh cũng là điểm nổi bật thu hút khách du lịch.

 

Công tác liên kết, hợp tác và quảng bá xúc tiến du lịch

Thực hiện thành công Hội nghị Xúc tiến du lịch huyện trong khuôn khổ Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các DTMN tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, với sự chủ trì của UBND huyện, Sở Du lịch; tham dự của các đồng chí lãnh đạo Sở, trực thuộc Sở Du lịch; Tổ chức Helvetas Việt Nam, Hội lữ hành và 13 công ty lữ hành từ Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Sau Hội nghị nhiều công ty đẩy mạnh tour đến A Lưới không chỉ riêng tour thứ 7, chủ nhật mà các ngày trong tuần.

Phối hợp với các đài, báo Trung ương xây dựng các clip, phóng sự, tin bài với hơn 50 tin, bài, phóng sự. Thiết kế, in 300 tờ rơi, tờ gấp giới thiệu quảng bá về du lịch - văn hóa A Lưới. Duy trì fanpage Du lịch A Lưới thu hút lượt tương tác đạt trên 14 nghìn người theo dõi. Các điểm du lịch đều tạo fanpage riêng. Thường xuyên quảng bá trực quan du lịch và tạo điểm đến (check in).

Thực hiện việc quảng bá, xúc tiến du lịch tại chợ phiên vùng cao. Giới thiệu, kết nối sản phẩm dịch vụ du lịch với các công ty du lịch, lữ hành như: Công ty Restour, Công ty Viettravel... Một số đơn vị lữ hành đã đưa thành tuor cho khách lựa chọn, trải nghiệm và dần dần hình thành tuyến du lịch qua đường trường sơn đường Hồ Chí Minh (Quảng Nam - Huế - Quảng Trị).

Tổ chức Helvetas (Dự án VFBC) tổ chức 01 chuyến tập huấn kết hợp quảng bá du lịch tại Hội An, Đà Nẵng; Khảo sát thiết kế tour A Roàng với các vùng lân cận; Xây dựng clip quảng bá du lịch A Roàng trên các nền tảng mạng xã hội thu hút khách du lịch đến A Roàng thường xuyên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện trải nghiệm chương trình về nguồn cho học sinh.

Đào tạo, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực

Phối hợp với Sở Du lịch tập huấn 01 lớp/65 học viên về kỹ năng tiếng Anh giao tiếp. Cử 04 thành viên tham gia học tập mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Định, do Sở Du lịch tổ chức. Tổ chức Helvetas Việt Nam (Dự án VFBC) tập huấn kỹ năng pha chế, trang trí homestay; tập huấn, họp thống nhất mô hình hoạt động du lịch cộng đồng A Roàng.

 Một số điểm du lịch tự mở lớp dạy Tiếng Anh cho con em tại điểm …. Nhờ quan tâm đào tạo nguồn nhân lực nên kỹ năng, chuyên môn của đội ngũ cán bộ, người trực tiếp được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

Việc xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Chỉ đạo khai thác hiệu quả du lịch sinh thái gắn liền với trải nghiệm du lịch văn hoá cộng đồng, khám phá du lịch, lịch sử cách mạng. Công khai minh bạch các chủ trương, chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu đến các xã, thị trấn và mọi tầng lớp nhân dân được thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch, kêu gọi xúc tiến du lịch, khảo sát đầu tư.

Từ cuối năm 2021 đến nay đã kêu gọi được dự án phi chính phủ hỗ trợ bà con cộng đồng phát triển du lịch,Tổ chức Helvetas Việt Nam - đơn vị thực hiện Tiểu hợp phần 6 “thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thân thiện với bảo tồn cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng” trong khuôn khổ thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” do cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ hỗ trợ tại xã A Roàng, xã Hồng Kim, chủ yếu trang bị kỹ năng, hỗ trợ điện thắp sáng, cải tạo cảnh quan.

Tình hình hoạt động của các điểm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

Hiện nay, toàn huyện có 05 điểm du lịch cộng đồng đang hoạt động (du lịch STCĐ A Nôr, du lịch STCĐ A Lin, Hồng Hạ, A Roàng 2 xã A Roàng, A Hưa xã Quảng Nhâm), trong đó có 04 làng hoạt động khá tốt, 01 làng (A Hưa) hoạt động cầm chừng do homestay đã xuống cấp.

Ra mắt điểm du lịch sinh thái Cân Te 1 xã Hương Phong. Có 02 điểm du lịch cộng đồng đang xây dựng (Paris Kavin xã Lâm Đớt; DLCĐ Tà Rê, TDP 1 thị trấn A Lưới).

Trong 6 tháng có 02 homestay mới vào hoạt động và 01 homestay cộng đồng mở rộng lưu trú, nâng tổng số 33 cơ sở lưu trú (09 nhà nghỉ, 24 homestay), với sức chứa tối đa trên 800 khách/thời điểm (tuy nhiên hiện nay có 04 nhà nghỉ cơ sở đã xuống cấp và 01 homestay tạm ngưng hoạt động). Thời gian cao điểm mùa du lịch vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho du khách.

Một số hạn chế:

Các sản phẩm du lịch chưa thật sự đa dạng, phong phú; chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao. Việc kết nối tour, tuyến du lịch chưa đạt được hiệu quả cao; chưa thu hút được doanh nghiệp lớn để đầu tư phát triển du lịch. Công tác quy hoạch tại các điểm du lịch chưa triển khai thực hiện; một số di tích lịch sử cách mạng xuống cấp, chưa được đầu tư, tu bổ; chưa phát huy được tiềm năng của các điểm di tích lịch sử.

Nhiều cơ sở lưu trú, điểm du lịch chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất; một số hộ đang hoàn thiện các thủ tục về An ninh trật tự, PCCC, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiệm vụ phát triển du lịch trong thời gian tới

Nhờ lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện nhìn chung ngành du lịch huyện đã có sự chuyển biến rõ rệt, doanh thu và lượng khách du lịch tăng. Công tác xã hội hóa phát triển ngành du lịch được quan tâm chỉ đạo thực hiện; cơ sở vật chất du lịch từng bước được đầu tư; công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư được tăng cường; nhận thức ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện về tầm quan trọng của bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch được nâng lên; công tác phát triển nguồn nhân lực được quan tâm; khai thác, phát huy tốt các loại hình du lịch, hình thành thêm du lịch sinh tồn trong rừng nguyên sinh, tạo thu nhập đáng kể cho người dân.

Để thực hiện tốt công tác phát triển du lịch trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng -  chủ tịch UBND huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Khuyến khích tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có vốn vào đầu tư xây dựng và phát triển các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng. Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành lập công ty du lịch làm đầu mối để liên kết các tour, tuyến du lịch.

Đẩy mạnh việc bảo tồn, khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử, du lịch sinh thái; phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút khách du lịch. Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của huyện qua các kênh thông tin đại chúng: Báo, đài, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, các ấn phẩm quảng bá, xây dựng các phóng sự trải nghiệm văn hóa, du lịch cộng đồng đăng tải trên website, trên trang fanpage, cổng thông tin điện tử và các trang mạng xã hội.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND huyện cũng đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động của Làng Văn hóa – du lịch các dân tộc huyện A Lưới

 

Thiên Hà
Các tin khác
Xem tin theo ngày