2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn huyện A Lưới
Ngày cập nhật 22/03/2021

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc đang có chiều hướng gia tăng về quy mô, mức độ, nhất là các thành phố lớn; triển khai Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 08/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để tăng cường công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; Chủ tịch UBND huyện A Lưới yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vận động, hướng dẫn người dân không đốt rơm rạ trên đồng ruộng nhằm bảo vệ môi trường. Tổ chức cho nông dân ký cam kết không đốt rơm rạ, không xả rơm rạ bừa bãi xuống kênh tưới, tiêu thủy lợi; không phơi thóc, rơm rạ, tuốt lúa, đốt rơm rạ trên đường giao thông. Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp đốt rơm rạ, chất thải không đúng quy định, gây ảnh hưởng cảnh quan và ô nhiễm môi trường.

- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức khi phát hiện tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tăng cường công tác trồng cây xanh, vận động, huy động từ các nguồn xã hội hóa (bằng nhiều hình thức: tiền, cây xanh, ngày công,...) để trồng cây xanh dọc các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý; khuyến khích trồng cây xanh tại các tuyến đường theo quy hoạch nhằm tạo cảnh quan, thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát và hạn chế việc lấn chiếm mặt bằng.

- Xây dựng kế hoạch chuyên đề thực hiện công tác kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc chấp hành các quy định về môi trường, tiến độ, mật độ trồng cây xanh tại các công trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép xây dựng. Trong đó cần lưu ý đến các công trình, dự án do nhà đầu tư thực hiện trên địa bàn quản lý; định kỳ hàng quý, báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện.

- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện trong việc để nông dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong đó trọng tâm tuyên truyền liên quan đến việc bảo vệ môi trường không khí đã được nêu tại Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Bảo vệ môi trường 2014.

- Xây dựng kế hoạch quan trắc hiện trạng môi trường không khí định kỳ trình UBND huyện phê duyệt.

- Phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí. Trường hợp có diễn biến xấu về môi trường không khí cần kịp thời cảnh báo cho cộng đồng, người dân được biết để có biện pháp ứng phó phù hợp.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thường xuyên kiểm tra các nguồn phát sinh khí thải trên địa bàn; hướng dẫn các chủ nguồn thải thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động theo đúng pháp luật về bảo vệ môi trường; kịp thời răn đe, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo quy định. Công khai thông tin về các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đôn đốc, kiểm tra các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình…).

- Đôn đốc, kiểm tra các chủ mỏ khai thác, vận chuyển khoáng sản (đặc biệt là mỏ đất san lấp, mỏ đá) thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát tán bụi trong quá trình khai thác, vận chuyển nguyên liệu ra vào khu vực mỏ (bố trí khu vực rửa xe, tưới nước tuyến đường ra vào mỏ…).

3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nông dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn quy trình thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng theo Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học ngay trên đồng ruộng nhằm hạn chế đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường.

4. Phòng Kinh tế và Hạ tầng

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi (che chắn công trình, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình,...)

- Xây dựng kế hoạch chuyên đề thực hiện công tác kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc chấp hành các quy định về tiến độ, mật độ trồng cây xanh tại các công trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép xây dựng; định kỳ hàng quý, báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện.

5. Công an huyện, Ban An toàn giao thông huyện

Chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn kiểm tra, xử lý các trường hợp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, phơi thóc, rơm rạ, đốt rơm rạ trên đường giao thông gây cản trở và làm mất an toàn giao thông theo thẩm quyền; đôn đốc và phối hợp với các địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng.

6. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về tác hại đốt rơm rạ trên đồng ruộng và hành vi vi phạm về môi trường do đốt rơm rạ để nông dân biết và tự giác chấp hành.

7. Ban Quản lý Công trình công cộng và Dịch vụ công ích

Thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị xã hội

Phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp cùng các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân, cơ sở sản xuất – kinh doanh, nông dân chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc bảo vệ môi trường không khí.

9. Chủ đầu tư xây dựng các công trình

Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng các công trình; triển khai các phương án giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng (che chắn công trình, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình,…).

Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này.

Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì theo dõi việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương; định kỳ 06 tháng tổ chức sơ kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
Sáng ngày 9/4, tại Trường THCS Lê Lợi, UBND huyện A Lưới  phối hợp với Thư viện tổng hợp tỉnh TT Huế tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024. Tham dự có ông Nguyễn Thiên Bình - Phó...
 
Những năm gần đây, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện A Lưới có chiều hướng gia tăng; một số vụ có tính chất phức tạp, gây hậu quả rất nghiêm trọng; xâm nhập vào các trường học, các ...