2018_DetDeng_Tìm kiếm thông tin
Giới thiệu
Trong khuôn khổ các hoạt động cấp Cụm được Hội đồng Đội huyện A Lưới phát động trong tháng 5, trong ngày 19/5, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban Chỉ huy Liên đội năm học 2017...
 
Sáng ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Vừa A Dính, Cụm thi đua số 2 của Hội đồng Đội huyện A Lưới chủ trì tổ chức Chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi A Lưới và tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, an toàn...
Tình yêu với nghề thổ cẩm Dèng truyền thống
Ngày cập nhật 05/07/2019

Dệt Dèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân tộc Tà Ôi, huyện miền núi A Lưới. Những sản phẩm từ tấm Dèng là lễ vật hoặc trang phục không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng hoặc các lễ hội quan trọng của đồng bào vùng cao A Lưới. Trải qua hàng trăm năm, nghề dệt Dèng được người dân địa phương gìn giữ và lưu truyền. Để tạo nên một tấm Dèng đẹp, ngoài sự chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm sợi vải, hạt cườm và lục lạc, từ những bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tà Ôi, sự nhẹ nhàng uyển chuyển trên khung dệt và sự khéo léo, tỉ mỉ trong việc đính cườm đã tạo nên những hệ hoa văn độc đáo.

Chính những giá trị độc đáo, riêng biệt nghề dệt Dèng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Vừa qua, Dèng A Lưới cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KHCN chứng nhận nhãn hiệu tập thể, chủ chứng nhận là Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới theo Quyết định số 18702/QĐ-SHTT ngày 12/3/2019.

Hiện A Lưới có 5 hợp tác xã dệt Dèng thổ cẩm truyền thống (Thị trấn A Lưới, xã Nhâm, A Co, A Roàng, A Đớt) và làng nghề dệt Dèng A Hưa (xã Nhâm). Ngoài ra, các cơ sở dệt Dèng thổ cẩm cũng đã liên kết mở các cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm Dèng đối với du khách.

Nghề dệt Dèng ngày càng được bảo tồn, khôi phục và ngày càng phát triển. Sản phẩm Dèng được các vùng lân cận biết tới và khách du lịch cũng đã biết đến, tìm mua thông qua Hợp tác xã dệt Dèng, các cửa hàng, cơ sở phân phối sản xuất Dèng. Vì vậy, để sản phẩm Dèng gần hơn với thị hiếu của khách hàng, đã có thêm rất nhiều mẫu mã mới như (túi xách, cặp xách, va li, túi du lịch, ví làm bằng chất liệu giả da), vải dèng (khăn trải bàn, khăn trải giường, khăn phủ gối, rèm, áo chăn, áo gối, áo nệm), các sản phẩm của Dèng (quần áo, cà vạt, khố, thắt lưng, khăn), mũ, giày thổ cẩm, tranh, đồng hồ… và các hoa văn, họa tiết, màu sắc có sự biến đổi thêm để tạo ra một sản phẩm đẹp. Các sản phẩm Dèng phục vụ nhu cầu hàng ngày và các mặt hàng sản phẩm lưu niệm ngày càng đa dạng và phong phú. Các sản phẩm độc đáo này đã được người dân, du khách đón nhận và các sản phẩm lưu niệm từ chất liệu Dèng ngày được quảng bá, giới thiệu rộng rãi.

Để tạo ra nhiều sản phẩm Dèng đẹp mắt, độc đáo ngoài bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các thợ dệt vải, nhiều phụ nữ đã sáng tạo, thiết kế ra nhiều sản phẩm đẹp mắt, phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Nhờ tình yêu thổ cẩm truyền thống, nhiều phụ nữ đã cùng nhau liên kết, phối hợp cùng sản xuất và phân phối các sản phẩm Dèng độc đáo. Sản phẩm Dèng ngày càng được du khách thập phương thích thú và giới thiệu rộng rãi.

Nhãn hiệu tập thể sản phẩm vải Dèng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được công nhận, đã góp phần thiết lập và áp dụng mô hình quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể Vải Dèng A Lưới nhằm bảo đảm việc quản lý nhãn hiệu, kiểm soát chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Đồng thời góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản phẩm Vải Dèng A Lưới đối với người dân địa phương và đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thi Thi
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin tức - Sự kiện
Thực hiện Chương trình Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống, ý nghĩa lịch sử của 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), khơi dậy niềm tự hào dân...
 
Thực hiện Chương trình Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, nhằm trang bị những kỹ năng sống cơ bản vã kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ chỉ huy đội trên địa bàn huyện A Lưới. Sáng ngày...