Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại trên một số cây trồng chính trong vụ hè thu năm 2020
Ngày cập nhật 06/07/2020

1. Trên cây lúa

          1.1 Đối với bệnh đạo ôn

          Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, những ngày có nắng mưa xen kẽ hoặc ngày nắng đêm lạnh, sáng có sương mù là điều kiện thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng chú ý tại các xã: A Roàng, Lâm Đớt, Đông Sơn, Hồng Thượng. Bệnh gây hại nặng trên các chân ruộng thâm canh cao, bón thừa đạm, cần phun trừ ổ bệnh kỹ. Phun phòng bệnh đạo ôn lá trên các giống nhiễm như X21, Xi23, JO2, nếp, các giống chất lượng cao… và phun phòng đạo ôn cổ bông trên tất cả các giống lúa trước khi lúa trổ chạy vè thưa (lúa trổ 3-5%) và phun lại lần 2 khi trổ xong (sau phun lần 1: 7 ngày) bằng các loại thuốc đặc hiệu như Beam 75WP, Fujone; Flash 75WP, Kassai 21,1WP... Chú ý phun ướt đẫm lá lúa và bông lúa, phun luân phiên tránh khả năng kháng thuốc.

1.2 Đối với rầy các loại

          Cần điều tra, theo dõi diễn biến rầy trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý, phòng trừ ngay từ diện hẹp. Giai đoạn lúa còn non (đẻ nhánh) và rầy giai đoạn tuổi 1-2 phun các loại thuốc ức chế sinh trưởng: Applaud 10WP. Đối với rầy từ tuổi 3 đến trưởng thành chỉ đạo phun trừ bằng các loại thuốc tiếp xúc, vị độc, lưu dẫn: Bassa 50EC, Chess 50WG, Vicondor 50EC…Đối với chân ruộng có mật độ rầy cao, nhiều tuổi, gối lứa, chỉ đạo phun kép hoặc rải thuốc xông hơi dưới gốc lúa và phía trên phun thuốc để tăng hiệu lực diệt trừ.

1.3 Đối với sâu cuốn lá, sâu đục thân: Dự tính dự báo chính xác khả năng phát sinh, mức độ gây hại của các lứa sâu, diện phân bố. Tùy theo điều kiện cụ thể để chỉ đạo phòng trừ theo nguyên tắc 4 đúng. Khuyến cáo nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi mật độ sâu còn thấp, đặc biệt giai đoạn từ 0-40 ngày sau sạ để giảm chi phí sản xuất và hạn chế mật độ sâu gây bộc phát vào thời điểm cuối vụ.

 - Đối với sâu cuốn lá: Chỉ đạo phun trừ khi mật độ sâu non (tuổi 1-2) cao > 50 con/m2 ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và mật độ sâu non > 20 con/m2 giai đoạn đòng trổ.

- Đối với sâu đục thân: Chỉ đạo phun trừ khi mật độ ổ trứng 0,5 ổ/m2 ở giai đoạn lúa đẻ nhánh; mật độ ổ trứng 0,3 ổ/m2 giai đoạn đòng trổ, sâu non mới nở tuổi 1-2.

1.4 Đối với bệnh khô vằn

 Các chân ruộng thấp trũng, tù đọng nước, hàng năm bị chua phèn, nhiễm mặn cần khuyến cáo nông dân bón vôi (20-25 kg/500m2) trước khi cày vỡ để cải tạo đất, nâng cao độ phì, thau chua trước khi gieo cấy, giúp cho cây lúa phát triển khoẻ hạn chế bệnh phát sinh gây hại.

          Chú ý không để ruộng khô nước, các chân ruộng chua phèn phải bón vôi cải tạo trước khi gieo cấy. Phun trừ khi bệnh mới chớm xuất hiện, phun đậm nơi ổ bệnh tránh lây lan.

          1.5 Đối với bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt

          Chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt khi lúa trổ vè thưa (trổ 3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 7 ngày). Chú ý: Phun đủ lượng nước, để nước thuốc ướt đẫm, trải đều trên thân và bông lúa. Khi phun phòng bệnh lem lép gặp mưa tiến hành phun lại để ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhiễm gây bệnh.

          2. Trên cây ngô

          Làm sạch cỏ dại xung quanh vườn để hạn chế nơi trú ẩn của sâu

          Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 3-6 lá để phát hiện ổ trứng ngắt tiêu hủy.

          Sử dụng các hoạt chất thuốc BVTV được phép sử dụng để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-3 (giai đoạn ngô 3-6 lá) bằng các loại thuốc như Motox 5EC hoặc Baxitox phun vào sáng sớm hoặc chiều mát

          3. Trên cây sắn

          Đối với những diện tích đang nhiễm bệnh khảm lá sắn huy động lực lượng nhổ bỏ cây bệnh, trước khi tiêu hủy 2-3 ngày nên phun trừ bọ phấn trắng bằng thuốc Chess 50WG, tránh lây lan trên diện rộng.

Tiêu hủy theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT (chôn lấp hoặc gom đống lại để đốt tiêu hủy, đảm bảo an toàn cháy nổ). Áp dụng với các ruộng có tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt; Tiêu hủy toàn bộ ruộng với các ruộng có tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt. Các ruộng có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy.

Đối với những diện tích còn lại chưa trồng tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng nguồn giống sạch bệnh, tuyệt đối không sử dụng nguồn giống tại địa phương đã bị nhiễm bệnh đem trồng lại, có thể chuyển đổi sang cây trồng khác như mè, đậu đỗ hoặc cây keo để tránh lây lan.

Dọn sạch tàn dư hom sắn và cây cỏ dại mang bệnh trên vườn.

Không vận chuyển, trao đổi hom giống và các bộ phận khác của cây sắn bị bệnh từ những vùng nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm bệnh để trồng mới và lưu thông đến các vùng khác, địa phương khác.

4. Trên cây chuối

Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa lá già và lá bị bệnh đem đốt, thoát nước tốt cho vườn chuối trong mùa mưa. Phun các thuốc gốc đồng hay Benomyl, Macozeb,Tilt, Anvil… phun từ 2 – 4 lần trong mùa mưa.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.023.291
Truy câp hiện tại 67.575