Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kế hoạch triển khai chiến dịch và đợt tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2018
Ngày cập nhật 28/03/2018

Thực hiện kế hoạch 346/KH-SYT ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Sở Y tế  tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “Triển khai chiến dịch và đợt tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (Chiến dịch) đến vùng có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, vùng khó khăn và Đề án 52 năm 2018”. UBND huyện A Lưới xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU:

Chiến dịch và đợt tăng cường năm 2018 được triển khai tại 21 xã, Thị trấn nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về Dân số - KHHGĐ. Huy động các cấp, các ngành, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền vận động và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS/KHHGĐ và thực hiện chỉ tiêu công tác Dân số-KHHGĐ năm 2018 cụ thể:

1. Triển khai thực hiện chiến dịch tại 20 xã, 01 thị trấn trên toàn huyện.

2. Đảm bảo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 về sử dụng các biện pháp thai lâm sàng trong thời gian chiến dịch tại các xã là: 50% về triệt sản, 60% về đặt dụng cụ tử cung, 60% về thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai (có bản phân bổ chỉ tiêu chi tiết kèm theo).

3. Cung cấp thông tin về SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ dân số cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, vị thành niên và thanh niên đồng thời tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng dân số phù hợp với địa phương.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Tại cấp huyện:

- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện xây dựng kế hoạch tham mưu UBND huyện phê duyệt theo quy định.

-  Ban chỉ đạo (BCĐ) chiến dịch cấp huyện, thành viên của BCĐ công tác DS-KHHGĐ có nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động của chiến dịch trên địa bàn huyện.

- Căn cứ hướng dẫn của tỉnh, Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện chiến dịch tại huyện và hướng dẫn cấp xã lập kế hoạch, tổ chức triển khai chiến dịch tại cấp xã, cấp phát tờ rơi, tờ bướm, khẩu hiệu tuyên truyền….

1.1. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát:

Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát trước, trong và sau chiến dịch tại 100% số xã, thị trấn triển khai chiến dịch. Nội dung giám sát tập trung vào công tác chuẩn bị, đặc biệt là chuẩn bị điều kiện để triển khai dịch vụ tại Trạm y tế, tổ chức tuyên truyền, vận động đối tượng, tiến độ triển khai các hoạt động, chất lượng dịch vụ và kết quả dịch vụ đến thời điểm kiểm tra giám sát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để hỗ trợ, có hướng xử lý kịp thời.

Đề nghị các ban, ngành, đoàn thể và các thành viên Ban chỉ đạo chiến dịch tham gia chỉ đạo, giám sát chiến dịch, cụ thể như sau:

         

Stt

Tên đơn vị

Địa bàn phụ trách

1

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Xã Hồng Thượng

2

Chi cục Thống kê

Xã Hương Phong, Phú Vinh

3

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

Xã A Đớt

4

Phòng Y tế

Xã Hương Lâm

5

Phòng Dân tộc

Xã Nhâm

6

Phòng Văn hóa và thông Tin

Xã Hồng Trung

7

Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện

Xã A Roàng

8

Phòng Tài chính - Kế hoạch

Xã Hồng Kim

9

Phòng Tư pháp

Xã Hồng Quảng

10

Đề nghị Ban Tuyên giáo Huyện ủy

Xã Đông Sơn

11

Đề nghị UBMTTQVN huyện

Xã Bắc Sơn

12

Hội Cựu Chiên Binh huyện

Xã Hồng Thái

13

Đề nghị Hội nông dân huyện

Xã Hồng Bắc, Hồng Vân

14

Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

 Xã A Ngo, Hồng Thủy

15

Đề nghị Liên đoàn Lao động huyện

Thị Trấn A Lưới vã xã Sơn Thủy

16

Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện

Xã Hồng Hạ, Hương Nguyên

1.2.  Thực hiện chế độ báo cáo:

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện hướng dẫn các trạm y tế (Chuyên trách) xây dựng báo cáo và làm đầu mối thu thập thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai chiến dịch theo tiến độ của xã, thực hiện thống nhất thống kê báo cáo theo nguyên tắc: Kết quả thực hiện dịch vụ trong chiến dịch và đợt tăng cường chỉ báo  số người thực hiện trong những ngày tổ chức chiến dịch, đợt tăng cường tại xã; danh sách người thực hiện KHHGĐ phải được thống nhất, lưu tại Trạm y tế để quản lý, theo dõi. Thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp xây dựng báo cáo tiến độ hàng ngày trong thời gian triển khai và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Tỉnh, Trung ương và khi kết thúc mỗi đợt chiến dịch báo cáo kết quả thực hiện theo mẫu quy định cho UBND huyện (thông qua Trung tâm DS/KHHGĐ huyện).Trung tâm DS/KHHGĐ huyện báo cáo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và UBND huyện đúng tiến độ.    

2. Tại cấp xã:

- Ban chỉ đạo chiến dịch xã (là các thành viên liên quan trong Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ) tổ chức thực hiện các hoạt động của chiến dịch tại địa bàn xã.

- Căn cứ kế hoạch chiến dịch của huyện, Trạm y tế  các xã, Thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện chiến dịch và đợt tăng cường báo cáo UBND xã, Thị trấn và Trung tâm DS-KHHGĐ, Trung tâm Y tế huyện  gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ chuyên trách và cộng tác viên lập danh sách đối tượng đăng ký thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và tổng hợp danh sách toàn xã.

+ Tham mưu cho lãnh đạo phân bổ chỉ tiêu cụ thể tới thôn, tổ dân phố và phân công trách nhiệm cho lãnh đạo các ban, ngành, chỉ đạo tực tiếp theo địa bàn.

+ Chuẩn bị địa điểm tổ chức tư vấn, khám và thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại trạm.

+ Xây dựng kế hoạch cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và phối hợp đội lưu động của huyện đáp ứng dịch vụ cho nhân dân khi có nhu cầu.

+ Xây dựng kế hoạch thời gian, tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trước, trong và sau chiến dịch đợt tăng cường.

+ Xây dựng kế hoạch trong công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cụ thể về thời gian tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trước, trong và sau Chiến dịch tại các thôn, tổ dân phố.

2.1. Tuyên truyền vận động tại xã:

 Trưởng Ban chỉ đạo chiến dịch cấp xã phối hợp chỉ đạo và phân công các ban ngành, thành viên thực hiện:

- Tuyên truyền, vận động trên các phương tiện truyền thông hiện có của xã, thị trấn về chiến dịch.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể của xã, Thị trấn thông qua việc lồng ghép tuyên truyền, vận động cho chiến dịch và các hoạt động khác của các ban, ngành, đoàn thể.

- Huy động cộng tác viên Dân số và các đoàn thể tại thôn, xã tổ chức truyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình, các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ. Đặc biệt chú ý đến các cặp vợ chồng sinh con một bề và có 02 con trở lên.

- Tuyên truyền thông qua: Mít tinh, cổ động, khẩu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi…Đặt biệt sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thanh xã trong tuyên truyền, vận động và cung cấp các bản tin về DS-KHHGĐ, tiến độ chiến dịch, chú ý phát nhiều lần trước, trong và sau Chiến dịch.

- Các loại tài liệu tờ rơi, tờ bướm, thông điệp .... sẽ được cung cấp đồng loạt cho đối tượng trước và trong thời gian thực hiện chiến dịch.

 2.2. Thống kê, báo cáo, sơ kết và tổng kết Chiến dịch:

 Trạm y tế xã thực hiện:

- Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên tổng hợp danh sách đối tượng đã thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong chiến dịch để quản lý, theo dõi.

- Tổng hợp số liệu báo cáo lên cấp huyện theo quy định đồng thời báo cáo nhanh kết quả thực hiện dịch vụ KHHGĐ ngay sau khi kết thúc chiến dịch tại xã.

- Tổ chức sơ, tổng kết chiến dịch của xã, thị trấn theo quy định.

3. Kinh phí thực hiện:

- Kinh phí tổ chức thực hiện được hỗ trợ từ nguồn ngân sách chương trình mục tiêu Y tế - Dân số và ngân sách tỉnh, việc quản lý và sử dụng kinh phí được thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành (có bản phân bổ kinh phí chi tiết kèm theo)

- Huy động ngân sách địa phương: Trạm y tế cần lập kế hoạch đề nghị UBND các xã, thị trấn hỗ trợ thêm kinh phí từ nguồn chi thường xuyên (nguồn hổ trợ sự nghiệp y tế các xã, thị trấn đã phân bổ trong năm), bảo đảm nguồn lực triển khai Chiến dịch đạt kết quả cao nhằm thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của địa phương.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

1 Trung tâm DS-KHHGĐ huyện:

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trước, trong, sau chiến dịch tại cơ sở.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể của huyện nhất là Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh Niên thông qua việc lồng ghép tuyên truyền, tư vấn, vận động vào các buổi nói chuyện chuyên đề, tư vấn cộng đồng…

2. Phòng Văn Hóa và Thông tin:

- Trang trí băng rôn tuyên truyền tại các điểm đông dân cư khu vực Thị trấn và gần trung tâm Huyện.

- Chỉ đạo Ban Văn hóa và Thông tin, Trạm tuyền thanh các xã, Thị trấn, tổ chức các đợt hoạt động tuyên truyền nội dung của chiến dịch đến các thôn, tổ dân phố qua hệ thống đài truyền thanh và băng rôn tuyên tuyền.

3. Đài truyền thanh – Truyền hình huyện:

- Xây dựng phóng sự chuyên đề về chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao.

4. Trung tâm y tế huyện:

- Chỉ đạo Đội dịch vụ KHHGĐ lưu động thực hiện tư vấn, cung cấp các dịch vụ, khám và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và các dịch vụ chăm sóc khác cho nhóm đối tượng đặc thù tại các xã, thị trấn trong thời gian triển khai chiến dịch đồng thời đảm bảo đúng thời gian.

- Xây dựng lịch thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại các xã, Thị trấn.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc thiết yếu, nhân lực phục vụ chiến dịch, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các Trạm y tế xây dựng phương án đảm bảo đầy đủ các điều kiện để đáp ứng kịp thời cho kế hoạch trong thời gian triển khai chiến dịch (ưu tiên chuẩn bị phòng khám thực hiện dịch vụ) .

5. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân huyện:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể tăng cường chỉ đạo Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ, Ban chấp hành Hội Nông dân của 21 xã, thị trấn huy động các Chi hội phụ nữ, nông dân tham gia và thực hiện các dịch vụ KHHGĐ tại cơ sở đồng thời thông qua việc lồng ghép vào các hoạt động của đơn vị, tuyên truyền các nội dung của chiến dịch.

- Các đơn vị triển khai tư vấn cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết báo cáo UBND huyện (qua trung tâm DS/KHHGĐ) trước khi triển khai thực hiện dịch vụ tại xã ít nhất 05 ngày (các buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề cần thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Giao trung tâm DS/KHHGĐ huyện chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động của chiến dịch.

1. Đối tượng chủ yếu của chiến dịch: Là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt chú trọng các cặp vợ chồng đã có đủ 02 con chưa áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, nam giới, các cặp vợ chồng có tiền sử sinh đông con.

- Đối tượng ưu tiên cấp miễn phí phương tiện tránh thai theo danh mục do Bộ y tế ban hành, là người có đăng ký sử dụng BPTT và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo.

+ Đối tượng  bảo trợ xã hội.

+ Người dân tộc thiểu số sống tại xã đặc biệt khó khăn (theo quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016-2020).

+ Người dân sống tại xã thuộc vùng có tổng tỷ suất trên 2,3 con.

- Cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cấp xã và CTV dân số lập danh sách đối tượng thuộc diện hướng dẫn cấp miễn phí PTTT có đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai để trình UBND cấp xã phê duyệt và cung cấp PTTT miễn phí.

 2. Địa bàn, quy mô triển khai và tiến độ thực hiện:

 a. Địa bàn triển khai:

Chiến dịch sẽ triển khai tại 21 xã, thị trấn trên toàn huyện.

b. Thời gian triển khai:

- Hội nghị triển khai chiến dịch cấp huyện ngày 14/03/2018

- Triển khai kế hoạch chiến dịch tại xã: từ 15/3/2018- 14/4/2018 gồm các hoạt động chính: Hội nghị triển khai chiến dịch (Hội nghị tổ chức trước ngày thực hiện dịch vụ ít nhất 05 ngày); Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng, lập danh sách đối tượng đăng ký thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại xã.

 - Triển khai dịch vụ tại xã dự kiến bắt đầu từ ngày 26/3/2018, kết thúc chiến dịch chậm nhất vào ngày 20/4/2018.

 - Chiến dịch đợt 2 (nếu có): Thực hiện vào Quý 3/2018, triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ, tập trung vào các xã, thị trấn có kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại thấp có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao.

  - Sau  đợt chiến dịch, nếu xã nào chưa hoàn thành chỉ tiêu phải có kế hoạch tiếp tục triển khai, nhằm hoàn thành chỉ tiêu giao 2018. Chú ý tập trung tăng cường triển khai các hoạt động tại các xã đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2018 đặc biệt nhân các dịp kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7, tháng hành động quốc gia về Dân số và ngày Dân số Việt Nam 26/12 nhằm hoàn thành các chỉ tiêu giao trong thời gian sớm nhất

3. Sơ kết, tổng kết:

- Hoàn thành triển khai chiến dịch và đợt tăng cường trong năm có báo cáo và tiến hành tổng kết chiến dịch lồng ghép trong sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng kết đợt tăng cường trong tổng kết công tác năm .

- Báo cáo Tổng kết chiến dịch gửi về Chi cục Dân số-KHHGĐ trước ngày 30/4/2018, báo cáo tổng kết các đợt tăng cường  chiến dịch trước ngày 15/11/2018.

Việc triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2018 là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình của huyện ngay từ những tháng đầu, quý đầu của năm 2018, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2018, góp phần hoàn thành chương trình DS-KHHGĐ giai đọan 2016-2020./.

Xuân Hiếu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.026.100
Truy câp hiện tại 140