Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

NGHI THỨC CÚNG DÂNG DÈNG - NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI TÀ ÔI
Ngày cập nhật 07/03/2023
Nghi thức cúng dâng Dèng sân khấu hóa

Dệt Dèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi, các cô gái người Tà Ôi từ tuổi trăng tròn đã biết trồng bông xe tơ dệt vải. Những hoa văn tinh xảo được luồn bằng hạt cườm trắng thể hiện rõ nét hình cỏ cây hoa lá, phong cảnh thiên nhiên, gần gũi với văn hóa tâm linh người Tà Ôi. Trong đời sống tinh thần của người Tà Ôi, Dèng không  chỉ đơn thuần là trang phục để mặc, Dèng còn là như là tài sản quý giá thể hiện sự quyền quý giàu sang vị thế của người sở hữu nó. Dèng để làm lễ vật , của hồi môn của nhà gái dành cho nhà trai, cho ông bà thông gia, cho chàng rể quý, Dèng để trang trí phòng khách, nhà Roong nơi linh thiêng của gia đình họ tộc, làng bản khi có lễ cúng giàng, các lễ hội lớn của dân tộc diễn ra. Dèng là của cải để trao đổi buôn bán, đẻ ra của cải vàng bạc, làm giàu cho gia đình, làng bản. Với giá trị to lớn của Dèng nên mỗi dịp lễ hội lớn nhỏ của gia đình, làng bản, đặc biệt là dịp trước khi đi buôn Dèng ở các nơi xa, người Tà Ôi thường tổ chức cúng dâng Dèng.

Dệt Dèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi, các cô gái người Tà Ôi từ tuổi trăng tròn đã biết trồng bông xe tơ dệt vải. Những hoa văn tinh xảo được luồn bằng hạt cườm trắng thể hiện rõ nét hình cỏ cây hoa lá, phong cảnh thiên nhiên, gần gũi với văn hóa tâm linh người Tà Ôi. Trong đời sống tinh thần của người Tà Ôi, Dèng không  chỉ đơn thuần là trang phục để mặc, Dèng còn là như là tài sản quý giá thể hiện sự quyền quý giàu sang vị thế của người sở hữu nó. Dèng để làm lễ vật , của hồi môn của nhà gái dành cho nhà trai, cho ông bà thông gia, cho chàng rể quý, Dèng để trang trí phòng khách, nhà Roong nơi linh thiêng của gia đình họ tộc, làng bản khi có lễ cúng giàng, các lễ hội lớn của dân tộc diễn ra. Dèng là của cải để trao đổi buôn bán, đẻ ra của cải vàng bạc, làm giàu cho gia đình, làng bản. Với giá trị to lớn của Dèng nên mỗi dịp lễ hội lớn nhỏ của gia đình, làng bản, đặc biệt là dịp trước khi đi buôn Dèng ở các nơi xa, người Tà Ôi thường tổ chức cúng dâng Dèng. Cúng dâng Dèng người Tà Ôi có 3 bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị

Chủ gia đình cùng con cháu tập hợp tất cả số lượng Dèng của gia đình và chia ra, phần thì trang trí trong phòng cúng, phần thì xếp lại gọn gàng đặt xung quanh mâm cúng.

Chuẩn bị lễ vật gồm: 1 con gà luộc, 1 vò rượu cần, bánh A Quát, bát hương Ci cul.

Bước 2: Cúng dâng Dèng.

Chủ nhà bắt đầu cúng có sự chứng kiến của con cháu trong nhà.

Bước 3. Mừng lễ cúng thành công.

Chủ nhà cùng con cháu mừng nghi thức cúng dâng Dèng thành công tốt đẹp, họ cùng nhau nhảy múa  chúc tụng bằng lời ca vũ điệu truyền thống dân tộc.

Nghề truyền thống dệt Dèng vẫn được các thế hệ người Tà ôi lưu truyền gìn giữ cho đến  ngày nay. Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới có 04 làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận làng nghề dệt Dèng truyền thống đó là Làng nghề A Hưa, xã Quảng Nhâm (Công nhận năm 2015); Làng nghề A Đớt, xã Lâm Đớt (Công nhận năm 2015) Làng nghề A Rưm, Thị trấn A Lưới (Công nhận năm 2020); Làng nghề A Roàng (Công nhận năm 2022); 05 hợp tác xã dệt Dèng.

Nghề dệt Dèng vinh dự được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia tại quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 11 năm 2016 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Được Cục sở hữu trí tuệ của Bộ khoa học và Công nghệ quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Dèng A Lưới tại Quyết định số 18702/QĐ-SHTT ngày 12 tháng 3 năm 2019 , đó là niềm tự hào, vinh dự cho cộng động Tà Ôi nói riêng đồng bào các dân tộc huyện A Lưới nói chung. Nghề dệt Dèng và sản phẩm Dèng sẽ trường tồn và phát triển cùng nền văn hóa trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam và Quốc tế.

Để tiếp tục bảo tồn, phát triển nghề dệt Dèng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới đã ban hành Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 07/7/2021 về việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống huyện A Lưới giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, một trong 5 mục tiêu đến năm 2025 của đề án là xây dựng được nghề dệt thổ cẩm ngày càng phát triển về quy mô, hoạt động hiệu quả; Đề án số 08/ĐA-UBND ngày 08/7/2021 của UBND huyện A Lưới về bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.295.005
Truy câp hiện tại 4.142