Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến huyện
Ngày cập nhật 01/09/2016
Ảnh Bác Hồ

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định số 1267/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến huyện. Quyết định này thay thế Quyết định số 1297/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của UBND huyện về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến huyện.

QUY CHẾ

Hoạt động của Hội đồng sáng kiến  huyện A Lưới

 
   

 Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

- Quy định này áp dụng cho các sáng kiến trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn huyện A Lưới.

- Quy định này quy định điều kiện, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận sáng kiến để làm căn cứ xét khen thưởng.

2. Đối tượng áp dụng: Tất cả cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn huyện A Lưới.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Sáng kiến (theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP): Là sự sáng tạo cải tiến kỹ thuật, tạo ra giải pháp công tác, có đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng khối lượng, chất lượng, năng suất, hiệu quả trong công tác,... hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Tác giả sáng kiến: Là người tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình; đồng tác giả sáng kiến là các tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến chung. Người chỉ đầu tư, hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật trong quá trình tạo ra sáng kiến không được coi là tác giả sáng kiến.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Điều 3. Các điều kiện để công nhận sáng kiến

1. Có sáng kiến mới được áp dụng trong phạm vi phòng, ban, ngành, địa phương, tỉnh hoặc trung ương như sau:

- Lần đầu được áp dụng.

- Không trùng về nội dung với các sáng kiến đã được công nhận trước đó về một hay nhiều lĩnh vực.

2. Mang lại lợi ích nhiều hơn so với khi chưa áp dụng sáng kiến và ít nhất có một trong các mặt sau:

- Năng suất lao động.

- Khối lượng công việc được hoàn thành.

- Chất lượng công việc khi hoàn thành.

- Thời gian thực hiện, ...

Điều 4. Nội dung của sáng kiến

1. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

2. Giải pháp công tác: Vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mang lại hiệu quả cao.

 3. Đề tài nghiên cứu khoa học.

4. Tham mưu, đề xuất hoặc áp dụng khoa học công nghệ mới và thực hiện công việc được giao mang lại hiệu quả cao.

5. Mưu trí sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XÉT,

CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Điều 5. Thẩm quyền công nhận sáng kiến

Thẩm quyền công nhận sáng kiến cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

Điều 6. Thành lập Hội đồng xét công nhận sáng kiến

- Hội đồng sáng kiến cấp huyện: Do UBND huyện quyết định thành lập để xét duyệt và đề nghị công nhận sáng kiến thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 7. Nhiệm vụ của Hội đồng sáng kiến và cơ quan Thường trực như sau:

1. Giúp UBND huyện tập hợp và thẩm định hồ sơ sáng kiến của cá nhân trong

cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Xét công nhận sáng kiến, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Chủ tịch UBND huyện cùng cấp để xét công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, trình cấp trên xét công nhận danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua toàn Quốc”.

Điều 8. Chế độ làm việc

1. Hội đồng sáng kiến cấp huyện họp định kỳ mỗi năm 2 lần hoặc họp đột xuất do Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, trừ trường hợp đặc biệt vắng mặt phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch và phải gửi phiếu nhận xét đánh giá đến cơ quan Thường trực Hội đồng trước khi họp. Các kỳ họp của Hội đồng phải có trên 50% số thành viên có mặt mới được coi là hợp lệ.

2. Hội đồng sáng kiến làm việc theo chế độ tập thể, áp dụng nguyên tắc bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng tay. Sáng kiến được công nhận phải đạt trên 80% thành viên hội đồng đồng ý.

Điều 9. Kinh phí hoạt động của Hội đồng sáng kiến

Kinh phí hoạt động của Hội đồng sáng kiến huyện được chi từ nguồn kinh phí trích 20% quỹ khen thưởng của cấp đó.

Điều 10. Chế độ thù lao

Các thành viên, thư ký Hội đồng sáng kiến cấp huyện: Đánh giá, nhận xét sáng kiến hồ sơ đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” hoặc “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được hưởng thù lao bằng tiền, mức chi là 200.000 đồng đến 400.000 đồng/ đợt/ thành viên.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” hoặc “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Cá nhân đề nghị tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” hoặc “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải có sáng kiến viết riêng và phải được Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở xác nhận và có file điện tử gửi kèm báo cáo thành tích. Nội dung sáng kiến phải thể hiện được 3 yêu cầu sau:

 1. Lý do chọn đề tài: Cách đặt vấn đề nêu bật được tính cấp thiết, tính đổi mới của đề tài, những vấn đề cần phải được giải quyết để đem lại hiệu quả trong công việc.

 2. Giải quyết vấn đề: Nêu những giải pháp, biện pháp mang tính sáng tạo, tính mới, tính xác thực, tính khả thi để giải quyết vấn đề đặt ra; khả năng ứng dụng, sự lan tỏa, mức độ ảnh hưởng của đề tàì; hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội; hiệu quả trong công tác quản lý điều hành, lao động, sản xuất, kinh doanh…

3. Kết luận: Nêu được những bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề nhằm mang lại hiệu quả.

Điều 12. Trình tự xét sáng kiến cấp huyện, cấp tỉnh và Chính phủ

1. Bước 1: Cơ quan Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, tổng hợp hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Bước 2: Cơ quan Thường trực Hội đồng sáng kiến sao gửi hồ sơ sáng kiến của cá nhân được đơn vị đề nghị kèm theo công văn xin ý kiến gửi cho các thành viên Hội đồng sáng kiến nghiên cứu trước khi họp Hội đồng từ 3 đến 5 ngày.

3. Bước 3: Họp xét sáng kiến.

- Thường trực Hội đồng sáng kiến đọc sáng kiến của từng cá nhân đề nghị

- Các thành viên Hội đồng sáng kiến nhận xét, đánh giá.

- Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tóm tắt, kết luận nhận xét, đánh giá chung của các thành viên Hội đồng sáng kiến.

- Hội đồng tiến hành bỏ phiếu nhận xét, đánh giá hoặc biểu quyết bằng tay.

- Thư ký kiểm phiếu, lập hoặc đếm số lượng biểu quyết bằng tay và thông qua biên bản kiểm phiếu, kết quả bỏ phiếu tổng hợp cá nhân đủ điều kiện được công nhận báo cáo Hội đồng Thi đua - khen thưởng quyết định xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và đề nghị cấp trên công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

- Trường hợp không họp được Hội đồng, thì xin ý kiến thành viên Hội đồng bằng phiếu, Thường trực Hội đồng tổng hợp báo cáo lại thành viên Hội đồng kết quả bỏ phiếu.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Giao Thường trực Hội đồng sáng kiến huyện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các ý kiến phản ánh về Thường trực Hội đồng sáng kiến huyện để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định./.

NĐV Minh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.212.964
Truy câp hiện tại 3.072