Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số huyện A Lưới
Ngày cập nhật 07/01/2018

Trước sự phát triển của xã hội ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu công việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đòi hỏi ngày càng cao thì việc kịp thời bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Như Đảng đã đặt ra nhiệm vụ trong các Nghị Quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá tị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ có tác dụng sâu sắc xây dựng con người” và “Xây đắp một nền văn học, nghệ thuật ngày càng lớn mạnh với những tác giả tác phẩm có tầm vóc xứng đáng với dân tộc”. Nghị Quyết số 23 của Bộ chính trị “Tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao là những tác phẩm có tác dụng to lớn xây dựng con người vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu rõ: “Tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao là những tác phẩm phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu cái ác…đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng và bồi dưỡng lí tưởng, thị hiếu thẩm mĩ cho công chúng đặc biệt là thế hệ trẻ”. Bác Hồ kính yêu cũng đã căn dặn “Văn hóa văn nghệ là một mặt trận, anh chị em diễn viên là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. 

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục, định hướng về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và nâng cao đời sống tinh thần nhân dân, đặc biệt là nhằm kịp thời bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Trong những năm qua, nhiều hoạt động nghệ thuật trên địa bàn huyện được tổ chức, phát triển đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống được bảo tồn, phát huy giá trị. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay nhiều loại hình nghệ thuật còn nặng về hình thức, thiếu quan tâm đầu tư cho chất lượng nghệ thuật chính thống, đặc trưng vùng miền, đặc biệt một số loại hình nghệ thuật truyền thống tinh hoa văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một, không được coi trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị. Những hạn chế này cần được đánh giá, nhìn nhận và từng bước có biện pháp khắc phục để tiếp tục thực hiện mục tiêu góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Về Thuận lợi: A Lưới là một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, được hội tụ các nét văn hóa các dân tộc anh em Pa cô, Tà ôi, Cơ tu, Pa Hi, Vân Kiều và Kinh, điều đó đã tạo nên sự phong phú đa âm sắc từ các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ, lễ hội, tâp tục…độc đáo riêng có của vùng đất A Lưới. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh Mĩ, cũng như trong công cuộc đổi mới quê hương đất nước, đã có nhiều ca khúc được các nhạc sĩ quốc gia, địa phương, sáng tác ca ngợi tình cảm thiêng liêng, son sắt của đồng bào dân tộc A Lưới đối với Đảng cách mạng, đối với vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh kính yêu. Ca ngợi tinh thần kiên cường của quân và dân A Lưới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc đổi mới quê  hương đất nước. Với nội dung ca ngợi nét đẹp văn hóa dân tộc, ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước.

Hiện nay, trên địa bàn huyện A  Lưới có 01 đội NTQC huyện (TTLĐ) và trên 230 đội văn nghệ quần chúng của các làng, xã, cơ quan, trường học tham gia hoạt động tốt.

Đội Thông tin lưu động huyện: Đây là lực lượng nòng cốt của huyện thực hiện các nhiệm vụ: Phục vụ tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà  nước, tuyên truyền các sự kiện trọng đại, thông tin nóng hổi của địa phương bằng hình thức ca, múa, nhạc, kịch thông tin, tuyên truyền tài liệu (Tuyên truyền miệng) một năm 2 đợt vào dịp Mừng Đảng Mừng Xuân và dịp hè…đến các làng, bản, xã vùng sâu vùng xa. Hằng năm, Đội TTLĐ tham gia tốt đầy đủ các cuộc Liên hoan NTQC, Đưa Thông tin về cơ sở, Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch, Festival Huế, Liên hoan các làng, thôn, tổ văn hóa…do tỉnh, trung ương tổ chức và luôn đạt kết quả cao, đem lại vinh dự cho tỉnh nói chung, huyện nói riêng.

Đội văn nghệ quần chúng cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn: Đội văn nghệ quần chúng cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn, trường học được hình thành phát triển xuất phát từ nhu cầu chung của phong trào, hàng năm, sau khi tiếp nhận các chương trình, kế hoạch, công văn về tham gia phong trào văn hóa văn nghệ …các đơn vị này tham gia tích cực các cuộc liên hoan NTQC do huyện, Sở, ban, ngành liên quan tổ chức. Đồng thời, bảo đảm kịp thời lượng tại chỗ trong việc phục vụ giao lưu văn hóa văn nghệ các sự kiện trọng đại của ngành, địa phương…đây cũng là lực lượng không những tạo nên phong trào sổi nổi tại huyện nhà, mà còn tạo cơ sở để tuyển chọn những hạt nhân tài năng nghệ thuật tham gia vào lực lượng đội NTQC của huyện tham gia các cuộc liên hoan do tỉnh, trung ương tổ chức.

Về khó khăn: Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới hoạt động nghệ thuật dân gian dân tộc ít được coi trọng, khai thác và trình diễn, điều này thể hiện rõ ở các buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của các đơn vị, địa phương; những nghệ nhân am hiểu về nghệ thuật dan gian dân tộc ngày càng thưa thớt dần, lớp trẻ ít quan tâm đến nghệ thuật dân tộc mà chạy theo nghệ thuật hiện đại…

Vì điều kiện kinh phí cho hoạt động nghệ thuật hạn hẹp nên 5 năm trở lại đây, không tổ chức được các cuộc hội diễn như: “ Liên hoan nghệ thuật dân gian các làng văn hóa” “ Liên hoan dân ca, dân nhạc, dân vũ huyện A Lưới” điều này đã tác động đến sự giảm sút phong trào, chất lượng việc Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số huyện A Lướí.

Những hạt nhân có trình độ dịch thuật, có tố chất, hiểu biết, cảm nhận sâu sắc về âm nhạc, nhạc cảm, lời lẽ ý nghĩa nội dung của từng thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ, tập tục đẹp, lễ hội và các ca khúc cách mạng từ lời Việt sang lời Pa cô, Tà ôi, Cơ tu, Pa hy và  ngược lại, hiện nay còn rất ít. Để phát huy những thành quả đã đạt được trong hoạt động Bảo tồn…và kịp thời khắc phục những khó khăn nhất định nói trên thì cần có những  những giải pháp cụ thể như:

Giải pháp quản lý chỉ đạo: Tổ chức thường xuyên Liên hoan Nghệ thuật quần chúng cấp huyện, để thúc đẩy phong trào và kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động và bảo tồn phát huy văn hóa nghệ thuật dân gian của cơ sở trên địa bàn huyện. Tham gia thường xuyên các cuộc Liên hoan lớn có quy mô do tỉnh, trung ương tổ chức để phát huy phong trào, giao lưu học tập, tiếp thu văn hóa của các dân tộc trong nước, quốc tế để làm giàu văn hóa nghệ thuật của  huyện nhà, nhưng không làm mất đi giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Chỉ đạo các đơn vị, các xã, Thị trấn tuyển chọn và thành lập các đội văn nghệ dân gian, nhằm bảo đảm hoạt phục vụ các sự kiện tại chỗ và đây cũng là nền tảng vững chắc cho phong trào văn hóa nghệ thuật dân gian bán chuyên nghiệp của huyện. Tuyển chọn đội văn nghệ của đơn vị, xã, thị trấn có phong trào mạnh, chất lượng cao để phục vụ các sự kiện trọng đại của  huyện và tham gia các cuộc Liên hoan do tỉnh, trung ương tổ chức.

Giải pháp tuyên truyền: Thường xuyên biểu diễn, phục vụ trong các cuộc giao lưu, hội nghị, ngày lễ lớn của dân tộc tại trung tâm huyện; tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “Đưa thông tin về cơ sở” để tuyên truyền, biểu diễn, công bố rộng rãi cho bà con nhân dân trên địa bàn huyện;đăng tải trên trang website của huyện để quảng bá rộng rãi đến công chúng quan tâm. Chuyển dịch các ca khúc cách mạng  và cung cấp nội dung, sản phẩm Đề tài cho Công chức Văn hóa cơ sở và tiếp tục phối hợp chuyển dịch từ lời Việt sang lời Pa cô, Tà ôi, Cơ tu nhằm trân trọng phát huy, việc bảo tồn, gìn giữ ngôn ngữ riêng biệt của mỗi dân tộc.

Dịch thuật các nội dung ý nghĩa của thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ, lễ hội, tập tục… tốt đẹp của dân tộc từ lời cổ của các dân tộc thiểu số huyện A Lưới sang lời Việt để quảng bá giới thiệu cho cộng đồng xã hội.

Giải pháp đào tạo: Mở các lớp truyền dạy cho cán bộ văn hóa cơ sở, đội văn nghệ xã, thị trấn, nhằm phổ biến bảo tồn sâu rộng. Mở lớp tập huấn kĩ năng nghiên cứu sưu tầm, dàn dựng nghệ thuật dân gian dân tộc sân khấu, tái hiện lễ hội, trình diễn tập tục tốt đẹp …sân khấu hóa cho Công chức văn hóa xã, đội trưởng của các đội văn nghệ dân gian làng xã, thị trấn, đơn vị, giáo viên dạy nhạc của các trường…Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, mở lớp tập huấn truyền dạy cho đội ca khúc cách mạng của huyện.

Hiệu quả của giải pháp trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số huyện A Lưới là hoạt động Văn hóa để phục vụ tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhằm góp phần tham gia nâng cao dân trí, nâng cao đời sống tinh thần cho xã hội. Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước bằng hình thức nghệ thuật làm cho văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống xã hội.Tạo thêm sự phong phú, đa dạng và tăng thêm sản phẩm nghệ thuật mang ý nghĩa thiết thực. Thúc đẩy phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ trong địa bàn huyện ngày càng phát triển theo chiều hướng, tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Góp phần cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân để hăng say sáng tạo ứng dụng khoa học kĩ thuật trong lao động sản xuất để làm ra của cải vật chất cho gia đình và tăng trưởng kinh tế chung của xã hội.

Việc “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số huyện A Lưới” là có thêm nhiều tác phẩm thiết thực, bổ ích, được bổ sung vào chương trình tuyên truyền nghệ thuật hàng năm vừa phục vụ nhân dân trên địa bàn cũng như tham gia các cuộc liên hoan NTQC do tỉnh, trung ương tổ chức. Thực tiễn cho thấy, hoạt động nghệ thuật quần chúng và nghệ thuật dân gian gian dân tộc đã mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống của cán bộ và nhân dân, góp phần không nhỏ vào sự phát triển Kinh tế, Văn hóa, xã hội, An ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc Liên hoan lớn do tỉnh, trung ương tổ chức, mang lại niềm vinh dự lớn cho huyện nói riêng, tỉnh nói chung. Hoạt động nghệ thuật dân gian đã cổ vũ tích cực để tạo nên không khí sôi nổi, ý nghĩa thiết thực trong các sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước diễn ra trên địa bàn huyện; trong các cuộc giao lưu phục vụ với các đoàn khách qúy đến thăm và làm việc tại huyện nhà đã để lại ấn tượng sâu sắc, góp phần tạo sự găns bó keo sơn giữa huyện, tỉnh bạn đối với huyện nhà “ Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số huyện A Lưới”  là nhăm hiện thực hóa các Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII)Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” ;Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về “Xây dựng và phát triển Văn hóa, du lịch Huyện A Lưới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ”; Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020” đi vào đời sống thiết thực của cán bộ và nhân dân trên địa huyện A Lưới nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung./.

Ta Dưr Tư
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.211.600
Truy câp hiện tại 2.610