Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Khu du lịch A Lưới Huế có gì đẹp mà không bỏ qua
Ngày cập nhật 21/11/2022

KHU DU LỊCH A LƯỚI HUẾ là một nơi có rất nhiều phong cảnh đẹp .đến với Huế bạn không chỉ đắm chìm vào khung cảnh thơ mộng của sông Hươngchùa Thiên Mụ, lăng tẩm,… mà còn được đắm mình vào dòng thác 7 tầng hoang sơ A Nor ở A Lưới.

 

Chia tay với dòng sông Hương thơ mộng, với những lăng tẩm, cung điện cổ kính, khung cảnh trầm mặc của thành Huế, Du khách sẽ trải qua gần 70 km đường 49 nối liền Huế – A Lưới, xuyên qua bao đèo núi với những bản làng và các địa danh như suối Máu, đèo Mỏ Quạ…Du khách đến với huyện miền núi A Lưới – nơi có độ cao trung bình 600-800m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ, trong lành được ví như Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. .

Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc.

Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới tọa lạc giữa trung tâm Thị trấn A Lưới, cách đường mòn Hồ Chí Minh 300m về phía Đông. Với diện tích 2 ha, quy mô của Trung tâm được thiết kế với 3 nhà truyền thống, đại diện cho các dân tộc thiểu số ở A Lưới. Việc xây dựng Trung tâm được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 khánh thành và đưa vào hoạt động vào năm 2012 với nhà truyền thống thứ nhất – Không gian chính của ngôi nhà được thiết kế làm Đền thờ Bác Hồ, không gian hai bên được bố trí 4 tủ trưng bày một số hiện vật văn hóa truyền thống của các DTTS A Lưới, phục vụ tham quan khi đến dâng hương, báo công dâng Bác tại Trung tâm.

Khu du lịch A-Lưới điểm đến tuyệt vời cho du khách.

Giai đoạn 2 – Nhà truyền thống thứ hai vừa được nghiệm thu hoàn thành vào ngày 3/2/2015. Đây là nơi sẽ trưng bày các hiện vật văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở A Lưới và các hiện vật lịch sử gắn liền với quá trình đấu tranh và phát triển xây dựng quê hương A Lưới anh hùng và cũng là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng, đặc biệt của huyện, các lễ hội truyền thống của các DTTS ở Lưới. Việc xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc huyện A Lưới. Trung tâm là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, tăng cường sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, là ngôi nhà chung của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây cũng là nơi biểu hiện sinh động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của tình hữu nghị với bạn bè trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và bảo tồn phát huy những di sản văn hoá của dân tộc…

Đền thờ Bác Hồ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi vào huyền thoại. Đối với đồng bào các dân tộc huyện A Lưới nói riêng và đồng bào cả nước nói chung thì hình ảnh của Người thắm đậm son sắt, thủy chung như những người thân yêu nhất trong gia đình. Tình cảm ấy rất mộc mạc, thân thương được hình thành qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tình cảm ấy gắn với muối Cụ Hồ, rựa Cụ Hồ, ni lông Cụ Hồ… Đó là những thứ rất đời thường, rất gần gũi của một vị Chủ tịch nước – vị Cha già kính yêu đối với đồng bào các dân tộc miền tây Thừa Thiên Huế nói chung và đồng bào các dân tộc A Lưới nói riêng, trong đó biểu tượng thiêng liêng nhất là đồng bào các dân tộc đã tự nguyện lấy họ của Bác Hồ làm họ của mình. Đây là một nét văn hóa độc đáo riêng biệt, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất và con người nơi đây.

 

Giao lưu văn hóa các dân tộc

Xuất phát từ tình cảm thiêng liêng ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện A Lưới đã xây dựng không gian tưởng niệm Bác Hồ trong Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc của huyện nhằm đáp ứng tâm tư, tình cảm của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ quân và dân huyện nhà đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu. Đây được xem là điểm nhấn có sức thu hút hội tụ và lan tỏa trong tổng thể không gian của Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng với không gian thờ tự vừa trang nghiêm, vừa gần gũi, mộc mạc, chân thành như tấm lòng của đồng bào các dân tộc A Lưới đối với Bác Hồ nhằm bổ sung những nét mới vào di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào; là sự gắn kết giữa đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hóa cộng đồng và lòng biết ơn đối với công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu. Hình ảnh của Bác Hồ với tượng bán thân được đặt nổi bật trên nền bức phù điêu mang tính lịch sử, xuất phát từ phong trào đồng khởi của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới năm 1960; cùng những chi tiết, hoa văn đặc trưng, những đồ thờ tự như chiêng, ché, thanh la, a điên và cả bát hương đều thể hiện tinh thần, cốt cách của đồng bào, vừa có tình kế thừa di sản văn hóa của đồng bào, vừa có tính tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, bổ sung, tạo nên một bản sắc riêng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới.

Làng dệt thổ cẩm truyền thống A-Lưới.

Công lao của Đảng và Bác Hồ đối với dân với nước như trời cao biển rộng, tình cảm của đồng bào đối với Đảng và Bác Hồ như suối nguồn tuôn chảy, không thể có một công trình nào thể hiện và diễn tả hết được. Vì vậy công trình này không thể tránh khỏi sự khiếm khuyết, duy chỉ có tấm lòng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện A Lưới đối với Đảng và Bác Hồ là trọn vẹn trước sau như một, tròn trịa như ánh trăng rằm. Chúng tôi xem đây là chốn thiêng liêng, nơi gửi gắm, bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Nhà trưng bày di tích lịch sử cách mạng Đồi A Biah

Nhà trưng bày di tích lịch sử Đồi A Biah được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 22/12/2014. Với 109 bức ảnh và 36 hiện vật chiến tranh đã được trưng bày thể hiện rõ hai chủ đề: Biểu tượng sự quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân huyện A Lưới; Nỗi ám ảnh của quân viễn chinh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ, trưng bày và giới thiệu những hiện vật lịch sử, cách mạng về trận chiến “Đồi Thịt Băm” khốc liệt vào tháng 5 năm 1969 để phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan Đồi A Biah. Qua đó, du khách có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về trận đánh thảm khốc, ác liệt năm xưa, làm sinh động thêm điểm di tích lịch sử đầy ý nghĩa này.

Q.Long
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.026.917
Truy câp hiện tại 495