Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới
Ngày cập nhật 13/12/2021

Ngày 06/12/2021 UBND huyện A Lưới ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Với mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu thực hiện xuyên suốt để huyện A Lưới phát triển nhanh và bền vững. Kế hoạch tập trung vào những nội dung sau:

 

1. Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình

- Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình, nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

- Xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu thực hiện  xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

- Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo để thực hiện tốt hệ thống chính sách về gia đình, trong đó lấy gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết giữa xã hội và gia đình, hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, chú trọng đến đối tượng trẻ em và người bệnh tật, cao tuổi. Gắn việc thực hiện công tác xây dựng gia đình với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp về công tác xây dựng gia đình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nề nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong việc công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa”.

2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch về công tác gia đình với các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp thực tế của từng địa phương, đơn vị. Nội dung chương trình, kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, tiến độ, kinh phí, sản phẩm cụ thể trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 29/9/2021 của Tỉnh ủy.

- Xây dựng Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Xây dựng dữ liệu số về gia đình làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các địa phương. đảm bảo nguồn lực đầu tư cho công tác gia đình.

- Bố trí cán bộ, chuyên viên tham mưu công tác quản lý Nhà nước về gia đình bảo đảm hiệu quả, thống nhất, gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và trẻ em.

3. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội

Phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong công tác xây dựng gia đình. Tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Gia đình hiếu học” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình tiêu biểu, nề nếp, ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu hiếu thảo, vợ chồng thuận hòa, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

Giữ gìn và lan tỏa những chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống gia đình, phát huy các giá trị truyền thống. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ về vai trò của gia đình.

4. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về gia đình

Tích cực triển khai công tác thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức truyền thông khác nhau về chính sách, pháp luật về gia đình, kiến thức và kỹ năng xây dựng gia đình, các mô hình gia đình tiêu biểu, phê phán lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, chủ động phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tăng cường chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi... Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình trong tình hình mới, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

5. Tăng cường kiểm tra, giám sát

Định kỳ kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác gia đình và báo cáo kết quả thực hiện. Tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định.

Phan Thị Thu Hiền

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.233.828
Truy câp hiện tại 2.999