Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tổ chức, sưu tầm và tái hiện Lễ hội Ân ninh( Nhà gái đáp lễ nhà trai) truyền thống của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc
Ngày cập nhật 25/01/2021

Lễ hội Ân ninh của người Cơ tu ( nhà gái đáp lễ nhà trai) là một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển trong điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm riêng biệt của nền văn hóa cộng đồng Cơ tu. Là  một lễ  hội cấp gia đình, họ tộc tổ chức dành cho nhà trai sau 5-10 năm sau khi con gái đi lấy chồng, với  quy mô khá lớn và thường được diễn ra một lần duy nhất trong mỗi gia đình, họ tộc. Đây là một lễ hội khá độc đáo mang nét  riêng biệt của cộng đồng người Cơ tu ở A Lưới, thể hiện tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ dành cho con gái và sự kính trọng biết ơn của gia đình, họ tộc nhà gái đối với gia đình, họ tộc, láng giềng bên nhà traiđã yêu thương, giúp đỡ con gái trưởng thành nên người…

Lễ hội Ân Ninh Pa nua thường diễn ra Lễ hội vào tháng 6, 7 hàng năm, đây là loại Lễ hội truyền thống riêng có của dân tộc Cơ Tuđược tổ chức trong phạm vi gia đình, họ tộc và có sự tham gia của già làng và các chủ họ trong làng. Khách mời trong lễ hội này chủ yếu là gia đình, họ tộc nhà thông gia và những  người có vị thế trong làng của nhà thông gia. Trong những năm gần đây, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích tổ chức, hoạt động các Lễ hội truyền thống, nhằm phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống, do nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao. Để lễ hội Ân Ninh truyền thống của người Cơ Tu được hồi phục trở lại, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn  huyện A Lưới. Vì vậy, việc “ Tổ chức, sưu tầm và tái hiện Lễ hội Ân ninh ( Nhà gái đáp lễ nhà trai) truyền thống của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc” là hết sức cần thiết.

Thuận lợi:Dân tộc Cơ tu ở huyện A Lưới sống tập trung ở các xã Hương Lâm cũ      Lâm - Đớt ngày nay, Hồng Hạ, Hương Nguyên và Hồng Thượng. Cơ tu là một dân tộc tộc mang nét văn hóa riêng biệt về ngôn ngữ, dân ca, dân nhạc, dân vũ…điều đó đó đã tạo nên một nét văn hóa Cơ tu độc đáo và phong phú. Dân tộc Cơ tu ở A Lưới có các lễ hội tiêu biểu như: Mừng nhà mới, Cưới hỏi, A Da và Ân Ninh. Ở các xã cộng đồng  người Cơ tu  A Lưới vẫn còn hiện hữu các cụ già làng am hiểu về các quy trình tổ chức Lễ hội và nhiệt huyết trong công tác bảo tồn gìn giữ và phát huy các loại Lễ hội truyền thống như Nghệ nhân Quỳnh Hà ở làng Ba Lạch xã Lâm Đớt, Nguyễn Hoài Nam xã Hồng Hạ…không gian tổ chức lễ  hội ( Nhà Gươl ) đã được xây dựng lại ở một số nơi.  Các học viên trẻ, tâm huyết đã được đào tạo bài bản qua các lớp truyền dạy Dân ca, dân nhạc, dân vũ .Vì vậy, việc “Tổ chức, sưu tầm và tái hiệnLễ hội Ân Ninh của Cơ Tu nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc thiểu số huyện A Lưới, nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc” sẽ đạt được thuận lợi nhất định.

Được sự quan tâm rất lớn của Huyện ủy, HĐND, UBND đã ra Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về “Xây dựng và phát triển Văn hóa, du lịch Huyện A Lưới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ”; Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020. Đây là chủ trương đường lối ý nghĩa lớn lao, nhằm thúc đẩy cán bộ, nhân dân có lòng nhiệt huyết trong công tác nghiên cứu, sưu tầm và phát huy làm sống lại các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có các lễ hội dân gian.

Khó khăn:Trong 20 năm trở lại đây, vì điều kiện ít quan tâm, am hiểu về lễ  hội Ân Ninh đối với các gia đình trẻ và điều kiện kinh tế khó khăn đối với người lớn tuổi, nên lễ hội Ân Ninh bị lược bỏ không còn duy trì như trước.Những giải pháp thực hiện cụ thể sau:

- Phối hợp với chính quyền địa phương với các già làng, Nghệ nhân am hiểu về Lễ hội truyền thống  tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và duy trì thường xuyên về lễ  hội Ân Ninh theo định kỳ truyền thống.

- Có sự phân công phân nhiệm rõ ràng trong khâu tổ chức bảo tồn lưu giữ các loại lễ hội truyền thống. Các già làng Nghệ nhân là người đứng ra chịu trách nhiệm chủ trì để truyền dạy.

- Tuyên truyền kịp thời, sâu, rộng với tầng lớp nhân dân, với Già làng, trưởng bản, những người uy tín trong cộng đồng đặc biệt thế hệ trẻ hiện nay thực hiện nghiêm túc để bảo tồn, gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc mình.

-  Tổ chức tái hiện lễ hội Ân Ninh của dân tộc Cơ tu trong các dịp sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước, diễn ra trên địa bàn huyện, do huyện, tỉnh, trung ương tổ chức.

- Tái hiện lễ hội truyền thống bằng sân khấu hóa trong các cuộc tham gia liên hoan Nghệ thuật quần chúng, Nghệ thuật dân gian, Liên hoan các làng du lịch cộng đồng, Liên hoan các làng văn hóa… của cấp tỉnh, trung ương.

- Đăng tải trên trang website của huyện để quảng bá rộng rãi đến công chúng quan tâm.

- Tham gia tái hiện biểu diễn ở các hoạt động định kỳ, hoạt động sự kiện, tại làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội.

- Xây dựng tờ rơi, tờ gấp đăng tải, giới thiệu các loại hình Lễ hội truyền thống cho khách tham quan du lịch tại địa phương.

- Tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ, công chức văn hóa huyện, xã. Thị trấn về công tác nghiên cứu sưu tầm, kĩ năng quy trình tổ chức Lễ hội truyền thống của dân tộc.

- Đưa vào các trường học để truyền dạy cho các em học sinh biết kỹ năng  quy trình các bước tổ chức Lễ hội  truyền thống của dân tọc trên địa bàn huyện A lưới.

- Phối hợp với các xã, thị trấn, già làng, trưởng bản, tổ chức mở lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, điêu khắc, đan lát liên quan đến lễ hộiÂn Ninh truyền thống.

Trong 5 năm trở về trước, loại hình lễ hội Ân Ninh Cơ tu nói riêng và các lễ  hội anh em dân tộc Pa cô, Tà ôi nói chung đa số bị lẵng quên, một số nơi có duy trì nhưng thể hiện tính mờ nhạt, chưa toát lên được giá trị đích thực của tinh hoa Lễ hội. Từ giai đoạn 2015-2020, thực hiện tinh thần Đề  án “  Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020”.  Các loại hình lễ hội thực sực sống lại, thể hiện rõ tính đột phá về hoạt động lễ hội. Đến nay các làng, xã, huyện rầm rộ tổ chức tái hiện các lễ  hội, làm bật lên giá trị từng loại hình Lễ hội và đã được các nhà nghiên cứu văn hóa Lễ hội tỉnh, trung ương tìm đến, ghi hình và quảng bá rộng rãi ở các trạng mạng xã hội.

Qua quá trình hoạt động, tham gia tổ chức tái hiện các Lễ hội lớn  nhỏ của dân tộc và kinh nghiệm cho thấy. Nhờ từ bước đầu có sự đầu tư nghiên cứu, xây dựng chặt chẽ các nội dung, đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực và đã được Chính quyền địa phương và đông đảo bà con ở các làng đồng tình hưởng ứng. Sau khi được tổ chức tái hiện các loại hình lễ hội được đông đảo cán bộ nhân dân đón nhận nồng nhiệt, tạo được niềm tin, phấn khởi cho bà con. Chứng minh rõ giá trị nhân văn sâu săc của việc nghiên cứu về loại hình Lễ  hội đối với đời sống thực tiễn của Đồng bào các dân tộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lễ hội Ân Ninh ( Lễ đáp ơn của nhà gái đối với nhà trai) truyền thống của người Cơ Tu, là sản phẩm của hoạt động Văn hóa xã hội để phục vụ tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhằm góp phần tham gia nâng cao dân trí, nâng cao đời sống tinh thần, đạo đức cho xã hội, đạo lý sống của con người. Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước bằng hình thức nghệ thuật làm cho văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống xã hội. Tăng thêm tình gắn bó keo sơn, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa thông gia,  bạn bè láng giềng, đăc biệt là tình thiêng liêng giữa cha mẹ với con gái đã đi lấy chồng sau 5-10 năm.

Góp phần thúc đẩy phong trào bảo tồn giá trị văn hóa dân gian của người Cơ tu trong địa bàn huyện ngày càng phát triển theo chiều hướng, tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Góp phần cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân để hăng say sáng tạo ứng dụng khoa học kĩ thuật trong lao động sản xuất để làm ra của cải vật chất cho gia đình và tăng trưởng kinh tế chung của xã hội.

Đưa Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về “Xây dựng và phát triển Văn hóa, du lịch Huyện A Lưới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ”; Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020 đi vào đời sống thiết thực của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.

Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao  huyện, các xã, thị trấn, các làng, thôn, tổ dân phố, các già làng, trưởng bản người Cơ tu trên địa bàn huyện có đủ lực lượng, nhân tố khả năng tiếp nhận và tổ chức thực hiện nội dung này.

Lễ hội Ân Ninh của đồng bào Cơ tu sẽ được tiêp tục phát  huy tổ chức ở các gia đình, dòng  họ để hòa nhập và phát triển cùng các Lễ  hội lớn nhỏ của anh em dân tộc Pa cô, Tà ôi, tạo thêm sự phong phú đa sắc tộc trong việc phát huy, tái hiện, làm sống lại về tinh hoa đặc sắc trong văn hóa Lễ hội. Ngoài ra Lế hội Ân Ninh sẽ được tổ chức tái hiện sân khấu hóa trong các cuộc Liên hoan Nghệ thuật dân gian do tỉnh, trung ương tổ chức. Tạo thên sản phẩm tham gia tái hiện ở làng văn hóa Cơ tu, làng văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam, Đông Mô, Hà Nội để quảng bá giới thiệu cho đông đảo du khách trong và ngoài nước đế tham quan du lịch.

Tổ chức, sưu tầm và tái hiện Lễ hội Ân ninh ( Nhà gái đáp lễ nhà trai) truyền thống của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc”sẽ có thêm loại hình hoạt động giá trị thiết thực, bổ ích đối với tầng lớp cán bộ và nhân dân trên địa bàn. Tăng thêm lòng tin của dân đối với Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo và hiện thực hóa các chỉ thị, nghị quyết của đảng về bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, đưa nền văn hóa dân tộc trường tồn cùng văn hóa nhân loại.

Ân Ninh là một lễ hội truyền  thống tốt đẹp  mang giá trị nhân văn sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình, thông gia , bè bạn…cần được tiếp tục khơi dậy phát huy giá trị. “ Tổ chức, sưu tầm và tái hiện Lễ hội Ân ninh ( Nhà gái đáp lễ nhà trai) truyền thống của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc” tiếp tục hiện thực hóa các Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” tinh thần Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục đặt ra mục tiêu về chăm lo văn hoá “ Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc... Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng  hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về “Xây dựng và phát triển Văn hóa, du lịch Huyện A Lưới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ”; Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020” đi vào đời sống thiết thực của cán bộ và nhân dân trên địa huyện A Lưới nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

TarDư Tư
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.218.453
Truy câp hiện tại 5.435