Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

05 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóacác dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014– 2020”
Ngày cập nhật 25/01/2021

Trong 05 năm qua, A Lưới đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Từ những chủ trương, chính sách chung của Trung ương, của tỉnh, huyện A Lưới đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện. Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020”được triển khai,thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi đểphát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số A Lưới.Các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực, các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ, nghề thủ công truyền thống được khơi dậy, các điểm di tích lịch sử cách mạng được bảo vệ, tôn tạo và phát huy...

Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường. Giao lưu và hợp tác về văn hóa được mở rộng, góp phần tích cực đối với thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa của huyện nhà trong thời gian qua.

Thuận lợi:Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban,ngành, đoàn thể liên quan của huyện, các xã, thị trấn; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Các thiết chế văn hóa từng bước được xây dựng, củng cố hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về bảo tồn văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng đã được nâng lên rõ rệt.

Các già làng, nghệ nhân, những người am hiểu tri thức văn hóa dân tộc dành nhiều tâm huyết trong công tác bảo tồn và phát huy các tri thức văn hóa dân tộc.

Sự đoàn kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo dõi, phụ trách lĩnh vực bảo tồn văn hóa trên địa bàn huyện.

Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộcđã góp phần phát triển du lịch huyện nhà.

Khó khăn:Kinh phí để đảm bảo cho công tác bảo tồn văn hóa mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

Một số cơ quan, đơn vị,địa phương chưa thật sự phối hợp triển khai thực hiện theo nội dung của Đề án, khoán trắng cho Công chức văn hóa, cho cơ quan thường trực.

Việc xã hội hóa trong công tác bảo tồn văn hóa ở các cấp, các ngành còn hạn chế; chưa huy động được các nguồn lực để đầu tư các cho công tác phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Các già làng, nghệ nhân, những người am hiểu các giá trị văn hóa truyền thống ngày càng mai một dần.

Nhận thức của bộ phận người dân, đặc biệt là lớp trẻ trong việc bảo tồn gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc vẫn còn hạn chế.

Các giá trị văn hóa truyền thống khai thác phục vụ phát triển du lịch còn hạn chế, chưa xứng tầm với tiềm năng.

Lễ  hội A Da lồng ghép với Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc 18/11 hàng năm đa số không được bà con đồng tình ủng hộ, vì không đúng thời điểm theo truyền thống dân tộc. Trong quá trình thực hiện Đề án đã bám sát các nội dung cụ thể như:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát:Xác định văn hóa là nhân tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.Trong những năm qua,UBND huyện luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch, tạo được mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về văn hóa, môi trường cảnh quan, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững.

UBND huyệnPhê duyệt Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020” (tại Quyết định số1428/QĐ-UBND ngày 4/8/2014), trình HĐND huyện phê duyệt, thông qua tại kỳ họp thứ 8, HĐND huyện khóa X;Thành lập Ban chỉ đạo Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020”; Ban hành Kế hoạch phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới hàng năm. Từ năm 2014 đến nay, UBND huyện đã ban hành 58 văn bản các loại để chỉ đạo, triển khai Đề án trên địa bàn.

Hàng năm, UBND huyện cũng đã kịp thời chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện (cơ quan thường trực) tham mưu xây dựng Chương trình, Kế hoạch và hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục, phổ biến.UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về Đề án“Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014-2020” đến nhiều đối tượng thông qua nhiều hình thức, phương pháp khác khau, như: Tuyên truyền trực quan, băng rôn, khẩu hiệu, qua các phong trào hoạt động văn hóa nghệ thuật, Truyền thanh Truyền hình, trang website của  huyện…

Kịp thời tuyên truyền, phổ biến các văn bản của TW, tỉnh, huyện về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống[1].Đồng thời triển khai lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội, các cuộc vận động, các phong trào hoạt động thực tiễn phong phú và đa dạng như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng nông thôn mới...

Qua đó,đã cổ vũ, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân là những nhân tố quyết định tạo ra những chuyển biến tích cực của sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người. Trong giai đoạn 5 năm tổ chức thực hiện Đề án, đã đạt được những kết quả nhất định.

           -Về Cơ sở vật chất:Toàn huyện hiện có 140 nhà sinh hoạt cộng đồng.Đã khôi phục được 15 nhà Roong Tà Ôi, 3 nhà Gươl Cơ Tu, 01 Târ đah Pa Cô. Xây dựng 05 nhà Văn hóa xã tại các xã Hồng Bắc, A Ngo, Phú Vinh, Trung Sơn và Lâm Đớt.

Xây dựng 01 Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc A Lưới tại trung tâm huyện với 03 nhà sàn truyền thống, gồm: Trung tâm Thông tin Du lịch, Nhà Trưng bày hiện vật Văn hóa và hiện vật chiến tranh,Nhà thờ Bác Hồ; 01 Nhà Trưng bày chứng tích lịch sử điểm chiến thắng sân bay đồi A Bia, xã Hồng Bắc,01 Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh hóa học của quân đội Mỹ tại sân bay A So, xã Đông Sơn; 01 Nhà Roong truyền thống của dân tộc Tà Ôi, xã Lâm Đớt;01 Nhà Gươl truyền thống của dân tộc Cơ Tu tại xã Hồng Hạ với kinh phí đầu tư 9 tỷ đồng.

Đã khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị không gian làng, bản theo kiến trúc truyền thống kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các làng A Nôr, xã Hồng Kim, Pa Ris – Ka Vin, xã Lâm Đớt, A Hưa, xã Quảng Nhâm và Pa Riing, xã Hồng Hạ.

Đã phục dựng được 03 khu nhà Piing truyền thống của dân tộc Pa Cô tại các làng Ân Trieng, xã Hồng Trung, A Năm xã Hồng Vân, A Tia 2, xã Hồng Kim và 01 khu nhà Piing truyền thống dân tộc của dân tộc Cơ Tu tại làng Kâr So, xã Lâm Đớt.

Lắp đặt 118 bảng tên làng bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh và tiếng bản địa; 22 bảng chỉ dẫn du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện và chỉ đạo các xã thực hiện tốt việc quản lý bảng tên làng, bảng chỉ dẫn du lịch và các DTLSCM trên địa bàn huyện.

-Về văn hóa vật thể:Tổ chức phát động nhân dân tiến hành sưu tầm và hiến tặng các hiện vật lịch sử,hiện vật văn hóa truyền thống gắn liền với đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần và các kỷ vật thể hiện tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào và của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Bác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tổng số trên 507 hiện vật (312 hiện vật chiến tranh, 154 hiện vật văn hóa truyền thống) trưng bày, triễn lãm và lưu giữ tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới, Nhà Trưng bày chứng tích lịch sử điểm chiến thắng sân bay đồi A Bia, Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh hóa học của quân đội Mỹ tại sân bay A So, Nhà Gươl truyền thống của dân tộc Cơ Tu (xã Hồng Hạ), Nhà Roong truyền thống của dân tộc Tà Ôi (xã Lâm Đớt).

Tiếp nhận và đưa vào trưng bày máy bay UH-1 số 69 - 15734 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện.

Các nghề truyền thống được khôi phục và phát huy, cụ thể: Đến nay huyện đã có 02 làng nghề truyền thống gồm làng A Hưa xã Quảng Nhâm và làng A Đớt xã Lâm Đớt; 05 hợp tác xã dệt Dèng và 01 tổ hợp dệt Dèng. Các sản phẩm được tạo ra từ chất liệu Dèng đa dạng về mẫu mã và đạt tính thẩm mỹ cao, được đưa tham gia các hội chợ triển lãm lớn, nhỏ trong và ngoài nước, được du khách và các nhà thiết kế thời trang quan tâm và ưa chuộng.

Nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như đan lát, sữa chữa nhạc cụ, điêu khắc, làm chổi đót… được khôi phục và phát triển ở một số địa phương.Đồng thời mở 03 lớp điêu khắc; 02 lớp sửa chữa nhạc cụ; 04 lớp đan lát thủ công mỹ nghệ...thu hút trên 100 học viên và nghệ nhân truyền dạy tham gia.

Trang phục thổ cẩm truyền thống được sử dụng phổ biến trong lao động, sản xuất, các dịp lễ hội, sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước, địa phương… đối vớicán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh người dân tộc thiểu số từ Mầm non đến THPT mặc trang phục truyền thống 2 ngày/tuần.

Các loại giống cây trồng truyền thống được bảo tồn và phát triển, trở thành hàng nông sản, đặc sản đặc trưng của A Lưới được thị trường trong vùng và các vùng phụ cận ưa chuộng.Đặc biệt là bảo tồn được một số loại cây nguyên liệu dùng để nhuộm màu trong nghề dệt Dèng, các loại cây dược liệu quý.

Di tích địa đạo An Hô và hệ thống hầm hào chiến đấu trên dãy An Hô, xã Hương Nguyên được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huếvà các ngành  liên quanlập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Ngã ba đường 72 – 14B, 73 – 14B là di tích lịch sử quốc gia cấp đặc biệt; xây dựng hồ sơ nâng cấp di tích lịch sử cách mạng Địa điểmchiến thắng sân bay đồi A Biah từ di tích cấp Tỉnh thành di tích cấp Quốc gia;lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án: Bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, gồm các điểm: Địa đạo A Đon, Động Tiên Công, Địa điểm chiến thắng sân bay đồi A Bia; xây dựng hồ sơ cơ sở dữ liệu các hiện vật văn hóa, hiện vật – kỷ vật chiến tranh tại 03 nhà trưng bày của huyện.

Thực hiện phim tài liệu phục vụ Hội thảo khoa học “Chiến thắng A Biah - Tầm vóc và dấu ấn lịch sử” nhân kỷ niệm 50 năm diễn ra trận chiến đồi A Biah (1969 - 2019).

- Văn hóa phi vật thể:Năm 2016, nghề dệt Dèng của người Tà Ôi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; Lễ hội A Da Koonh – Mừng lúa mới, Tết truyền thống của người Pa Cô được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019.

Các lễ hội truyền thống được duy trì và phát huy, như: A Riêu Piing, A Riêu Car, A Da... phù hợp với thuần phong mỹ tục và quy định của pháp luật. Hàng năm đều tổ chức Lễ hội A Da lồng ghép Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc 18/11 tạo nên không khí đoàn kết, vui tươi, sôi nổi trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ truyền thống được khơi dậy, bảo tồn và phát huy qua nhiều phương pháp và hình thức. Mở 12 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ thu hút được trên 200 học viên tham giavà trên 57 nghệ nhân truyền dạy. Thành lập trên 60 đội văn nghệ dân gian của các làng văn hóa. Phát huy tốt phong trào hoạt động tại chỗ cũng như tham gia liên hoan do xã, huyện tổ chức. Chuyển thể các bài hát từ lời Việt sang lời Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, từ lời Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu sang lời Việt. Thực hiện thành công Đề tài “Dịch chuyển lời 20 ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ và ca ngợi quê hương A Lưới” nhằm phát huy truyền thống văn hóa, cốt cách đồng bào các dân tộc, đưa văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống xã hội.

Tổ chức tái hiện thành công các lễ hội truyền thống[2].Tổ chức thành công Ngày hội các dân tộc thiểu số huyện A Lưới năm 2015.Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII năm 2017. Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện A Lưới lần thứ II năm 2018...với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch sôi nổi, phong phú, đa dạng.

Vận hành có hiệu quả Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số A Lưới, tổ chức các hoạt động, các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước và phục vụ khách du lịch đến tham quan, học tập và nghiên cứu.

Đến nay, huyện  có 170 nghệ nhân lớn tuổi am hiểu về lĩnh vực văn hóa phi vật thể  như: Dân ca, dân, nhạc, dân vũ; quy trình lễ hội; ca dao, tục ngữ, câu đố, hoa văn, họa tiết trên nhà Roong, Moong, Gươl, Piing, sản phẩm điêu khắc, đan lát, dèng, phong tục tập quán... và dành nhiều tâm huyết trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đặc biệt, huyện vinh dự được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú[3].

Việc thực hiện công tác phối hợp tổ chức các hoạt động, sự kiện với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng được huyện quan tâm. Phối hợp với Viện hàn lâm Ngôn ngữ Việt Nam đưa vào giảng dạy tiếng dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu... ở 05 trường học và tổ chức mở các lớp dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức và người lao động trên địa bàn.Ngôn ngữ các dân tộc được phát huy, lưu giữ trong cộng đồng tại 97 làng, tổ dân phố. Công tác nghiên cứu, sưu tầm văn hóa đượcthực hiện tốt[4].

          Phối hợp tổ chức thành công Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019; "Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây - Đường qua A Lưới"; “Liên hoan Tuyên truyền lưu động toàn quốc “Trường Sơn - Con đường huyền thoại”.

Tham gia các Liên hoan Nghệ thuật quần chúng, Nghệ thuật Dân gian do tỉnh Trung ương tổ chức[5]… đạt nhiều kết quả cao, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế.

          Các hoạt động của Đề án được các tổ chức đoàn thể hưởng ứng tích cực: Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức 02 chương trình Liên hoan Hát ru - Hát dân ca, đã thu hút 860 người tham gia từ các cấp hội cơ sở. Tổ chức các trò chơi dân gian và tái hiện các nghề truyền thống như dệt Dèng, gói bánh A Coạt, đan len, đan chiếu cói, đan gối cói, kéo co, trò chơi A Chất cõng người yêu vượt dốc “Tình yêu bất tử - Pâr See” tại các ngày hội của huyện. Hoạt động này đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia.

-Về văn hóa ẩm thực:Đã tổ chức thành công trên 10 hội thi Ẩm thực truyền thống cấp huyện, cấp xã  thu hút trên 2.000 người tham gia. Văn hóa ẩm thực hiện nay đang được người dân bảo tồn và phát huy trong các bữa ăn hàng ngày và trong các dịp lễ, tết như: lễ hội A Riêu A Da, A Riêu Piing, A Riêu Car, lễ cưới... Các món ăn truyền thống được chú trọng trong khâu chế biến, đúng theo bản sắc riêng, vừa tiếp đãi khách quý, vừa thể hiện nét văn hóa đặc sắc trong ẩm thực của vùng cao A Lưới và chú trọng việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách đến thưởng thức.

Đưa ẩm thực truyền thống A Lưới tham dự các liên hoan Ẩm thực được tổ chức trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá về văn hóa ẩm thực truyền thống A lưới đến bạn bè, du khách trong và ngoài tỉnh tại các sự kiện lớn như:Liên hoan Ẩm thực Quốc tế lần thứ II tại Festival Huế 2016; “Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam” trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI – năm 2017; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII, năm 2017; Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III tại tỉnh Quảng Nam năm 2018...

Thực hiện tốt Nghị định Số 06/2019/NĐ-CPngày 22 tháng 01 năm 2019  của Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 10/1/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc nghiêm cấm ăn thịt cũng như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng, các loài chim trời.

- Về việc cưới, việc tang:Trong lễ cưới: Tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân tổ chức lễ cưới, lễ hội và các sinh hoạt văn hóa - xã hội khác văn minh, lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc; lồng ghép vào các phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “gia đình văn hóa”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “xây dựng nông thôn mới”...theo tinh thần Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDLngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ VHTTDL Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội,đã dần ngăn chặn và đẩy lùi một số hủ tục lạc hậu,nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Trong việc tang: tuyên truyền, phổ biếntheo tinh thần của Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ VHTTDL Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tình trạng tổ chức tang lễ kéo dài nhiều ngày, ăn uống linh đình đã giảm bớt đáng kể.

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Trong quá trình thực hiện Đề án, đã chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa và phát triển du lịch, tạo được mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về văn hóa, môi trường cảnh quan, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững.

Văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số ở A Lưới hiện nay đã và đang được người dân bảo tồn và phát huy, thông qua các dịp lễ hội, liên hoan ẩm thực cùng với những hoạt động phục vụ khách du lịch tại các làng du lịch cộng đồng ở A Hươr – Pa E (xã Quảng Nhâm), A Ka1 (xã A Roàng), A Nôr (xã Hồng Kim), các nhà hàng và tại một số điểm du lịch sinh thái như: Suối A Lin, Thác A Nôr, suối Pâr le...

Các hoạt động du lịch khởi sắc, sôi nổi, thu hút được sự quan tâm của du khách, đã từng bước nâng tầm vị thế du lịch của huyện. Dịch vụ du lịch, lưu trú từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách.Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất vụ du lịch được đầu tư xây dựng, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài huyện, đồng thời đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện hiện có 13 điểm du lịch và 04 nhà nghỉ, khách sạn (với 100 buồng phòng, 200 giường), 07 homestay, 03 Làng văn hóa du lịch cộng đồng và 11 nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch....

Các điểm du lịch sinh thái Parle, A Nôr, làng du lịch cộng đồng tại xã A Roàng, Hồng Hạ, Hồng Kim ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch. Công tác hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch A Lưới ngày càng phát triển, thu hút đông du khách đến tham quan.

Xác định du lịch homestay phát triển sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn, duy trì không gian mang tính cộng đồng, cải thiện môi trường sống, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể góp phần tôn vinh và giới thiệu về lịch sử, văn hóa và con người A Lưới. Vừa qua, huyện đã xây dựng nhiều phương án hỗ trợ phát triển du lịch homestay tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng và một số hộ gia đình tại xã Hồng Kim, Hồng Hạ, A Roàng và Quảng Nhâm nhằm phát huy tiềm năng du lịch đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương..

Ngày càng nhiều chương trình du lịch gắn với văn hóa người bản địa thu hút sự quan tâm của du khách[6]. Sản phẩm du lịch truyền thống độc đáo mang đậm đà bản sắc vùng cao.

Trong quá trình thực hiện Đề án đã tạo được mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về văn hóa, môi trường cảnh quan, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững. Các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống như: Lễ hội A Da, A Riêu Car, tục Đi Sim, tục sinh hoạt dân gian dưới nước; các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ; các trò chơi dân gian; các loại dược liệu quý dùng để xông răng, gội đầu; ẩm thực... của các dân tộc thiểu số ở A Lưới hiện nay đã và đang được người dân bảo tồn và phát huy, thông qua các dịp lễ hội cùng với những hoạt động phục vụ khách du lịchtại các làng du lịch cộng đồng, các homestay, điểm du lịch sinh thái....qua 5 năm thực hiện Đề án, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn gặp phải một số hạn chế tồn tại như:

Các nhà sàn, nhà dài truyền thống, nhà cộng đồng chưa phát huy hết giá trị truyền thống dân tộc. Nhiều nơi nhà cộng đồng được xây dựng bê tông hóa, nhà Piing xây dựng không đúng theo mô hình truyền thống làm mất đi giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc.

Việc mặc trang phục truyền thống vào một số ngày trong tuần theo quy định ở một số ở một số cơ quan chưa được thực hiện thường xuyên.

Chưa khơi dậy hết các lễ hội truyền thống lớn của các dân tộc như: Lễ  hội Ân Ninh của người Cơ tu, Âr Pục của người Pa cô, huyện A Lưới...

Các thể loại dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc tuy đã được truyền dạy nhưng chưa trình diễn thường xuyên. Việc phát huy các kĩ năng của các học viên tham gia học tập ở các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, nhạc cụ, điêu khắc và đan lát còn hạn chế.

Các nghi lễ truyền thống, truyện cổ, ca dao, tục ngữ, câu đố, sự tích dòng họ lưu giữ chủ yếu trong trí nhớ và truyền miệng ở các nghệ nhân lớn tuổi, chưa được khai thác, lưu giữ thành dữ liệu.

Các nghệ nhân am hiểu về văn hóa ngày càng ít dần.

Các loại hoa văn trang trí nhà Roong, Gươl, Târ đah, Piing truyền thốngcó nguy cơ thất truyền.

Ngôn ngữ gốc dân tộc có nguy cơ mai một trong một bộ phận người dân (nhất là thế hệ trẻ) nếu không được duy trì và phát huy thường xuyên

Các nguyên liệu, cách thức chế biến các món ăn truyền thốngngày càng bị mai một dần.

Công tác sưu tầm và trưng bày sản phẩm vật thể như công cụ lao động, nhạc cụ, trang phục và hiện vật lịch sử... mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Một số di tích lịch sử cách mạng xuống cấp, chưa được đầu tư, tu bổ, tôn tạo kịp thời.

Về việc cưới: Nhiều nơi không còn duy trì đám cưới truyền thống, không còn sử dụng nhạc cụ dân tộc, lược bỏ nhiều nghi thức, nét đẹp trong đám cưới truyền thống; một số lễ cưới vẫn còn thể hiện tính phô trương, lãng phí; nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.

Về việc tang: Lễ cải táng và bốc mộ chỉ sau 2 đến 3 năm từ khi chôn cất ở một số địa phương vẫn còn diễn ra.

Nguyên nhân:Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, ngành, chính quyền địa phương về việc xây dựng, phát triển văn hóa và Du lịch ở một số nơi chưa được phát huy đúng mức; Nhiều địa phương có tình trạng khoán trắng cho Công chức văn hóa trong việc chủ trì các hoạt động liên quan đến Đề án Bảo tồn văn hóa.

Nguồn kinh phí Nhà nước đầu tư cho văn hóa còn hạn chế, đặc biệt cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.Chưa huy động được các nguồn xã hội hóa đầu tư cho phát triển văn hóa.

Việc đưa văn hóa, văn nghệ đến phục vụ đồng bào dân tộc tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ của nhân dân.

Các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, điêu khắc và đan lát truyền thống được tổ chức trong thời gian ngắn, chưa bảo đảm chất lượng dạy và học.

Đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu sâu sắc về cáctri thức văn hóa dân tộc như: dân ca, dân nhạc, ca dao, tục ngữ, câu đố… còn hạn chế, chưa đáp ứng được theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong công tác sưu tầm biên soạn và dịch thuật các thể loại văn học dân gian nói trên.

Công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nghiên cứu, sưu tầm nhưng còn chậm, chưa kịp thời.

Để tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020” UBND huyện tiếp tục xây dựng Đề án án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2020 – 2025”

Hướng phát triển Văn hóa, Du lịch gắn với Bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021-2025

Mục tiêu chính:Tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới là ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Từng bước xây dựng thương hiệu du lịch A Lưới – Du lịch sinh thái, cộng đồng, tạo động lực nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tiếp tục xây dựng đề án phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới 2021 - 2025. Nhiệm vụ cụ thể như:

-Về cơ sở vật chất:Phấn đấu 100 % xã có nhà văn hóa xã; khôi phục và phát huy kiến trúc nhà mồ truyền thống của các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Xây dựng bảng giới thiệu bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh và tiếng bản địatại các làng du lịch cộng đồng, các điểm di tích lịch sử; bảng tên làng…

-Văn hóa vật thể:Phục dựng không gian làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới tại các địa phương. Chọn 03 làng để tập trung đầu tư bảo tồn không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, gồm: Làng Pa Ris – Ka Vin, xã Lâm Đớt đại diện cho dân tộc Tà Ôi; Làng A Nôr – Việt Tiến, xã Hồng Kim đại diện cho dân tộc Pa Cô; Làng Cân Tôm, xã Hồng Hạ đại diên cho dân tộc Cơ Tu.

Bảo vệ, tu bổ, tôn tạo kịp thời hệ thống các di tích lịch sử cách mạng, xây dựng các tour tuyến tham quan du lịch.

Xây dựng vườn tượngđiêu khắc dân gian truyền thống,phục vụ khách du lịch.

Đề nghị xếp hạng di tích đối với di tích 300 mét đoạn đường Hồ Chí Minh nguyên bản chạy qua huyện A Lưới thuộc địa phận thôn Đụt I, xã Hồng Kim.

Văn hóa phi vật thể:Khơi dậy và phát huy các lễ hội truyền thống, đặc biệt là các lễ hội lớn như: Lễ  hội Ân Ninh của người Cơ tu, Âr Pục của người Pa cô... Tổ chức định kỳ các hoạt động Lễ hội dân tộc đặc sắc, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng cho A Lưới.

Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và mở các lớp truyền dạy các thể loại dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống, đồng thời tổ chức trình diễn thường xuyên, phục vụ khách du lịch.

Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm nội dung, ý nghĩa các nghi lễ truyền thống, truyện cổ, ca dao, tục ngữ, câu đố, sự tích dòng họ, tên làng tên sông, tên núi... nguyên gốc để lưu giữ thành dữ liệu.

Bảo tồn và phát huy các loại hoa văn trang trí nhà Roong, Gươl, Târ đah, Piing truyền thống.

Tiếp tục đưa ngôn ngữ dân tộcvào chương trình học ở các cấp học và cho cán bộ, công chức trên địa bàn.

Tiếp tục đưa các lễ hội truyền thống, các ca khúc được chuyển thể từ lời Pa Cô, Tà Ôi sang lời Việt và từ lời Việt sang lời Pa Cô, Tà Ôi vào các tiết học ở cấp Tiểu học, Mầm Non.

Tổ chức phát động nhân dân tiến hành sưu tầm và hiến tặng các hiện vật – kỷ vật chiến tranh, hiện vật văn hóa truyền thống, để trưng bày, triển lãm tại các nhà trưng bày của huyện và nhà truyền thống tại địa phương.

- Ẩm thực:Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các loại giống cây trồng truyền thống, cây nguyên liệu đặc sản, cách thức chế biến các món ăn truyền thống, khai thác phục vụ khách du lịch.

- Về việc cưới, việc tang:Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến theo tinh thần của Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ VHTTDL Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Mở rộng giao lưu và hợp tác về văn hóa; khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng sẵn có như: các lễ hội truyền thống, các tập tục tốt đẹp trong sinh hoạtthường ngày, các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ, ẩm thực, hệ thống làng nghề, điểm di tích lịch sử cách mạng, các trò trơi dân gian truyền thống… nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng tạo sức hấp dẫn cho du khách đến với du lịch vùng cao A Lưới.

Qua giai đoạn 5 năm thực hiện Đề án “ Bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014-2020”Với những thành tựu đã đạt được và những hạn chế tồn tại đã chỉ rõ những bài học kinh nghiệm cho giai đoan tiếp theo. Hi vọng  Đề án “ Bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021-2025” sẽ phát huy mạnh mẽ và đạt được những khởi sắc toàn diện hơn nữa trong công tác Bảo tồn phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới cùng hòa nhập và trường tồn cùng văn hóa nhân loại.

 


[1]Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về xây dựng và phát triển Văn hóa, Du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 33-NQ/TWngày 09 tháng 06 năm 2014của Ban Chấp hành Trung ương  khóa XIvề xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân huyện A Lưới về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 – 2020. Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về tổ chức lễ hội.

Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội….

 

[2]Lễ hội A Riêu Car truyền thống nhân ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng A So (11/03/1966 - 11/03/2016), 40 năm thành lập huyện A Lưới (03/03/1976 - 03/03/2016) và đón nhận huân chương lao động hạng Ba của thủ tướng chính phủ; Lễ cưới truyền thống dân tộc Pa Cô được trích trong nghi lễ vòng đời; Lễ hội A Da Koonh; Lễ đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới nguyện mang họ Hồ; Lễ hội A Ta Pa Nuôn; Lễ A Pier của người Pa Cô; Lễ hội mừng nhà mới “ Moot Đuung Tum Mee” của người Pa Cô; Lễ hội “Mừng nhà Gươl mới”của người Cơ Tu huyện A Lưới; Trình diễn nghệ thuật sinh hoạt dưới nước; Tục Đi sim ...

[3]01 Nghệ nhân nhân dân: cụ Quỳnh Hoàng, làng A Ziêl, xã A Ngo và 04 nghệ nhân ưu tú đối với ông Hồ Văn Hạnh, thôn A Nieng – Lê Triêng 1, xã Trung Sơn; Nguyễn Hoài Nam, thôn Pa Riing xã Hồng Hạ; A Rel Đời (Nguyễn Tiến Đời) Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao và bà Ta Dưr Tư ( Hồ Thị Tư)  Phòng Văn hóa và Thông tin huyện.

[4]Đã sưu tầm và phát hành sách “Truyện cổ Pa Cô.Sưu tầm 190 câu ca dao, tục ngữ, câu đố; 123 loại Ẩm thực truyền thống; trên 50 câu chuyện về Sự tích của các dòng họ lớn; 480 tên nguyên gốc, nội dung ý nghĩa, các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử gắn liền với tên sông, tên suối, tên núi, tên làng, tên dốc, tên đèo, tên đường và các địa danh trên địa bàn huyện A Lưới.

[5]Liên hoan Đưa thông tin về cơ sở; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch; NTQC Công Nông Binh Trí thức; Lễ hội Đền Huyền Trân công chúa; Nghệ thuật quần chúng Làng, Thôn, Bản, Tổ dân phố văn hóá; Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng; Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam; Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I; Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung

[6]nhưtrải nghiệm “Một ngày làm già làng Pa Cô” tại  Làng du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr. Tái hiện Lễ Cưới, Tục Đi Sim truyền thống của người Pa Cô.Trải nghiệm chương trình “một ngày với bản làng” với các hoạt động như: đan lát, làm rẫy, khai thác rượu đoác, bắt cá suối, đạp xe tham quan bản làng. Tìm hiểu kỹ nghệ dệt Dèng độc đáo, với những hoa văn, họa tiết tinh tế của người Tà Ôi. Trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, thỏa sức ngâm mình vào dòng Thác A Nôr, suối Pâr Le, suối A Lin trong veo mát rượi…; tham gia các trò chơi dân gian, chương trình lửa trại giao lưu cộng đồng, đã mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới.

 

TarDư Tư
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.224.125
Truy câp hiện tại 7.739