Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kế hoạch phát triển các điểm du lịch trên địa bàn huyện A Lưới
Ngày cập nhật 08/05/2020

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ thống làng nghề đa dạng, là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, A Lưới thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch cộng đồng kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, các hoạt động du lịch tại A Lưới vẫn còn sơ khai, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, dịch vụ đảm bảo cho du khách. Vì thế, UBND huyện xây dựng Kế hoạch phát triển các điểm du lịch trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

 

  1. Làng du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr, xã Hồng Kim

- Triển khai thực hiện một số hạng mục hỗ trợ du lịch cộng đồng A Nôr theo chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

- Xây dựng hồ sơ công nhận điểm du lịch cấp Tỉnh tại mô hình du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr, xã Hồng Kim.

- Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ thêm cho bà con cộng đồng về công tác hướng dẫn, đón tiếp khách du lịch tham quan trải nghiệm du lịch tại Làng.

- Tiến hành khảo sát, thống nhất với Ban quản lý du lịch cộng đồng A Nôr về phương án bố trí chòi sạp, điểm dừng chân, điểm check in cho du khách. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo cứu hộ, cứu đuối, bổ sung các bảng nội quy, biển báo khu vực nguy hiểm, các trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu đuối, bố trí nhân viên trực cứu hộ tại các bãi tắm.

- Hoàn thiện thủ tục hồ sơ đăng ký các loại giấy phép như: giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chứa cháy…

- Khuyến khích bà con bảo tồn đa dạng sinh học, cá, ốc suối tại Thác A Nôr.

- Xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo thêm nhiều trải nghiệm độc đáo như: làm nương, thu hoạch ngô, lúa, xúc cá, chế biến ẩm thực, đan lát...

- Xây dựng quy định, niêm yết về dịch vụ và giá cả, nội quy hoạt động du lịch tại Làng DLCĐ A Nôr.

- Xây dựng gian hàng bán hàng nông đặc sản địa phương làm quà lưu niệm như: các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan lát… cùng các đặc sản mật ong hoa rừng, các mặt hàng nông sản của địa phương.

- Bổ sung hệ thống thùng rác thân thiện dọc các bãi tắm nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cảnh quan tại Thác A Nôr.

- Hỗ trợ bà con công tác giới thiệu, quảng bá, kết nối điểm đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (website, Facebook…)

2. Làng du lịch sinh thái cộng đồng A Ka và Homestay Hương Danh, xã A Roàng

- Hướng dẫn Làng du lịch sinh thái cộng đồng A Ka và Homestay Hương Danh, xã A Roàng xây dựng đề xuất nhu cầu hỗ trợ chính sách phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

- Hỗ trợ người dân trong việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng một số công trình thiết yếu để phục vụ khách du lịch.

- Hoàn thiện các sản phẩm du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống.

- Thống nhất với Ban quản lý khu bảo tồn Sao La về cung đường, hành trình cho khách du lịch trải nghiệm rừng nguyên sinh A Roàng, đặc biệt là du khách nước ngoài.

- Hướng dẫn Làng du lịch sinh thái cộng đồng A Ka cần thành lập Ban quản lý du lịch để hỗ trợ, kết nối khi du khách đăng ký chương trình tham quan du lịch.

- Hoàn thiện thủ tục hồ sơ đăng ký các loại giấy phép như: giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy…

- Bổ sung thêm các nội quy hoạt động du lịch tại Làng du lịch cộng đồng A Ka, các quy định, niêm yết về dịch vụ và giá cả phù hợp.

3. Làng du lịch sinh thái cộng đồng A Hưa, xã Quảng Nhâm

- Hỗ trợ người dân trong việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng một số công trình thiết yếu để phục vụ khách du lịch.

- Ban quản lý du lịch cộng đồng xây dựng Phương án chỉnh trang, nâng cấp Làng du lịch cộng đồng cho phù hợp. Có biện pháp cải tạo, nâng cấp các thiết chế, trang thiết bị được Dự án ADB tài trợ.

 - Hoàn thiện thủ tục hồ sơ đăng ký các loại giấy phép như: giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy…

- Tổ chức các chương trình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng “một ngày với bản làng” để khách có thể tham gia vào các họat động hàng ngày với người dân địa phương như: làm nương, xúc cá, chế biến ẩm thực, đan lát, dệt Dèng...

- Tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá điểm đến, thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm tại làng.

- Tuyên truyền bà con hạn chế những phong tục, hũ tục khi khách đăng ký đến tham quan du lịch.

4. Điểm du lịch sinh thái suối Pâr le, Farmstay Cân Tôm và Homestay Hồng Hạ

- Hướng dẫn điểm du lịch sinh thái suối Pâr le, Farmstay Cân Tôm và Homestay Hồng Hạ xây dựng đề xuất nhu cầu hỗ trợ chính sách phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

- Xây dựng các tour trải nghiệm suối A Rưm, cột đá thiêng A Doi, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống.

- Sớm hoàn thiện hồ sơ thành lập Hợp tác xã du lịch Hồng Hạ.

- Phối hợp xây dựng 04 nhà sàn truyền thống và tăng cường các hoạt động tại Nhà Gươl xã Hồng Hạ.

- Bổ sung thêm các nội quy hoạt động du lịch, các quy định, niêm yết về dịch vụ và giá cả phù hợp tại điểm du lịch sinh thái suối Pâr le, Farmstay Cân Tôm và Homestay Hồng Hạ.

- Hoàn thiện thủ tục hồ sơ đăng ký các loại giấy phép như: giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy…

- Tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo cứu hộ, cứu đuối, bổ sung các bảng nội quy, biển báo khu vực nguy hiểm, các trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu đuối, bố trí nhân viên trực cứu hộ tại các bãi tắm.

- Xây dựng hồ sơ công nhận điểm du lịch cấp Tỉnh tại điểm du lịch sinh thái suối Pâr le, Farmstay Cân Tôm và Homestay Hồng Hạ.

- Thường xuyên tổ chức Chợ phiên vùng cao bán hàng nông đặc sản địa phương.

5. Điểm du lịch sinh thái suối A Lin, xã Trung Sơn

- Xây dựng Pa nô giới thiệu về điểm du lịch sinh thái A Lin bằng hình ảnh cụ thể sinh động, mang tính thẫm mỹ (vị trí lắp đặt ngay tại bảng chỉ dẫn du lịch  điểm du lịch sinh thái suối A Lin trên đường Hồ Chí Minh).

- Xây dựng quy định về dịch vụ và giá cả đảm bảo phù hợp nhằm tạo ra chất lượng tốt nhất làm hài lòng du khách; Nội quy hoạt động du lịch tại điểm.

- Tại các bãi tắm cần có bảng hướng dẫn cần lưu ý vào mùa mưa lũ hoặc lũ đột ngột, cần có hệ thống loa phóng thanh lắp đặt tại các điểm có bãi tắm.

- Khai thác, sử dụng điểm du lịch suối A Lin phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tại các điểm có bãi tắm cần có các thùng rác, giữ gìn cảnh quan môi trường nhằm phát huy lợi thế để làm du lịch và bảo vệ môi trường bền vững.

- Hoàn thiện thủ tục hồ sơ đăng ký các loại giấy phép như: giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chứa cháy…

Suối A Lin trong xanh mát lành, xã Hồng Trung

6. Điểm du lịch sinh thái suối Cân Te, xã Hương Phong

- Hướng dẫn UBND xã Hương Phong xây dựng Phương án phát triển điểm du lịch sinh thái suối Cân Te.

- Xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp mô hình du lịch trang trại, đồng thời tạo điểm tham quan, nghỉ chân cho khách tham quan, trải nghiệm.

- Việc phát triển điểm du lịch sinh thái suối Cân Te phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tại các điểm có bãi tắm cần có các thùng rác, giữ gìn cảnh quan môi trường.

- Hướng dẫn các thủ tục hồ sơ để thành lập Hợp tác xã du lịch và xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch phát triển du lịch, các thủ tục giấy phép theo quy định của pháp luật.

Điểm du lịch sinh thái suối Cân Te, xã Hương Phong

7. Các điểm di tích lịch sử trên địa bàn huyện

- Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ di tích trên địa bàn, bảo đảm phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của từng địa phương, thẩm quyền, trách nhiệm của cấp xã. Thường xuyên tổng dọn vệ sinh môi trường, phát quang và trồng cây xanh, cây cảnh tại các điểm di tích lịch sử; không để tổ chức, cá nhân, hộ gia đình lấn chiếm khu vực được khoanh vùng và xâm hại di tích.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng và bảo vệ di tích.

- Thành lập Ban quản lý di tích hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, phân công quản lý, bảo vệ di tích có hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, ngành trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn. Hàng năm, tiến hành rà soát, kê khai các công trình xây dựng, đề xuất cấp có thẩm quyền đầu tư tôn tạo, nâng cấp các điểm di tích đã xuống cấp.

8. Một số điểm tham quan, trải nghiệm khác

- Xây dựng dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch A Lưới” cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

- Hỗ trợ người dân trong việc đầu tư, xây dựng một số công trình thiết yếu để phục vụ khách du lịch và tạo mọi điều kiện để các hộ gia đình xây dựng các mô hình homestay.

- Các vườn rau, vườn hoa, trang trại hộ gia đình chỉnh trang lại không gian, tạo những điểm check in mới cho du khách tham quan, trải nghiệm.

Thi Thi
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 22.942.158
Truy câp hiện tại 7.791