Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 6 tháng đầu năm 2019
Ngày cập nhật 11/07/2019

1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai:

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật: tại cấp huyện chỉ áp dụng, quá trình áp dụng có sự tham gia góp ý, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai chủ yếu được thực hiện từ cấp tỉnh đến trung ương.

- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai:

+ Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn, các văn bản quy định của UBND cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện đã cử cán bộ công chức chuyên môn tham dự các lớp tập huấn do Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở ngành tổ chức, đồng thời cũng tổ chức các buổi tập huấn để triển khai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng đến toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn.

+ Qua các đợt tuyên truyền phổ biến pháp luật với các hình thức khác nhân đã giúp người dân có được nhận thức đúng đắn và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Đánh giá tình hình thực hiện:

* Ưu điểm:

 - Việc ban hành văn bản QPPL đầy đủ, kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng vào thực tế tại địa phương.

 - Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới được tập huấn, phổ biến đầy đủ, kịp thời, đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ chuyên môn.

- Các văn bản quy định, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đều phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hiện hành, trên cơ sở đó quy định chi tiết để phù hợp với tình hình ở địa phương.

* Hạn chế:

- Do trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế nến gây nhiều khó khăn cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là những quy định mang tính chất chuyên môn cao.

- Cơ sở vật chất hạ tầng, đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cấp cơ sở vẫn còn thiếu và có phần hạn chế nên việc thực hiện nhiệm vụ chưa được kịp thời, nhanh chóng.

2. Về lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Đến nay Phương án Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 184/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2019 Về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện A Lưới; Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 939 /QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2019 Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau khi các phương án quy hoạch, kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện được UBND tỉnh phê duyệt, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc góp phần đưa công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đi vào nề nếp và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

3. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

a) Kết quả thực hiện trong sáu tháng đầu năm 2019:

- Kết quả giao đất, cho thuê đất trong năm xảy ra tương đối ít. Số trường hợp giao đất không thông qua đấu giá là 07 trường hợp, diện tích 962,26 ha (giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn để quản lý, bảo vệ phát triển rừng).

- Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất:

17 trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở với diện tích 0,21 ha.

Chuyển mục đích sử dụng đất chủ yếu ở đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để thực hiện công trình dự án , trong đó chủ yếu là chuyển mục đích sử dụng của đất rừng sản xuất, diện tích thu hồi chuyển đổi là 13.982 m2.

b) Đánh giá tình hình thực hiện:

Thời gian quan trên địa bàn huyện chủ yếu thực hiện các trường hợp giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân với diện tích nhỏ lẻ; số lượng người sử dụng đất có nhu cầu thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện còn hạn chế.

Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ được thực hiện dựa trên các quy định của Luật Đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trên cơ sở tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư thuận lợi trong quá trình xin giao, thuê đất.

4. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất:

a) Kết quả thực hiện:

Trong sáu tháng đầu năm 2019 trên địa bàn huyện đã tiến hành thu hồi tổng diện tích là 13.929 m2 để thực hiện các công trình dự án. Việc thu hồi đất không làm các hộ bị ảnh hưởng phải di dời, tái định cư. Số tiền bồi thường là 84 triệu đồng.

b) Đánh giá tình hình thực hiện:

- Việc thu hồi đất thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Trong năm 2018 chưa thu hồi trường hợp có đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

- Bên cạnh những ưu điểm trên còn có những tồn tại và khó khăn như một bộ phận người dân chưa am hiểu về pháp luật đất đai nên còn xảy ra hiện tượng không phối hợp tốt trong quá trình đoàn công tác kiểm đếm, thống kê thiệt hại. Trang thiết bị phục vụ cho công tác GPMB như máy tính, máy đo đạc còn thiếu trong khi một số dự án thực hiện ở vùng có địa hình khó khăn, hiểm trở (như dự án thủy điện Sông Bồ, đường giao thông từ các xã ra biên giới).

5. Việc đo đạc, đăng ký đất đai, lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN) và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

a) Kết quả thực hiện:

- Đối với đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng đã được đo đạc bản đồ địa chính đồng loạt từ năm 2007 – 2008 trên địa bàn toàn huyện với tỷ lệ 1/10.000 và 1/5.000, ngoài ra trong thời gian qua còn thực hiện một số trường hợp nhỏ lẻ cho các hộ dân có nhu cầu.

- Năm 2013 đã thực hiện dự án đo đạc bản đồ địa chính đối với các loại đất khác trên địa bàn 20 xã, trong năm 2017 đã thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính của thị trấn A Lưới với tỷ lệ 1/1.000, 1.2000…

- Thời gian qua cấp Ủy, chính quyền nhân dân luôn quan tâm chỉ đạo, thực hiện hiện công tác xây dựng hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Trên địa bàn huyện từ trước đến nay chỉ sử dụng sổ địa chính dạng giấy, chưa sử dụng sổ địa chính điện tử. Hiện nay huyện A Lưới đang xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo mô hình thống nhất từ cấp huyện đến toàn tỉnh; đưa vào khai thác sử dụng và được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên trên file số.

b) Đánh giá tình hình thực hiện:

- Thời gian qua huyện A Lưới được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, đầu tư ngân sách cho đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai nên đến nay hệ thống dữ liệu về đất đai dần dần được hoàn thiện, từng bước hiện đại hóa;

- Hệ thống dữ liệu địa chính như bản đồ, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, việc lập bản mô tả thửa đất ở, việc đo vẽ ranh giới thửa đất trong trường hợp có biến động; việc trích đo địa chính;… đều được thực hiện theo các quy định mới về biểu mẫu và cách thức thực hiện.

6. Về tài chính đất đai và giá đất:

a) Kết quả thực hiện:

- Do có sự thay đổi, biến động về giá đất nên Ủy ban nhân dân huyện A Lưới đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất năm 2015, áp dụng 5 năm (2015-2019); ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với thực tiễn của địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. Tạo điều kiện thuận lợi để xác định giá khởi điểm để đấu giá thu tiền sử dụng đất. Hiện nay đang khảo sát, xây dựng bảng giá đất 5 năm (2020-2024).

- Trong sáu tháng đầu năm 2019 (tính đến ngày 25.6.2019) trên địa bàn thu được trên 2 tỷ đồng từ việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, cụ thể thu từ tiền sử dụng đất là 1.192.021.079 đồng, tiền chuyển mục đích sử dụng đất 666.267.250 đồng, tiền thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là 86.888.878 đồng, tiền phí và lệ phí 38.999.235 đồng, tiền thuê đất 131.186.407 đồng. Trong thời gian tới tiếp tục lập các thủ tục, hồ sơ định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại các khu vực như: Khu đất của Hợp tác xã Sơn Phước, Khu quy hoạch Vườn Tràm, Khu quy hoạch bến xe A Lưới, khu đất xen ghép trong khu dân cư…

b) Đánh giá tình hình thực hiện:

Bên cạnh những vấn đề đạt được còn có những vấn đề tồn tại, hạn chế sau đây:

- Việc thực hiện quy định về xác định giá đất, nhất là các quy định đổi mới về xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và định giá đất cụ thể do mới bước đầu thay đổi quy trình xác định giá đất nên việc tiếp cận văn bản còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc thực hiện các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất như: Quy trình đấu giá đất được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy được hướng dẫn chi tiết nhưng trong quá trình xác định giá đất còn có những khó khăn trong thực hiện trình tự thủ tục do còn nhiều văn bản chưa thống nhất.

 - Việc thực hiện các quy định về phát triển quỹ đất và việc bố trí nguồn vốn cho Quỹ phát triển đất đa số đều là nguồn ngân sách của huyện, do nguồn kinh phí của huyện còn hạn chế nên không đủ điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư để bán đấu giá.

7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Kết quả thực hiện:

- Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất, trên địa bàn huyện đã thường xuyên thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, hoạt động khai thác khoáng sản… do đó đã phát hiện và xử lý kịp thời khi có trường hợp vi phạm xảy ra.

Tuy nhiên do trong thời gian qua do đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về đất đai cho người dân nên mức độ vi phạm được hạn chế, không tạo ra các điểm nóng làm mất an ninh, chính trị trên địa bàn.

- Kết quả kiểm tra đã thống kê được các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, qua đó nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở lập hồ sơ đăng ký.

- Đối với các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng có giấy phép nhưng đã hết hạn hoặc không có giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ xin phép, hoặc lập biên bản xử lý các đơn vị cố tình vi phạm.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra Ủy ban nhân dân huyện đã tổng hợp báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để xin ý kiến chỉ đạo đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai như không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, để lấn chiếm đất...

Tiến hành thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất tại các địa phương...

- Kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra:

- Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý của thanh tra, từ đó tiến hành các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả việc thi hành các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

- Thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 17/02/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020; Ủy ban nhân dân huyện A Lưới đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn.

- Kết quả công khai các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:

Quá trình thanh, kiểm tra các vi phạm pháp luật về đất đai sau khi kết thúc đợt thanh tra, đã có kết quả cụ thể đều được công bố công khai, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai:

Xét thấy việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai luôn là vấn đề nóng, nhạy cảm do đó chính quyền địa phương các cấp luôn quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc xảy ra.  Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

- Trong năm sáu tháng đầu năm 2019 trên địa bàn huyện đã tiếp nhận 05 đơn thư phản ánh về tranh chấp đất đai, trong đó có 03 đơn thuộc thẩm thầm quyền đã giải quyết, 02 đơn luân chuyển về xã để giải quyết, kiến nghị của công dâ. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương kiểm tra, xác minh để trả lời công dân, có hướng giải quyết phù hợp.

- Huyện cũng đã thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai; vi phạm của các cơ quan, đơn vị và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

DT (Phòng TN&MT cung cấp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.461.349
Truy câp hiện tại 2.737