Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa Da cam ở Việt Nam: A So ngày trở lại
Ngày cập nhật 05/08/2011
A So ngày nay

A So - Đông Sơn, một địa danh không xa lạ gì đối với mọi người trong và ngoài nước, nơi được xem là cái rốn Dioxin của Việt Nam. Đã có nhiều thông tin về mảnh đất này và cụ thể là người ta chỉ đến xem và viết vài ba bài báo nhỏ với vài thông tin lặt vặt rồi không bao giờ trở lại nữa. Thế nhưng, người ta vẫn chưa đọc và hiểu hết những công trình nghiên cứu về Đông Sơn và Dioxin của các Viện Dân tộc học, Viện Xã hội học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), các Trung tâm lớn như Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển, hoặc các báo cáo của tổ chức UB. 10.80, của Hội bảo trợ trẻ em Dioxin Việt Nam (VNED) ở Pháp, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam....

Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của cuộc chiến vẫn còn hiện hữu trên những vùng đất xưa kia vốn được mệnh danh là đất chết A So, A Lưới (Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, nguy hiểm, người dân nơi đây đã tìm cách hồi sinh những vùng đất chết ngày xưa ấy.

          Trong những ngày gần đây chúng tôi có dịp trở lại sân bay A So. Cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là sau bao nhiêu năm vùng đất này không một cây gì có thể sống sót thì nay hàng rào bồ kết đã bắt đầu lên xanh, hàng chục hộ dân của Đông Sơn đã bắt đầu trồng lại rừng kinh tế quanh khu vực này A So bắt đầu hồi sinh, những thửa ruộng xanh tươi, đường sá phẳng lì như kéo gần lại với mọi người. Chính quyền địa phương đang cùng với các cơ quan chức năng lập đề án để sân bay A So sớm trở thành một địa điểm tham quan du lịch trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận huyện A Lưới.

Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất này là hành lang của Đoàn vận tải 559 bộ đội Trường Sơn nên quân Mỹ ra sức tàn phá khu vực này nhằm ngăn chặn những chuyến hàng chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Thời gian năm 2002 ở khu vực này có bảng ghi chứng tích sân bay A So và có những khuyến cáo cụ thể:Trong chiến dịch Ranch Hand (1961 - 1964) Mỹ đã rải xuống khu vực A Lưới lượng lớn bom đạn và chất độc hoá học (Hơn 300 phi vụ rải với gần 500.000 gallonr chất diệt cỏ, trong đó chứa trên 50% là chất da cam có chứa Dioxin)...Đến nay khu vực này môi trường vẫn còn ô nhiễm nặng bởi Dioxin chứa trong chất diệt cỏ...
          Sân bay A So là điểm nóng Dioxin, lượng tồn dư Dioxin trong đất và một số loại thực phẩm như mỡ cá, gà, vịt...còn cao trên mức cho phép. Đề phòng tái diễn Dioxin: Không sống, canh tác, nuôi trồng, đánh bắt ở khu vực xã Đông Sơn”. Đây là lời cảnh báo của tổ chức UB. 10.80.
Vậy mà đến hôm nay, Đông Sơn đã có một bộ mặt mới thật khang trang. Thế nhưng, không ai còn nhớ tấm bảng ghi lại những lời cảnh báo từ UB. 10.80 về sân bay A So, hèn gì mà hiện tại trâu, bò, trẻ em vẫn “vô tư” vui chơi ở trung tâm sân bay, vì các bậc phụ huynh chẳng biết gì về thông tin vùng nhiễm để ngăn ngừa con cái. Hiện tại, sân bay A So chỉ được biết đến qua vài cái chỉ tay của người dân qua đường. Và du khách chỉ biết ngơ ngác tự tìm hiểu qua các cẩm nang du lịch hoặc trên các tấm bản đồ du lịch đơn điệu mà họ mang theo.
Trong ký ức của nhiều người, A So vẫn là nỗi ám ảnh, vì ông Lê Minh Tươi người dân đã định cư ở đây lâu cho biết, năm 1993, khi đưa dân từ xã Hồng Thủy lên định cư ở A So, lực lượng bộ đội đã tháo gỡ hàng ngàn đầu đạn, san ủi hàng trăm hố bom cho bà con có đất làm nhà. Hiện bây giờ, tại khu sân bay A So, hầm chỉ huy của Mỹ vẫn còn, chỉ có điều cửa hầm đã sập vì quá lâu ngày. Xung quanh khu vực này, thỉnh thoảng bà con vẫn tìm ra một vài vỏ đạn nằm lẫn trong đất. Chỉ tính riêng xã Đông Sơn (tính đến 30.02.2009), toàn xã có 61 người bị tàn tật: điếc, bại não, thần kinh, liệt tay chân…liên quan đến dioxin. Trong đó, có 26 trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, 12% số trẻ em suy dinh dưỡng.
Hằng năm có hàng chục đoàn khách du lịch quốc tế tìm về A So, trong đó có rất nhiều người lính Mỹ từng tham chiến tại chiến trường này. Họ đã cho chúng tôi xem những bức ảnh mà các cánh rừng chỉ trơ còn thân cây, những chiếc máy bay mang từng thùng chất độc rải xuống vùng đất này… Ngoài ra, có rất nhiều đoàn khách Nhật Bản đến đây để chia sẻ với bà con trước những nỗi đau thể xác mà di chứng da cam còn để lại trên thân thể.
Trước đây cây cầu nhỏ bắc qua suối Loa để dẫn vào Đông Sơn bị cơn lũ tháng 11. 2008 quét trôi, lô nhô những đá, sỏi, sắt, trụ móng cầu...Bây giờ cây cầu mới đã xây xong. Bây giờ lại là cây cầu A Sáp bắt qua thượng nguồn A Sáp là ranh giới giữa xã Đông Sơn và Hương Lâm bắt đầy hư hỏng, người đi bộ và xe đạp thì được qua lại, còn phương tiện giao thông lớn thì đi đường vòng xa thêm vài km.
Địa điểm của trụ sở Uỷ ban xã cũ giờ được trưng dụng làm trạm của Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt. Vài ba ngôi nhà bỏ hoang nên trâu, bò thường được những hộ dân quanh đó dùng làm nơi trú ẩn về đêm, nên khi đi ngang qua đây một mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, tôi cứ phân vân hỏi tại sao người dân nơi đây không tận dụng nguồn phân bón này để làm tơi xốp đất hay là trong tập quán canh tác nương rẫy của họ không có thao tác này. Chuyện này được giải đáp ngay khi ông trưởng thôn Loa đi ngang đó với câu trả lời ngắn gọn với hai từ không biết.
Cơ sở hạ tầng của Đông Sơn ngay hiện tại là quá ư khang trang, thuận lợi. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng theo nguồn kinh phí thuộc chương trình 135 của Chính phủ, ngân hàng thế giới (ADB), tổ chức SNV (tổ chức tập trung phát triển của Phần Lan), NAV (Tổ chức Bắc Âu), Tầm nhìn thế giới (World Vision)...Hệ thống nhà ở của dân được xoá bỏ những ngôi nhà sàn vừa truyền thống, vừa rách nát mà thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố, mái tôn xanh, đỏ, các cụm dân cư được tổ chức ngăn nắp theo trục giao thông gần giống như những ô bàn cờ, tất cả đều thuộc chương trình 134 của Chính phủ.
 
          Ngày 15-1-2009, Trung tâm Hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên và Phát triển cộng đồng - Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới đã phối hợp cùng người dân địa phương vừa tổ chức trồng lại 10.000 cây bồ kết ở sân bay A So. Đây là lần thứ 3 A So trồng lại cây bồ kết. Hai lần trước cây đều chết khi chưa kịp bén rễ do một phần đất còn nhiễm độc nặng, chưa kể do trồng dàn trải nên bị trâu, bò ăn. Lần này rút kinh nghiệm, trồng theo phương thức cuốn chiếu, trồng đến đâu, rào chắn đến đó nên cây bồ kết con hiện phát triển rất tốt, một sự khởi đầu mới cho vùng đất này.
A So - Đông Sơn ngày càng có thêm nhiều người đến tham quan và nghiên cứu. Đặc biệt năm 2007 tại Viện Xã hội học cô Hồ Thị Kim Uyên đã bảo vệ thành công luận văn cao học chuyên ngành xã hội học với đề tài “Vai trò của mạng lưới xã hội trong việc chăm sóc nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin tại cộng đồng” (Nghiên cứu trường hợp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 12.2006 - 3.2007) cùng các cộng sự Phạm Hương Thảo và John Hustest vào A Lưới thực hiện nghiên cứu về chất độc da cam ở Đông Sơn, Hồng Thượng, Hồng Thượng, Hồng Quảng, A Đớt, Hồng Kim và A Ngo.
Những điều mắt thấy tai nghe ở Đông Sơn đã cho chúng tôi một cảm nghĩ rằng: Chính quyền địa phương cần có thêm những đầu tư cho Đông Sơn và nhất là cây cầu qua sông A Sáp, cây cầu này tuy nhỏ, ngắn nhưng sức chịu tải của nó quá lớn, kèm thêm vào đó là hằng năm mưa lũ ở vùng này chịu hậu quả lớn nên tuổi thọ của cây cầu càng giảm. Cần vệ sinh tốt ở khu vực trụ sở UBND cũ vì ở đây, trâu bò tập trung nhiều gây nên ô nhiễm môi trường và làm mất mĩ quan. Nơi đây nên xây dựng một khuôn viên trồng cỏ vì nơi đây đã có Bia tưởng niệm liệt sĩ xã, sân bay A So và là cửa ngõ của Đông Sơn. Đoàn Thanh niên xã cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã tuyên truyền cho người dân biết tác dụng của cây bồ kết để nhân rộng diện tích trồng ở nơi đây nhằm giảm thiểu những vấn đề về môi trường.
Tập tin đính kèm:
KP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.706.635
Truy câp hiện tại 18.178