Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Những loại cây xóa nghèo ở A Lưới
Ngày cập nhật 11/07/2011
Cây chuối là một trong những loại cây xóa nghèo ở A Lưới

Trong những năm qua chương trình trồng cây cao su, cà phê, chuối đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Và đã tạo ra nguồn thu nhập góp phần ổn định, nâng cao đời sống của nhiều nông dân trên địa bàn huyện A Lưới. Cây cao su, cà phê và chuối đã được xác định là cây chủ lực trong việc phát triển kinh tế ở một số xã của huyện A Lưới và được bà con nông dân nơi đây gọi là cây xóa nghèo. 

Ở xã Hồng Thủy vườn chuối của những hộ nông dân bạt ngàn màu xanh và trĩu quả, những chuyến xe thu mua nông sản từ thị trấn A Lưới ra, từ Tà Rụt vào tấp nập để mua chuối. Hộ anh Hồ Mạnh Hùng có 7ha chuối ba lùn anh đã thu hoạch 1ha hơn 1200 buồng chuối, giá bình quân mỗi buồng 40 - 50 ngàn đồng. Tính ra, cây chuối cho gia đình nguồn thu gần 50 triệu đồng/ha. Hiện, trong xã có hơn 90% số hộ chuyển đổi từ vườn đồi trồng dứa, quế, tram sang trồng cây chuối ba lùn. Các hộ gia đình này đều được Trung tâm khuyến nông khuyến lâm huyện hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn cách chăm sóc để tăng năng suất, chất lượng trái. Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu nông lâm nghiệp Huế đã đầu tư thực hiện mô hình trình diễn 1ha ở gia đình ông Hồ Mạnh Hùng (thôn 4) để bà con học tập. Nhờ đó, các hộ đã mạnh dạn làm theo, bình quân mỗi hộ trồng hơn 5 sào chuối ba lùn và chuối mốc như hộ ông Quỳnh Thùng (thôn 2), hộ anh Nguyễn Văn Sĩ (thôn 3), hộ anh Hồ Văn Chương…được chăm sóc rất tốt, thu hoạch đạt hiệu quả cao.

Khi hỏi về giá trị của cây chuối cũng như việc trồng chuối ở vùng đất này, đa số người dân nơi đây đều có chung quan điểm là cây chuối dễ trồng, rất thích hợp với thổ nhưỡng, có giá trị kinh tế cao. So với đặc điểm khí hậu ở A Lưới thì cây chuối rất ít dịch bệnh, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Cứ 1ha nếu được chăm sóc tốt mỗi năm sẽ cho thu nhập 70 - 80 triệu đồng. Đối với nguồn giống thì bà con tự nhân giống tại chỗ hoặc lấy giống nuôi cấy mô từ Trung tâm Nghiên cứu nông lâm nghiệp Huế cung cấp, do đó bà con được chủ động nguồn giống.
Diện tích trồng chuối trên toàn huyện tính đến cuối năm 2010 là 252 ha, diện tích canh tác ổn định hàng năm, chủ yếu là giống chuối Ba lùn tập trung nhiều ở xã Hồng Thủy và trồng rải rác ở các xã Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Vân... Ngoài diện tích trồng trong vườn nhà, chuối còn được trồng trên vườn đồi. Người dân sử dụng quả để ăn tươi và có thể làm thực phẩm như một loại rau xanh. Một số hộ nông dân cũng đã bán sản phẩm tại vườn.
Bên cạnh cây chuối thì việc phát triển cây cao su tiểu điền cũng được huyện A Lưới chú trọng. Và các địa phương như Hương Nguyên, Hồng Hạ đã được chọn làm thí điểm cho loại cây mới này với diện tích 400 ha, các hộ dân nơi đây rất phấn khởi vì giờ đây bên cạnh những loại cây chủ lực như tràm, sắn, lúa rẫy thì cây cao su đang phát triển mạnh bạt ngàn dọc theo triền đồi thấp bên Quốc lộ 49. Trên địa bàn huyện A Lưới tính đến cuối năm 2010 tổng diện tích cây cao su là 1.073,7 ha. Cao su trồng năm 2008 đến nay cây cao bình quân khoảng 3m, cao su trồng năm 2009 đến nay cây có 3 tầng lá ổn định. Nhìn chung, cây cao su trồng trên địa bàn huyện cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Được biết ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế thì huyện Nam Đông là nơi có rừng cây cao su phát triển mạnh và đã cho thu hoạch từ nhiều năm nay, tạo nên sức bật mới về kinh tế cho các hộ dân người dân tộc thiểu số Cơtu trên địa bàn. Bên cạnh đó, ở xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) nơi có nhiều đồng bào Pahy sinh sống cũng đã xuất hiện nhiều trang trại cao su lớn, ở xã Hồng Tiến (huyện Hương Trà) cũng vậy. Dựa trên những mô hình đó, Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm huyện cũng đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, tham quan các mô hình về truyền đạt lại cho bà con nơi đây. Và giờ đây, những cánh rừng cao su ở Hồng Hạ và Hương Nguyên thực sự là minh chứng cho thời gian và công sức con người đã bỏ ra. Trong thời gian tới, hy vọng rằng bà con dân tộc thiểu số nơi đây sẽ có thu nhập từ những loại cây công nghiệp mới này.
Một thuận lợi cho bà con nông dân huyện A Lưới là diện tích cà phê trồng năm 2006 - 2007 đến nay đã đi vào thời kỳ kinh doanh. Và diện tích cây cà phê trên toàn huyện tính đến cuối năm 2010 có 1.032,7 ha, với loại hình trồng cà phê và thành phẩm đã đảm bảo phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập để ổn định và nâng cao đời sống cho người dân các xã Nhâm, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hồng Bắc và Hồng Quảng, đồng thời các xã này cũng đã đảm bảo năng lực phòng hộ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái ở lòng hồ thủy điện.
Phấn đấu đến năm 2015 huyện A Lưới sẽ trồng đạt được 3.000 ha cao su; 1.000 ha cà phê; 1.000 ha chuối hàng hoá. Cải tạo nâng cao chất lượng vườn cao su, vườn cà phê, vườn chuối để tăng giá trị và hiệu quả đầu tư nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người dân. Tiếp tục triển khai trên các hộ có đủ năng lực, khác khao làm giàu nhanh chóng từ cây cà phê, cây chuối, cây cao su, sử dụng tối đa nguồn lao động tại chỗ, lực lượng lao động nhàn rỗi, nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân lao động, hướng tới đạt mức thu nhập bình quân 12 - 15 triệu đồng/người/năm.
Theo đó cây cao su sẽ được chọn trồng ở 17 xã có đủ điều kiện về nhân lực và yếu tố tự nhiên gồm: A Roàng, Hương Lâm, Hương Phong, Phú Vinh, Hồng Thượng, Hồng Thái, A ngo, Sơn Thuỷ, Nhâm, Hồng Bắc, Bắc Sơn, Hồng Kim, Hồng Trung, Hồng Vân, Hồng Thuỷ, Hương Nguyên, Hồng Hạ. Cây cà phêở 6 xã Nhâm, Hồng Quảng, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hồng Thuỷ, Hồng Bắc. Cây chuốiở 6 xã Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Nhâm, Hồng Quảng, Hồng Bắc, A Ngo.
Tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu trồng cây công nghiệp, phát triển theo hướng trang trại. Ưu tiên giao đất trống, rẫy đã bỏ hoang để người dân yên tâm sản xuất. Chuyển đổi rừng kinh tế đến thời kỳ khai thác để tổ chức trồng cao su, cà phê, chuối. Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, khai hoang mở rộng các vùng sản xuất. Tận dụng khai thác tốt những vùng có đường giao thông đi qua như đường thuỷ điện, đường vào vùng sản xuất cà phê của nông trường. Tiến hành mở tuyến đường mới vào vùng có quy mô rộng sản xuất lớn, khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực mở đường để vừa phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và phục vụ đi lại sản xuất của cộng đồng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá tạo niền tin vững chắc cho người sản xuất cao su, cà phê và chuối.

Hiện nay, trên địa bàn huyện diện tích đất có thể trồng cao su, cà phê, chuối ở các xã còn lớn. Điều kiện thời tiết, đất đai thổ nhưỡng tại huyện A Lưới rất thuận lợi để phát triển các loại cây trồng nói trên. Nông dân đã thấy rõ hiệu quả từ việc trồng cây cà phê, cây chuối, và đặt nhiều niềm tin lớn vào sản xuất cây cao su trên địa bàn. Nhiều hộ dân có thu nhập đáng kể, đời sống nâng lên rõ rệt và là động lực thúc đẩy mạnh mẽ người dân tham gia trồng cà phê, trồng chuối, cũng như nhiều vườn cao su phát triển tốt của các nông hộ tại xã Hồng Hạ, Hương Nguyên đem lại nhiều hi vọng và khả quan trong chiến lược phát triển kinh tế hộ gia đình nông hộ. Là giải pháp xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả.

Tập tin đính kèm:
KP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.234.757
Truy câp hiện tại 3.331