Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

A Lưới: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các cấp, những vấn đề cần quan tâm
Ngày cập nhật 23/07/2015
Hội thảo lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới

A Lưới là địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong tiến trình lịch sử, nhân dân A Lưới cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Là Đảng bộ ra đời sau giải phóng (1976); Gần 40 năm qua, Đảng bộ A Lưới lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vẻ vang, góp phần xứng đáng vào những thắng lợi chung của cả Nước.

Quá trình vận động, thành lập và lãnh đạo cách mạng ở địa phương, Đảng bộ A Lưới thu được nhiều thành công, tạo được những trang lịch sử vô cùng anh dũng, trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân A Lưới đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Là một trong số những Đảng bộ ra đời sau giải phóng của tỉnh, 40 năm qua, Đảng bộ A Lưới đã lãnh đạo toàn dân trong huyện phát huy truyền thống anh hùng của quê hương và con người A Lưới, những thắng lợi vẻ vang trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội của địa phương.

Tái hiện khách quan quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân, tổng kết rút ra bài học lịch sử của Đảng bộ giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao ý chí, tình cảm cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, làm sáng tỏ và bổ sung cơ sở lịch sử xây dựng và tổ chức thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đưa tri thức lịch sử đó vào trong giảng dạy, trong các tầng lớp thanh, thiếu niên.

Nghiên cứu lịch sử Đảng không phải chỉ là ôn lại quá khứ, mà chủ yếu là tìm hiểu sâu sắc cái đã qua để có điều kiện hiểu được cái đang, sắp diễn ra, phục vụ tốt hơn cho việc xem xét và giải quyết những vấn đề của Đảng ở địa phương trong hiện tại và tương lai. Trước những yêu cầu to lớn, cấp thiết của công tác tư tưởng, lý luận trong tình mới và từ thực tế thành công cũng như hạn chế trong hoạt động của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các địa phương.

Gần 10 năm qua, Huyện ủy A Lưới rất quan tâm đến công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử, nhất là từ khi có Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư; Chỉ thị 06-CT/TU ngày 20/6/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”; Thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 06-CT/TU, Ban Thường vụ Huyện ủy A Lưới đã ban hành Chỉ thị 12-CT/HU ngày 10/11/2006 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”. Các cấp ủy Đảng, ban ngành, đoàn thể nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chính trị, tư tưởng. Ban Tuyên giáo Huyện ủy, tham mưu cho cấp ủy xây dựng đề cương, hướng dẫn nghiên cứu, biên soạn cho các Đảng bộ cơ sở, tổ chức triển khai đồng bộ, trên địa bàn toàn huyện, nhất là Đảng bộ các xã, thị trấn.

Sau gần 10 năm (2006 - 2015), công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể bước đầu đã đạt được kết quả khá quan trọng. Đến nay, cấp xã có 1 đơn vị in, phát hành lịch sử Đảng bộ (Đảng bộ xã A Ngo); 01 Đảng bộ cơ quan đã phát hành lịch sử truyền thống của ngành (Đảng bộ BCHQS huyện); một số địa phương đơn vị cũng đã hoàn thành bản thảo; cấp huyện đang hoàn thành cuốn lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới và cho ra mắt nhân dịp Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI.

Nhìn chung, các công trình lịch sử được biên soạn, xuất bản đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, nội dung đảm bảo tính thống nhất chung với lịch sử toàn Đảng, đồng thời thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương, đơn vị, góp phần làm rõ thêm lịch sử của Đảng bộ A Lưới. Nhiều công trình chú ý đến tổng kết thực tiễn lịch sử và kinh nghiệm địa phương, ngành, do vậy góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, lý luận, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện trong sự nghiệp đổi mới.

Đối với biên soạn lịch sử Đảng bộ, các cấp ủy địa phương rất quan tâm chỉ đạo biên soạn. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó không chỉ đối với địa phương mà cả trong chỉ đạo của huyện, nhất là công tác sưu tầm, khai thác tư liệu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, do công tác lưu trữ tư liệu trong chiến tranh không đảm bảo, thất lạc nhiều. Mặt khác, các xã căn cứ cách mạng, xã anh hùng đều thuộc xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khai thác tư liệu từ nhân chứng gặp nhiều khó khăn; chất lượng một số công trình biên soạn còn thấp, đặc biệt là các công trình lịch sử Đảng bộ xã, phường, thị trấn, nặng về miêu tả diễn biến sự kiện, chưa chú trọng tính tổng kết. Bên cạnh đó một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này, chưa xây dựng được kế hoạch NCBS, xuất bản lịch sử Đảng bộ một cách khoa học, thường xuyên, lâu dài để chủ động thực hiện, cho nên sự phối hợp để giải quyết các vấn đề như cán bộ, kinh phí biên soạn còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác NCBS còn nhiều bất cập vừa thiếu, vừa yếu, vừa hạn chế về chất lượng nhất là ở cấp cơ sở.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan chức năng đối với công tác NCBS, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Nhiều đơn vị còn lúng túng, bị động về quy trình để triển khai nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của đơn vị. Việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống chưa sâu rộng, việc xã hội hóa các công trình lịch sử sau khi xuất bản chưa thường xuyên, hiệu quả tuyên truyền chưa sâu rộng, ...

Qua khảo sát và nắm tình hình tại các địa phương cơ sở, đại đa số các cấp ủy cho biết công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử tại địa phương là một công trình có ý nghĩa hết sức to lớn nhằm giúp các thế hệ hiểu rõ qúa trình phát triển và trưởng thành của Đảng bộ trong việc lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội. Đặc biệt là giúp thế hệ trẻ hiểu hơn những đóng góp to lớn của các bậc cha ông đi trước. Tuy nhiên, hiện nay điều mà cơ sở gặp không ít khó khăn đó là nhân chứng qua các thời kỳ, tư liệu, hình ảnh…đặc biệt là về kinh phí để triển khai thực hiện.

Ông Lê Anh Miêng – UVTV – Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết, hiện nay các xã, thị trấn và một số ban ngành, đoàn thể đang triển khai viết lịch sử Đảng bộ và truyền thống của ngành theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, tuy nhiên điều Ông trăn trở nhất đó là làm sao các địa phương và các ngành sớm có giải pháp cụ thể để công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử và cho ra đời những cuốn lịch sử có giá trị nhất. Bởi theo Ông hiện nay nguồn tư liệu quí giá nhất đó là các nhân chứng sống, nếu không sớm triển khai thì các nhân chứng này ngày một không còn nữa, lúc đó việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Từ thực tiễn công tác NCBS lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ngành, địa phương trong huyện thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau:

- Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 06-CT/TU, Chỉ thị 12-CT/HU của Huyện ủy. Nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng là làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về Đảng, là giáo dục về Đảng; là tổng kết thực tiễn lịch sử, làm rõ lý luận con đường cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm rõ lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng, góp phần vào công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của Đảng hiện nay.

- Cần tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử huyện, các xã, thị trấn, các ban ngành, đoàn thể cấp huyện. Cấp ủy ra chế độ xét duyệt một cách thích hợp những cuốn lịch sử Đảng bộ; chỉ đạo chặt chẽ công tác xuất bản và phát hành lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể; ra quyết định về việc cấp kinh phí cho việc hoàn thành cuốn lịch sử Đảng. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của các ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn. Bản thảo trước khi xuất bản đều được lấy ý kiến thẩm định, đánh giá một cách khách quan đảm bảo tính Đảng, tính lịch sử và tính khoa học

- Tập trung củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng. Các cơ quan, đơn vị phân công cán bộ phụ trách (hoặc kiêm nhiệm) công tác lịch sử và giáo dục truyền thống để tham mưu cho cấp ủy mình đảm bảo theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định.

- Các cấp ủy Đảng cần chủ động xây dựng kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống. Khi xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biên soạn cần xác định mục đích, yêu cầu của công tác biên soạn; phân công lực lượng tham gia biên soạn; lập danh sách cán bộ chủ chốt, những nhân chứng lịch sử của mỗi giai đoạn để khai thác tư liệu sống, bổ sung cho tư liệu thành văn. Đồng thời, dự trù kinh phí cho các khâu từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc công việc.

- Ban Tuyên giáo phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn nghiệp vụ biên soạn lịch sử cho cán bộ cơ sở. Các cấp ủy Đảng địa phương, đơn vị phải lưu ý mời đội ngũ giáo viên dạy lịch sử ở trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học cùng tham gia, đây là yếu tố quan trọng quyết định thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu đề ra của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử. 

- Trong điều kiện hiện nay, để có thể biên soạn được lịch sử phải làm sao có đủ tư liệu cần thiết, đó là: nghị quyết, chỉ thị, báo cáo và các văn kiện quan trọng của cấp ủy, chính quyền; sự kiện lịch sử về không gian, thời gian, diễn biến, kết quả để phản ánh diễn biến lịch sử của từng giai đoạn lịch sử; hồi ký, ký ức, hồi tưởng, lời kể của các đồng chí lãnh đạo cách mạng qua các thời kỳ. Một số tài liệu cần thiết khác như: tài liệu, nhân chứng, vật chứng, tài liệu tham khảo… Tư liệu phải được tọa đàm và xác minh. Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc, tư liệu được xác minh mới khám phá được bản chất của sự kiện lịch sử, tái hiện được bộ mặt chân thật của lịch sử, rút ra bài học, kinh nghiệm lãnh đạo quí báu của Đảng bộ trong quá khứ để vận dụng vào quá trình lãnh đạo hiện nay.

- Nguồn tư liệu cần phải tiến hành hội thảo, tọa đàm để kiểm tra, đối chiếu, xác minh. Tổ chức trao đổi, hoàn thành bản thảo báo cáo lên Ban chỉ đạo nội dung. Sau khi tiếp thu ý kiến của Ban chỉ đạo nội dung, bản thảo được tổ chức Hội thảo để thống nhất, chỉnh sửa, bổ sung những nội dung cơ bản. Sau đó, Ban biên tập hoàn chỉnh bản thảo và báo cáo Ban chỉ đạo nội dung, Ban Thường vụ xem xét, cho ý kiến. Sau đó trình cấp có thẩm quyền (thông qua Ban Tuyên giáo Huyện ủy) thẩm định nội dung các bản thảo lịch sử trước khi cho in ấn, xuất bản.

- Có kế hoạch thực hiện xã hội hóa các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương. Sau khi in ấn, xuất bản, phát hành cuốn sách, các địa phương, đơn vị cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục trong Đảng bộ, trong các tổ chức toàn thể và toàn thể nhân dân. Cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh, truyền hình huyện để phát huy hiệu quả tác dụng, ý nghĩa của cuốn lịch sử trong việc tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ địa phương mình.

- Để biên soạn lịch sử địa phương thực hiện đúng tiến độ và đạt kết quả, việc cấp kinh phí kịp thời và đầy đủ theo kế hoạch là một trong những giải pháp quan trọng. Muốn thực hiện tốt giải pháp này, Ban Chỉ đạo phải xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện cụ thể theo từng công việc của công trình từng quí, năm. Thực hiện giải pháp này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị xã và huyện, nhất là với Phòng Tài chính huyện. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, khó khăn về kinh phí, Ban Chỉ đạo báo cáo cấp ủy để có hướng giải quyết kịp thời, đảm bảo tiến độ và đạt kết quả tốt nhất.

Công tác nghiên cứu, sưu tầm và phát hành lịch sử Đảng bộ, lịch sử địa phương, được cấp uỷ các cấp trong huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, gắn với công tác triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, nhất là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03 - CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện, nhất là thế hệ trẻ học tập và noi theo; góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị; phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI./.

Hồ Đàm Giang - Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.318.755
Truy câp hiện tại 4.597