Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Nông thôn mới giữa đại ngàn Trường Sơn
Ngày cập nhật 07/08/2014
Internet đến với bà con vùng cao A Lưới

Cơn mưa đầu mùa ở A Lưới như đang làm hạ nhiệt núi rừng Trường Sơn trước cái nắng như thiêu đốt trong những ngày vừa qua. Từ trung tâm thị trấn, ngược lên phía tây khoảng 5km, nằm ven đường biên giới Việt – Lào là địa bàn của xã Nhâm, một trong 28 xã được chọn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cách đây 3 năm, khó ai có thể hình dung diện mạo nông thôn mới của một xã vùng cao như xã Nhâm, nhưng đến nay, sự đổi thay ấy đang diễn ra từng ngày. Chủ tịch UBND xã Phạm Minh Cái nói: “Sau 3 năm phấn đấu, toàn xã đã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 sẽ phấn đấu đạt tiêu chí về môi trường, năm 2016 tiêu chí về nhà ở, năm 2017 tiêu chí về giáo dục, năm 2018 tiêu chí về thu nhập và tiêu chí về hộ nghèo”. Như vậy xã Nhâm sẽ vượt trước 2 năm so với mục tiêu của cả nước và là tốp đầu trong các xã đạt chuẩn nông thôn mới hiện nay của cả tỉnh.

Nói như anh Cái, xuất phát điểm của xã Nhâm là văn hóa. Các dân tộc ít người ở đây gắn bó với rừng núi từ lâu đời, họ đã hun đúc nên những giá trị văn hóa độc đáo, phong phú mang đậm bản sắc dân tộc. Nhiều làng ngày nay vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống, về kiến trúc nhà rông, về trang phục, về phong tục tập quán như làng A Bung, làng Pa E, làng A Hưa… Cả xã có 8 thôn, thôn A Bung và A Hưa là 2 thôn làm điểm với các nội dung cụ thể như: Xây dựng hàng rào xanh, xây dựng cổng chào, làm sọt đựng rác trước cổng từng gia đình, làm nhà xí hợp vệ sinh, xử lý tốt phân thải gia súc, gia cầm, vận động nhân dân hiến đất và tài sản gắn liền trên đất khi xây dưng các công trình văn hóa, giao thông phục vụ dân sinh…

Chị Nguyễn Thị Hằng, nhân viên điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) đã tích cực phục vụ tạo điều kiện cho người dân đọc sách báo và truy cập internet. Chính Hằng đã đề nghị tổ chức các lớp tập huấn vào thứ bảy, chủ nhật để cán bộ xã, thôn tranh thủ thời gian nghỉ giải lao sang điểm BĐVHX đọc báo, mượn sách. Hằng đã in các tờ rơi, poster dán ở những nơi công cộng để quảng cáo làm cho mọi người biết số lượng sách, báo, mời bà con đến đọc. Hội người cao tuổi có phong trào tập dưỡng sinh buổi sáng, sau các buổi tập đến BĐVHX để đọc báo và truy cập Interrnet, nắm tin tức thời sự trong ngày.

Ở một xã vùng cao sát biên giới như xã Nhâm mà truy cập được Internet, truy cập được Wifi quả là điều thú vị; hệ thống máy tính ở điểm BĐVHX cũng như ở bộ phận một cửa và các phòng làm việc của UBND xã kết nối được Internet chứng tỏ công nghệ thông tin thật sự đã đến gần với người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Đây cũng là điều kiện tốt để xã Nhâm xây dựng nông thôn mới và cũng là điểm nhấn quan trọng của dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mêkông đang được triển khai ở đây; trong đó, khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động du lịch, mang đến cơ hội và việc làm cho cộng đồng thông qua xây dựng và giới thiệu các mô hình du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng… sớm xây dựng hoàn thành nông thôn mới ở giữa đại ngàn Trường Sơn.

Theo http://baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.659.728
Truy câp hiện tại 23.957