Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Huyện A Lưới: Cách làm hay để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
Ngày cập nhật 26/12/2018

Các nông sản tại các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) như: Mật ong, măng rừng, chuối, thịt heo bản, tiêu, gạo… được đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thụ bằng việc hình thành những cửa hàng bán thực phẩm sạch, thu hút đông người tiêu dùng. Qua đó đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho rất nhiều đồng bào dân tộc.

Tại huyện A Lưới, tháng 4/2018, được sự hỗtrợ đắc lực của Hội Liên hiệp Phụnữ A Lưới, hợp tác xã (HTX) nông sản an toàn được thành lập. Đây là mô hình sản xuất theo hướng nông sản sạch, khép kín từkhâu sản xuất đến khi giới thiệu, tiêu thụsản phẩm ra thị trường. Để tạo ra nguồn cung ổn định HTX xây dựng 2 tổ trồng chuối, 1 tổ trồng rau quả, 1 tổ chăn nuôi gà, lợn tại các xã Hương Phong, Nhâm, Hồng Bắc.

Bà Lê Thị Quỳnh Tường - Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ A Lưới giới thiệu quy trình sản xuất sản phẩm sạch của HTX

Đặc biệt, để tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm làm ra, HTX đã xây dựng 1 cửa hàng bán nông sản, thực phẩm tại thị trấn A Lưới và 1 cửa hàng tại thành phố Huế. Các mặt hàng bày bán chủ yếu là các nông sản đặc trưng của vùng đồi núi như mật ong, chuối, gạo Ra dư, nếp than, măng rừng, rau rừng, thịt gà, thịt heo bản, tiêu, ớt… Bên cạnh việc bán các sản phẩm làm ra từHTX, các hội viên này còn tổ chức thu mua nông sản của bà con làm ra, với phương châm “mỗi làng, xã đăng ký một loại sản phẩm”.

Bà Lê Thị Quỳnh Tường - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ A Lưới cho biết, sau thời gian đi vào hoạt động, hai cửa hàng tại A Lưới và thành phố Huế kinh doanh rất hiệu quả, trung bình mỗi của hàng bán từ1,5 – 2 triệu đồng/ngày, tương đương 450 – 600 triệu/tháng. Qua đó, tạo thu nhập ổn định cho mỗi thành viên HTX từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Quan trọng hơn là các nông sản núi rừng lâu nay của bà con dân tộc đã được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng, bà Tường cho biết thêm.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện A Lưới nhấn mạnh, hiện nay huyện đang tập trung việc phát triển mô hình kinh tế tập thể, đặc biệt xây dựng các tổ hợp tác và HTX để đảm bảo các tiêu chí về phát triển nông thôn mới, qua đó tạo đầu ra cho các nguyên liệu, nông sản của bà con địa phương. Đây là hướng đi mới của A Lưới để tạo ra những đặc sản mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc A Lưới, đồng thời có những sản phẩm của A Lưới để du khách có thể đến trải nghiệm và mang về. Qua nhiều cố gắng của bà con, tạo điều kiện của các ban, ngành, hiện nay sản phẩm chuối A Lưới cũng đã được bày bán tại kệ hàng của siêu thị Big C Thành phố Huế. Bà Võ Thị Thu Thủy - Giám đốc Siêu thị Big C Huế cho biết, chuối A Lưới được bày bán ở Siêu thị Big C chỉ là bước khởi đầu, còn nhiều nông sản, đặc sản khác của bà con nếu hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết cũng sẽ được Big C Huế tiếp nhận, bày bán. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ hướng dẫn người dân đầu tư hơn về số lượng, chất lượng, mẫu mã để sản phẩm chuối của A Lưới có chỗ đứng vững chắc không chỉ tại Siêu thị Big C Huế mà còn cả hệ thống Siêu thị Big C các tỉnh, thành khác”, bà Thủy cho biết thêm.

Nhiều nông sản của đồng bào được bày bán tại các cửa hàng nông sản an toàn của HTX

Không chỉ tại huyện A Lưới, hiện tại các nông sản, đặc sản tại huyện miền núi Nam Đông như nấm lim xanh, cá chình núi, rau củ quả rừng, thịt gà, trứng, mật ong… cũng được các cá nhân kết nối, lấy hàng từ địa phương về bày bán tại thành phố Huế và đã được người tiêu dùng lựa chọn.

Nhằm tạo sinh kế lâu dài, ổn định, giảm nghèo bền vững cho bà con, việc xây dựng mô hình của hàng nông sản an toàn này cần được nhân rộng. Đặc biệt cần áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăm sóc cây trồng, vật nuôi từđó sẽ tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, có đầu ra ổn định cho các nông sản, đặc sản.

(Theo www.congthuong.vn)

T.T
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 22.948.282
Truy câp hiện tại 2.487