Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội nghị tổng kết công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016
Ngày cập nhật 16/09/2016

Vừa qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016, do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện chủ trì. Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, các cơ quan, ban, ngành, lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện; đại diện lãnh đạo UBND các xã, thị trấn.

Trong năm 2015, tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới và mưa lũ ít gây thiệt hại về tài sản của nhân dân. Trong năm, có 05 cơn bão và 01 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 03. Trong năm, đã xảy ra 03 đợt mưa lớn: đợt 01: từ ngày 24 - 28/03, lượng mưa phổ biến 250 - 400 mm; đợt 02: từ ngày 12-14/09, lượng mưa phổ biến 150 - 300 mm, có nơi trên 400 mm; Đợt 03: từ ngày 31/10-05/11, lượng mưa phổ biến 150 - 250 mm. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nắng nóng, hạn hán đã xảy ra trên diện rộng, gió tây khô nóng hoạt động mạnh và liên tục làm cho số ngày khô nóng kéo dài, nền nhiệt toàn năm cao hơn trung bình nhiều năm và tổng lượng mưa trong mùa mưa lũ chỉ xấp xỉ từ 70 - 80% so với trung bình nhiều năm. Trong năm 2015, đã có 17 đợt gió mùa đông bắc và không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến thời tiết Thừa Thiên Huế. Trong đó, đợt không khí lạnh trong tháng 2 là khá mạnh và liên tục gây ra rét, huyện A Lưới xảy ra rét đậm với nhiệt độ thấp từ 9 - 11 độ C. Đã xảy ra 02 đợt lốc xoáy: Tại xã A Đớt và xã Đông Sơn làm thiệt hại khoảng 25 triệu đồng. Năm 2015, trận động đất xảy ra lúc 22 giờ 26 phút ngày 08/4/2015 trên địa bàn huyện A Lưới, mạnh 3,5 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km, tuy không gây thiệt hại về người và tài sản, nhưng đã gây tâm lý lo lắng cho người dân. Sở Khoa học và Công nghệ đã và đang tích cực phối hợi với Vụ khoa học và Công nghệ địa phương - Bộ Khoa học và Công nghệ ghi danh mục thưc hiện nghiên cứu đánh giá nguy hiểm động đất tỉnh Thừa Thiên Huế ở mức độ chi tiết cao. Tổng giá trị thiệt hại vật chất do thiên tai gây ra ước tính khoảng 1,5 tỷ đồng.

Công tác triển khai phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Khi có thông tin về bão, áp thấp nhiệt đới có chiều hướng hoạt động vào khu vực biển Đông có khả năng ảnh đến tỉnh ta, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã thông báo, chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ  huy PCTT và TKCN huyện và lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị sẵn sàng tổ chức triển khai thực hiện các phương án phòng chống, ứng phó; tổ chức trực ban từ huyện đến các địa phương, theo dõi, bám sát tình hình diễn biến của thời tiết để kịp thời thông tin, chỉ đạo. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện về địa phương được phân công để đôn đốc, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai các hoạt động phòng chống thiên tai theo phương án đã xây dựng. Chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và UBND các xã, thị trấn thông báo tình hình mưa lũ trên Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn để cho nhân dân biết và chủ động phòng chống.

Triển khai vận động nhân dân chằng chống nhà cửa, chuồng trại để chủ động đối phó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về nhà cửa, tính mạng và tài sản của nhân dân. Hệ thống thông tin liên lạc được giữ vững trong thời gian lụt, bão nhằm đảm bảo công tác phòng chống thiên tai của các cấp, các ngành, các đại phương. Ngoài các số điện thoại khi cần liên lạc, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện  và các xã đã chuẩn bị máy bộ đàm để phục vụ khi có sự cố hệ thống thông tin xảy ra.

Nhiều bài học kinh nghiệm được đúc kết qua công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đó là trước hết, phải coi việc phòng tránh thiên tai là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn dân, người dân cần chủ động hơn trong việc ứng phó khi có bão, lũ xảy ra. Công tác phòng, chống thiên tai phải dựa vào nhân dân là chính, chính quyền cơ sở là chính, phòng ngừa là chính. Việc đào tạo kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cộng đồng là rất quan trọng. Công tác dự báo kịp thời, chính xác, cụ thể và thông tin sâu rộng đến các cơ quan chức năng và người dân sẽ chủ động trong chỉ đạo điều hành và ứng phó phù hợp; Ngoài việc sử dụng các trang thiết bị thông tin như: điện thoại, loa cầm tay, cần duy trì các dụng cụ cảnh báo truyền thống như: trống, phèn la, kẻng để cảnh báo thiên tai ở thôn, xã. Công tác thông tin, truyền thông trong phòng chống thiên tai rất quan trọng, cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và sinh động để người dân nắm bắt được diễn biến thiên tai, chỉ đạo của các cấp chính quyền và ứng phó kịp thời. Khi tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai được kiện toàn, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên, cơ chế phối hợp được xây dựng cụ thể, thực hiện đồng bộ, được đầu tư, trang thiết bị chuyên dùng thì sẽ chủ động, phản ứng nhanh, phù hợp với các tình huống thiên tai và giảm thiểu thiệt hại. Lực lượng ứng phó và trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn cần phải được bố trí sẵn sàng tại các khu vực trọng điểm, có nguy cơ cao để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Triển khai và quán triệt Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã nhấn mạnh và  yêu cầu lãnh đạo các địa phương, đơn vị chấp hành nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh, UBND huyện về công tác PCTT và TKCN giảm nhẹ thiên tai năm 2016. Tổ chức thực hiện tốt các nội dung phòng chống thiên tai cụ thể tại cơ sở theo phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả", trong đó lấy công tác phòng là chính, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ".  Chủ động phòng tránh, thích nghi là biện pháp chủ yếu nhằm đối phó có hiệu quả với mọi diễn biến thời tiết phức tạp, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Một số hình ảnh tại Hội nghị

LHVHQ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.192.652
Truy câp hiện tại 3.257