Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 23.167.666
Truy câp hiện tại 3.684
Đánh giá kết quả thực hiện mô hình cánh đồng tập trung tại xã A Ngo
Ngày cập nhật 20/09/2016

Trong những năm qua, năng suất lúa trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, tuy nhiên việc đầu tư canh tác tập trung theo vùng (chủng loại giống, làm đất, ngày gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch…) vẫn chưa đồng bộ, tập trung, dẫn đến việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và năng suất trên một đơn vị diện tích vẫn còn hạn chế. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương tăng cường tổ chức sản xuất lúa theo quy mô cánh đồng tập trung, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Xã A Ngo là xã đầu tiên được huyện chọn làm thí điểm mô hình cánh đồng tập trung và đã được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ.

UBND huyện đã giao Trạm Khuyến Nông lâm ngư huyện chủ trì, phối hợp UBND xã A Ngo tiến hành triển khai thực hiện mô hình cánh đồng tập trung tại xã A Ngo nhằm giúp người dân thay đổi nhận thức, tập quán canh tác và vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Chuyển dần canh tác từ tự phát sang canh tác tập trung nhằm hạn chế sâu bệnh hại và điều tiết nước tưới hợp lý hơn. Đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác làm đất và thu hoạch đồng loạt để hạn chế ảnh hưởng về thời tiết, nâng cao năng suất lúa cho người dân, giải phóng sức lao động chân tay. Mô hình cánh đồng tập trung triển khai đã làm giảm chi phí đầu vào trên đơn vị diện tích, mang lại hiệu quả sản xuất cho bà con. Đồng thời, giúp người trồng lúa chủ động hơn trong các khâu canh tác và quản lý tốt sâu bệnh hại, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch nhằm hạn chế thất thoát trong mùa mưu bão.

Mô hình được bố trí thực hiện trên địa bàn thôn Pâr Nghi, xã A Ngo. Với quy mô diện tích được thực hiện là 3,9 ha và 34 hộ tham gia. Thời gian bắt đầu từ tháng 12/2015 và kết thúc đến hết vụ Hè Thu năm 2016. Hiệu quả từ mô hình được thể hiện rõ rệt, về năng suất: Năng suất Vụ Đông xuân đạt 76,8 tạ/ha cao hơn so với cùng kỳ 18,6 tạ/ha; Vụ Hè Thu đạt 61,8 tạ/ha cao hơn so với cùng kỳ 7,3 tạ/ha. Về cơ giới hóa: Tỷ lệ làm đất bằng máy trong năm 2015 chiếm 90%, cao hơn so với cùng kỳ 40%; Tỷ lệ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp chiếm 57,5% cao hơn những vụ trước (những năm trước đây chưa thuê máy gặt đập liên hợp). Thời gian thu hoạch được rút ngắn trong vòng chỉ 2 ngày, trong lúc đó những vụ trước đây thu hoạch kéo dài trên 7 ngày. Đặc biệt, vụ Hè Thu năm nay thu hoạch trước so với vụ khoảng 7 - 10 ngày, trách được áp thấp nhiệt đới. Chi phí lao động khi thực hiện mô hình thấp hơn so với những năm trước là 18 triệu đồng. Đặc biệt, chi phí cho công đoạn thu hoạch giảm bớt 300.000 đồng/sào và giải phóng được sức lao động cho người dân.

Đánh giá kết quả thực hiện Dự án: Đây là một trong những mô hình đã mang lại kết quả tốt trên nhiều mặt: Năng suất tăng, chi phí giảm, thời gian thu hoạch được rút ngắn, đặt biệt đã đưa cơ giới hóa vào trong sản suất nhằm giải phóng sức lao động cho người dân. Mô hình giúp cho người dân nắm vững kỹ thuật thâm canh lúa nước và được người dân nhiệt tình hưởng ứng. Khuyến nghị trong thời gian tới, UBND huyện đề nghị tập trung nhân rộng mô hình cánh đồng tập trung và chia sẻ những kinh nghiệm cho các hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện học tập và làm theo. 

Một số hình ảnh từ mô hình

 

LHVHQ
Các tin khác
Xem tin theo ngày