Tìm kiếm tin tức
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: Đ/c Lê Trung Hiếu
Phó Trưởng ban: Đ/c Lê Thị Thêm
Liên kết website
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 22.965.816
Truy câp hiện tại 17.698
Đã thông qua Đề án giảm nghèo bền vững huyện A Lưới giai đoạn 2016 – 2021 tại kỳ họp thứ 3, HĐND huyện khóa XI
Ngày cập nhật 27/12/2016
Thảo luận và thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 3, HĐND khóa XI

Tại phiên họp thứ 2 của ngày thứ nhất, kỳ họp thứ 3 (ngày 15/12/2016), Hội đồng nhân dân huyện đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2021. Ông Hồ Văn Ngưm – Phó Chủ tịch UBND huyện đã thay mặt UBND huyện trình bày Tờ trình về việc đề nghị Hội đồng nhân dân huyện xem xét, thảo luận và thông qua Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Mục tiêu của Đề án này là “Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin...). Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020.

Đại biểu HĐND huyện thảo luận và thông qua Nghị quyết giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 tại kỳ họp

Theo đó, mục tiêu cụ thể là sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm, phấn đấu đến cuối năm 2020 còn lại 15%, trong đó: Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên 1,5 đến 2,0 lần so với năm 2015. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Giải quyết một cách cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm, nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đến năm 2020: 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 80% hộ nghèo trong từ 15độ tuổi đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp THCS; 95% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi 6-14 tuổi đi học được đến trường; 70% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng; 65% hộ nghèo đảm bảo về diện tích nhà ở; 95% hộ nghèo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;90% hộ nghèo có hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; 95% hộ nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông; 95% hộ nghèo có thiết bị phục vụ tiếp cận thông tin.

Hà Thiên
Các tin khác
Xem tin theo ngày