Hồng Thủy (di tích đá mới)
Ngày cập nhật 13/06/2014

Địa điểm: Xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại xã Hồng Thủy đã phát hiện được 13 rìu, bôn đá. Tất cả rìu, bôn đá ở đây đều thuộc loại có vai được chế tác từ loại đá cứng, hạt mịn, thân mài trau chuốt, tuy nhiên đôi chỗ vẫn còn dấu vết của kỹ thuật ghè đẽo ban đầu.

Về kích thước của các di vật không đều nhau. Có chiếc chiều dài thân tới 8,5cm nhưng lại có chiếc chỉ dài 4,5cm, công cụ có chiều dài thân trung bình từ 6 – 7cm là phổ biến nhất, chiều rộng thân lưỡi trong khoảng từ 3,5 đến 6cm.

Ngoài sưu tập rìu, bôn đá, trên sườn hai quả đồi gần khe Xỏ Xa và khe Li Len còn phát hiện được một mảnh tước đã được mài làm dao rạch, đá có vết mài và hai chiếc bôn đá dưới độ sâu 1m. Việc phát hiện một số lượng lớn rìu, bôn đá trên một phạm vi hẹp, chủ yếu ở một gò đồi thoai thoải, gần thung lũng, khe suối đã cho phép chúng ta nghĩa rằng có thể đây là địa bàn cư trú của cư dân thời tiền sử thời hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí.

(Theo Bản đồ khảo cổ học Bình - Trị - Thiên thời đại đá và sơ kỳ kim khí).

Theo http://www1.thuathienhue.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hồng Thủy (di tích đá mới)
Ngày cập nhật 13/06/2014

Địa điểm: Xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại xã Hồng Thủy đã phát hiện được 13 rìu, bôn đá. Tất cả rìu, bôn đá ở đây đều thuộc loại có vai được chế tác từ loại đá cứng, hạt mịn, thân mài trau chuốt, tuy nhiên đôi chỗ vẫn còn dấu vết của kỹ thuật ghè đẽo ban đầu.

Về kích thước của các di vật không đều nhau. Có chiếc chiều dài thân tới 8,5cm nhưng lại có chiếc chỉ dài 4,5cm, công cụ có chiều dài thân trung bình từ 6 – 7cm là phổ biến nhất, chiều rộng thân lưỡi trong khoảng từ 3,5 đến 6cm.

Ngoài sưu tập rìu, bôn đá, trên sườn hai quả đồi gần khe Xỏ Xa và khe Li Len còn phát hiện được một mảnh tước đã được mài làm dao rạch, đá có vết mài và hai chiếc bôn đá dưới độ sâu 1m. Việc phát hiện một số lượng lớn rìu, bôn đá trên một phạm vi hẹp, chủ yếu ở một gò đồi thoai thoải, gần thung lũng, khe suối đã cho phép chúng ta nghĩa rằng có thể đây là địa bàn cư trú của cư dân thời tiền sử thời hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí.

(Theo Bản đồ khảo cổ học Bình - Trị - Thiên thời đại đá và sơ kỳ kim khí).

Theo http://www1.thuathienhue.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

LỊCH TIẾP CÔNG DÂN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

CỦA CHỦ TỊCH VÀ CÁC PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN

(Ban hành kèm theo Thông báo số  01/TB-UBND ngày  01/01/2019 của UBND huyện)

---