Với số lượng 29 vườn thuốc nam đang trồng và chăm sóc trên địa bàn huyện đã một phần nào nói lên vai trò của các y bác sỹ trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân, bào chế thuốc.
Theo tài liệu lưu trữ tại các trạm y tế xã, thị trấn mà chúng tôi có được, danh mục cây thuốc nam gồm có các loại sau:
Stt
|
Tên cây thuốc
|
Stt
|
Tên cây thuốc
|
Stt
|
Tên cây thuốc
|
1
|
Ba chẽ
|
21
|
Cát căn
|
41
|
Dâu
|
2
|
Ké đầu ngựa
|
22
|
Nhân trần
|
42
|
Rau má
|
3
|
Bạc hà
|
23
|
Cây cối xay
|
43
|
Địa liền
|
4
|
Kinh gới
|
24
|
Nhót
|
44
|
Rau sam
|
5
|
Bách chỉ
|
25
|
Cây dành
dành
|
45
|
Gừng
|
6
|
Kim ngân
|
26
|
Ngải cứu
|
46
|
Sim
|
7
|
Bách bộ
|
27
|
Cây gai
|
47
|
Hoa hòe
|
8
|
Khổ sâm
|
28
|
Nghệ
|
48
|
Sinh địa
|
9
|
Bạch đồngtử
|
29
|
Cỏ mầntrầu
|
49
|
Hoài sơn
|
10
|
Lá lốt
|
30
|
Ngưu tất
|
50
|
Tía tô
|
11
|
Bồ công anh
|
31
|
Cỏ nhọ nồi
|
51
|
Hoắc hương
|
12
|
Mã đề
|
32
|
Ổi
|
52
|
Thiên môn
|
13
|
Bố chínhsâm
|
33
|
Cỏ sữa nhỏ lá
|
53
|
Hương nhu
|
14
|
Mần tưới
|
34
|
Phèn đen
|
54
|
Thổ phục sinh
|
15
|
Cà gai leo
|
35
|
Cỏ tranh
|
55
|
Húng chanh
|
16
|
Mạch môn
|
36
|
Quýt
|
56
|
Xạ cạn
|
17
|
Cải trời
|
37
|
Cúc tần
|
57
|
Hy thiêm
|
18
|
Mỏ quạ
|
38
|
Sả
|
58
|
Xuyên tâm liên
|
19
|
Cam thảođất
|
39
|
Củ chóc
|
59
|
Íchmẫu
|
20
|
Mơ tam thể
|
40
|
Sài đất
|
60
|
Ý dĩ
|
Qua bảng danh mục này, chúng tôi thấy căn cứ vào tình hình thực tế và qua năng lực của các trưởng trạm và nhân viên trạm y tế, thủ trưởng và nhân viên các đơn vị, họ đã cố gắng xây dựng vườn thuốc nam của trạm và đơn vị mình theo các nhóm thuốc sau:
1. Nhóm thuốc ỉa chảy: Gồm có các cây thuốc: Gừng, hoài sơn, hoắc hương, mã đề, sả, ổi, quýt, sim và ý dĩ.
2. Nhóm thuốc chữa viêm gan và siêu vi trùng: Gồm các cây thuốc: dành dành, nghệ, nhân trần.
3. Nhóm chữa mụt nhọt: Gồm các cây thuốc: Bồ công anh, kim ngân, mỏ quạ, phèn đen, cải trời, cam thảo đất, ké đầu ngựa.
4. Nhóm chữa sốt xuất huyết: Gồm các cây thuốc: cỏ tranh, hoa hòe.
5. Nhóm chữa đau nhứt cơ xương khớp: Gồm các cây thuốc: Bách bộ, địa liền, hy thiêm, lá lốt, cỏ xước, thổ phục sinh
6. Nhóm chữa kinh nguyệt không đều: Gồm các cây thuốc: Bạch đồng tử, bố chính sâm, củ gai, ích mẫu, ngải cứu, sinh địa.
7. Nhóm chữa cảm sốt: Gồm các cây thuốc: cà gai leo, cát căn, cây cối xay, cỏ mần trầu, hương nhu, kinh giới, khổ sâm, mần tưới, nhót.
8. Nhóm chữa bệnh ho: Gồm các cây thuốc: Bạc hà, củ chóc, dâu, húng chanh, mạch môn, thiên môn, tía tô, xạ can, xuyên tâm liên.
9. Nhóm chữa bệnh hội chứng lỵ: Gồm các cây thuốc: Mơ tam thể, rau má, rau sam, ba chẽ, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa nhỏ lá.
Qua quá trình khảo sát, điều tra, chúng tôi thấy rằng toàn bộ 29 vườn thuốc nam trên bịa bàn huyện A Lưới được trồng thuốc chia làm 9 nhóm với 57 loại cây (tất nhiên có những loại thuốc ở nhóm này trùng với nhóm khác). Chính vì vậy, cho chúng ta thấy rằng ngoài những cố gắng trong việc tìm giống cây thuốc, trồng, bảo vệ, chăm sóc đi đến sử dụng quả là một quá trình công phu tốn nhiều thời gian và công sức. Song không vì thế mà các vườn thuốc nam hiện tại lại còn đơn điệu và còn thiếu nhiều loại thuốc hay cho các nhóm như:
Nhóm 1 còn thiếu các cây thuốc: Dong, riềng. Nhóm 2 cần bổ sung các cây thuốc: Mã đề, rau má, hạ khô thảo (cải trời) và ý dĩ.
Nhóm 3 còn thiếu cây rau sam. Nhóm 4 cần bổ sung thêm các loại cây thuốc: Kim ngân, mã đề, rễ cỏ tranh, cối xay, cỏ nhọ nồi, rau má, sinh địa, cát căn.
Nhóm 5 trồng thêm các giống cây: Cà gai leo, ké đầu ngựa, ý dĩ. Nhóm 6 trồng thêm cỏ nhọ nồi và mần tưới.
Nhóm 7 còn thiếu các loại thuốc quý như: Bạc hà, bạch chỉ, cam thảo đất, cối xay, cúc tần và gừng. Nhóm 8 cần bổ sung thêm rau má, vỏ rễ đậu, kim ngân và vỏ quýt (trần bì). Nhóm 9 bổ sung giống cây thuốc: Nhót và khổ sâm.
Hầu hết các loại thuốc cần bổ sung cho các nhóm trong vườn thuốc nam này đều có ở trong các vườn nhà dân hoặc mọc hoang ở vườn rừng, khe, suối, núi đồi....Chúng ta phải biết huy động sự giúp đỡ, chỉ dẫn của cộng đồng, của dân để sớm hình thành một vườn dược liệu quý phục vụ lại cho mình.
Các vườn thuốc nam ở A Lưới có được nhờ sự tài trợ về kinh phí của tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vison), tổ chức này đã đầu tư vào các đơn vị y tế và các cơ quan khác với mức đầu tư kinh phí 5 triệu đồng bao gồm công thợ, cơ sở vật chất cho mỗi mảnh vườn có diện tích 20m2. Bên cạnh đó có 5 xã là Hồng Quảng, Hồng Thượng, Hồng Trung, Bắc Sơn và Đông Sơn, các vườn thuốc nam được dự án Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Pháp và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng với số tiền khá lớn, cơ sở vật chất đầy đủ. Dự án diễn ra từ đầu năm 2008, cho đến nay cơ bản đã hoàn thành, chủ dự án giao lại cho các đơn vị quản lí và sử dụng.
Nhìn các vườn thuốc nam xinh xắn được bao bọc bởi những tấm lưới B40, có nền móng cao, có cửa sắt ra vào, bảng hiệu, chia lô cho từng nhóm thuốc, chia ô cho từng cây thuốc... đã tô điểm thêm cho cảnh quan nơi trạm y tế cơ sở hoặc các đơn vị có vườn thuốc nam.
Song hiện nay, có những vườn thuốc nam ở các trạm y tế như: A Ngo, Bắc Sơn, Thị trấn, Nhâm, Hồng Bắc.... thiếu bàn tay chăm sóc của các y bác sĩ nên đã có một số nhóm thuốc, cây thuốc bị lụi tàn, bảng hiệu gãy đổ, cỏ dại xâm lấn diện tích, hàng rào có dấu hiệu lung lay. Thêm vào đó có một số trạm y tế hiện đang xây mới nên các vườn thuốc nam đành nhường đất cho nơi tập kết vật liệu, lán trại của thợ xây nên đã đánh mất diện tích vườn thuốc nam quý giá như các trạm ở Hồng Thượng, Thị trấn A Lưới.
Thiết nghĩ chúng ta đã tạo dựng nên một mảnh vườn thì hãy chăm sóc và bảo vệ, phát huy nó, đừng để nó lụi tàn theo năm tháng trước sự thờ ơ của mọi người mà trước hết là những người có trách nhiệm. Bởi vì trong tương lai chúng ta không chỉ trồng thuốc nam là những loại cây mà còn biết sử dụng con, khoáng vật làm thuốc chữa trị trong đông y.