Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Cần phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện Đề án phát triển sự nghiệp Truyền thanh - Truyền hình huyện A Lưới giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020
Ngày cập nhật 26/06/2017
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện Đề án tại Đài TT-Th

Đề án phát triển sự nghiệp phát thanh – truyền hình huyện A Lưới giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 được UBND huyện xây dựng từ năm 2011 (Đề án số 06/ĐA-UBND ngày 12/12/2011) và được HĐND huyện thông qua tại kỳ họp thứ 3, HĐND huyện khóa 10 (Nghi quyết số 3g/2011/NQ-HĐND10 ngày 21/12/2011) với tổng mức kinh phí đầu tư là 35.950 triệu đồng. Đến thời điểm hiện tại, kinh phí đầu tư cho Đề án (nguồn Trung ương và địa phương) đã hơn 10 tỷ đồng (chưa kể nguồn của các xã, thị trấn và nguồn xã hội hóa).

Những năm 2011 - 2015 là những năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, quê hương. Đặc biệt là các hoạt động chào mừng và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016; kỷ niệm 40 năm ngày thành lập huyện; kỷ niệm các ngày Lễ khác của quê hương, đất nước trong nhiệm kỳ…

Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông qua phương tiện thông tin đại chúng và là cơ quan thường trực của Đề án, Đài Truyền thanh-Tuyền hình huyện A Lưới đã nhiều nỗ lực trong việc chỉ đạo thực hiện công tác thu phát lại Truyền thanh - Truyền hình, xây dựng tin bài, phóng sự phản ánh các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Với mục tiêu Đề án đã đề ra là đồng bộ hóa hệ thống phát thanh và truyền hình từ huyện đến cơ sở. Đến nay, 100% hệ thống phát thanh đã sử dụng hệ phát thanh không dây. Trong đó, 11 trạm phát thanh không dây đã có của những năm 2011 về trước được sửa chữa, nâng cấp và duy trì hoạt động; 01 trạm đầu tư lắp đặt mới hoàn toàn (trạm Truyền thanh xã A Ngo); mua mới các cụm thu cho 01 trạm (xã Hồng Kim); đầu tư mới 05 trạm phát thanh không dây theo chương trình mục tiêu quốc gia cho các xã: Hồng Thủy (đầu tư lại), Hồng Quảng, Hương Nguyên, Hồng Hạ và Hương Lâm; đầu tư và xây dựng mới 2 trạm cho 2 xã Sơn Thủy và Phú Vinh, nâng tỷ lệ 100% xã, thị trấn có hệ thống phát thanh không dây; đâu tư lại và xây dựng mới trạm truyền thanh cho 2 xã A Roàng, A Đớt.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện giám sát viêc thực hiện Đề án tại xã Hương Phong

Truyền hình cũng từng bước đầu tư, nâng cấp các thiết bị theo lộ trình Đề án phát triển sự nghiệp phát thanh – truyền hình huyện A Lưới giai đoạn 2011 – 2016, định hướng đến năm 2020 và Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đảm bảo phục cho công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trưởng, đường lối của Đảng, chính pháp luật của nhà nước; các nhiệm vụ phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và công tác quản lý, điều hành của các cấp; góp phần nâng cao dân trí ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng các dân dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

 Công tác tiếp và phát lại các kênh truyền hình của trung ương và chương trình của địa phương cơ bản được đảm bảo. Cơ sở vật chất, thiết bị để duy trì tiếp và phát lại các kênh truyền hình của Trung ương (VTV1,VTV2,VTV3 và TRT), chương trình địa phương được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Tuy nhiên, diện phủ sóng truyền hình hiện nay chỉ đạt khoảng 30% trên toàn địa bàn huyện, chất lượng hình ảnh chưa cao (đang phát công nghệ Anlog).

Đến nay, 20 xã có phân công, giao nhiệm vụ người trực tiếp quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác tác dụng của hệ thống phát thanh ở cơ sở xã. Trang thiết bị sau khi được tư đều bàn giao cụ thể cho địa phương quản lý, khai thác sử dụng theo dõi và báo cáo thông tin kịp thời với đài huyện về tình hình hoạt động của các thiết bị, nhất là khi có sự cố hư, hỏng.

Trong năm năm qua, Đài đã thu, tiếp, phát lại các chương trình của Đài Tiếng Nói Việt Nam được 33.605giờ (trong đó phát qua hệ thống loa phóng thanh: 7.240 giờ, FM: 29.765 giờ); Chương trình VTV1: 33.605giờ; Chương trình VTV3 trên: 33.605giờ; Chương trình TRT: 3.180giờ.

Tổ chức sản xuất được 1.093 chương trình; 4.833 tin, bài, phóng sự. Trên 522 chương trình và 240 phóng sự được phát trên sóng đài tỉnh TRT, trên 135 chương trình và chuyên mục bằng tiếng Pacô được phát trên sóng TRT; hơn 36 chương trình giao lưu, tọa đàm và hơn 590 tài liệu tuyên truyền khác. Sản xuất thường xuyên chương trình địa phương (của huyện) hàng ngày với thời lượng bình quân từ 15 đến 30 phút/ chương trình.

Có trên 600.000h tiếp và phát sóng phát thanh; 750 buổi tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 650 buổi thông báo các chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội của địa phương như Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật BHXH và Luật tổ chức chính quyền địa phương đến bà con nhân dân… Đặc biệt, đợt tuyên truyền chào mừng Đại hội Đảng các cấp và công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Có thể nói, qua 5 năm thực hiện Đề án, đã làm thay đổi rõ rệt về nhận thức và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Trang thiết bị sự nghiệp Truyền thanh-Truyền hình huyện được đầu tư, góp phần chung trong xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin cơ sở. Qua đó, đã rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật, chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội…giữa các vùng trong huyện. Các chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương đến với nhân dân kịp thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở miền núi, biên giới.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện Đề án tại Đài TT-Th

Đánh giá về thuận lợi trong việc thực hiện Đề án, đồng chí Hồ Văn Ngoan – Trưởng Đài nhấn mạnh: Trong những năm qua, công tác truyền thanh – truyền hình luôn được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành và chính quyền địa phương. Khi đầu tư nâng cấp các trạm Truyền thanh, được sự đồng tình và ủng hộ của bà con nhân dân trên toàn huyện. Đa phần tại các thôn đã có nhà sinh hoạt thôn, cơ bản có hệ thống điện nên tương đối đảm bảo nguồn điện để hoạt động thu phát sóng truyền thanh. Việc phân bổ các cụm thu, đảm bảo nhu cầu nắm bắt về thông tin của bà con. Các xã cơ bản điều thu được sóng FM và chương trình của Đài huyện nên thuận tiện việc tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam. Các cụm thu đều được mã hóa, đảm bảo được chất lượng tín hiệu thu theo quy chuẩn của Bộ thông tin truyền thông quy định...

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án còn có một số khó khăn nhất định:

Các trạm Truyền thanh của các xã chưa có nhà độc lập nên trong công tác vận hành, lắp đặt máy chưa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. Cán bộ vận hành máy chủ yếu kiêm nhiệm, còn hạn chế về chuyên môn nên còn lúng túng khi xử lý, khai thác vận hành trạm. Một số nhà họp thôn ở các xã chưa có điện, còn bị động trong sử dụng nguồn điện và ảnh hưởng việc phát sóng một số cụm loa. Thiết bị dùng để thay thế khi hư hỏng cần sửa chữa còn thiếu, chưa có thiết bị để dự trữ khi cần. Ở một số xã do địa hình bị che khuất, một vài thôn chất lượng thu của cụm thu FM chưa được đảm bảo. Công tác chỉ đạo của địa phương đối với cán bộ vận hành tại các xã chưa được thường xuyên nhất là thời gian phát sóng. Cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện Đề án tại địa phương. Trang thiết bị truyền hình vẫn còn thiếu, thời gian sử dụng quá lâu và chưa đồng bộ, phạm vi phủ sóng trên địa huyện còn ít, chỉ đạt khoảng 30%. Phương tiện tác nghiệp không đảm bảo, máy quay camera vừa thiếu vừa thường xuyên bị hư, hỏng, dẫn đến số và chất lượng tin, bài, phóng sự còn hạn chế…

Ngày nay, truyền thanh - truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa xã hội. Vì thế, cần những giải pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện Đề án như đã nêu, để phát huy hơn nữa vai trò của công tác truyền thanh – truyền hình trong tình hình mới.

Hà Thiên
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.253.620
Truy câp hiện tại 11.365