Đã thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là dân ca, dân vũ, dân nhạc và các lễ hội mang bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc: Đã sưu tầm và phát hành sách “Truyện cổ Pa Cô”; thực hiện thành công Đề tài “Dịch chuyển lời 20 ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ và ca ngợi quê hương A Lưới” nhằm phát huy truyền thống văn hóa, cốt cách đồng bào các dân tộc; đưa văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống xã hội.
Thực hiện tốt Đề tài “Phân loại, đánh giá giá trị và xây dựng mô hình trưng bày thí điểm văn hóa vật thể các dân tộc ít người ở huyện A Lưới” với trên 100 loại hiện vật khác nhau thể hiện đời sống văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện và tham gia thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy nghề dệt Dèng truyền thống của người Tà Ôi ở A Lưới” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì;
Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hoá của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, phát triển tạo ra những sản phẩm độc đáo như nghề đan lát thủ công truyền thống, nghề dệt dèng của người Tà Ôi. Năm 2016, Nghề dệt Dèng của người Tà Ôi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
1. Văn hóa vật thể.
- Toàn huyện có trên 140 nhà sinh hoạt cộng đồng, trong đó đã khôi phục được 15 nhà Rông truyền thống của dân tộc Tà Ôi, 3 nhà Gươl truyền thống của dân tộc Cơ tu, 01 Moong truyền thống của dân tộc Pa Cô; xây dựng 01 Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc và 01 Trung tâm Thông tin Du lịch cấp huyện; 01 Trung tâm trưng bày hiện vật Văn hóa và hiện vật chiến tranh; 01 Trung tâm Trưng bày hiện vật A Bia; 01 trung tâm trưng bày hiện vật A So; đã phục dựng lại một số khu nhà Piing truyền thồng dân tộc Pa cô tại làng Ân Trieng, xã Hồng Trung; Làng A Năm xã Hồng Vân; Làng A Tia 2, xã Hồng Kim. Nhà Ping dân tộc Cơ tu tại làng Kâr So, xã Hương Lâm.
- Các nghề truyền thống như dệt Dèng, đan lát, sửa chữa nhạc cụ… được khôi phục và phát triển ở một số địa phương. Đặc biệt đã hình thành các hợp tác xã dệt Dèng và đưa sản phẩm tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, được du khách và các nhà thiết kế thời trang ưa chuộng và quan tâm. Trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc sử dụng hằng ngày trong lao động, sản xuất, các dịp lễ hội, sự kiện quan trọng.
- Năm 2015, đã mở 02 lớp truyền dạy đan lát thủ công mỹ nghệ truyền thống tại 02 xã Bắc Sơn và Hương Nguyên. Đạt được trên 50 sản phẩm….
- Đã tiến hành lắp đặt 118 bảng tên làng bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh và tiếng bản địa (tên làng được sử dụng tên nguyên bản ngày xưa do Hội đồng già làng trình UBND huyện) và 22 bảng chỉ dẫn du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện; chỉ đạo các xã thực hiện tốt việc quản lý bảng tên làng, bảng chỉ dẫn du lịch và các DTLSCM trên địa bàn huyện;
- Phối hợp với UBND Thành phố Huế và các nhà thiết kế thời trang họp bàn về công tác chuẩn bị cho Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 6 tổ chức từ 29/4 - 03/5/2015 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”;
- Trưng bày giới thiệu nghề truyền thống là thổ cẩm, sản phẩm đan lát tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam Đồng Mô, Hà Nội năm 2015.
- Đã tổ chức sưu tầm và bảo tồn tên làng, tên sông, tên núi, các địa danh nguyên gốc. Phát huy các giá trị tư tưởng theo Đảng và Bác Hồ, việc lấy họ Bác Hồ làm họ của mình trong đồng bào các dân tộc thiểu số;
- Tổ chức phát động nhân dân tiến hành sưu tầm và hiến tặng các hiện vật lịch sử; kỷ vật thể hiện tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào và của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Bác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Những hiện vật văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới gắn liền với đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần được trưng bày, triễn lãm và lưu giữ tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới, Nhà trưng bày Di tích lịch sử cách mạng đồi A Biah, nhà trưng bày chứng tích chiến tranh hóa học sân bay A So, với tổng số hiện vật được sưu tầm hiến tặng qua các đợt là trên 330 hiện vật (trong đó hiện vật chiến tranh 213, hiện vật văn hóa truyền thống 82 hiện vật);
- Tổ chức hoạt động ẩm thực, chương trình nghệ thuật dân gian cuối tuần tại Trung tâm SHVH cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới ( tối thứ 7).
- Tích cực tuyên truyền việc bảo tồn, phục tráng các giống cây trồng truyền thống nguồn nguyên liệu phục vụ ẩm thực trở thành hàng nông sản gắn với phát triển kinh tế du lịch.
- Nhiều chương trình phim tài liệu phóng sự tìm hiểu và quảng bá sản phẩm văn hóa từ nghề truyền thống của các dân tộc trong huyện.
- Năm 2016, UBND tỉnh Quyết định công nhận làng nghề truyền thống cho 2 làng A Hưa, xã Nhâm và làng A Đớt, xã A Đớt và công nhận nghề dệt dèng là di sản văn hóa.
2. Văn hóa phi vật thể
Lễ hội truyền thống tiêu biểu được thường xuyên duy trì khôi phục theo phong tục, tập quán của từng dân tộc như Ariêu Aza, Ariêu Piing, Ariêu Car, cưới hỏi, mừng nhà mới... cụ thể:
- Đã tổ chức lễ hội A Da lồng ghép nhân ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc 18/11 hàng năm tại 11 làng trên địa bàn huyện (các làng như Ân Triêng, Hồng Trung, A Hó, Ta Lo, Hồng Vân; A Hưa, Nhâm; Ra Lộc 2, Hồng Bắc; Cân Sâm, Hồng Thượng; A So2, Hương Lâm; Đụt 1, Hồng Kim...) các làng xã trên địa bàn huyện cũng đã rầm rộ tổ chức lễ hội A Da đúng định kỳ truyền thống vào rằm tháng 12 âm lịch, hàng năm trên 40 làng bản tổ chức lễ hội A Da
- Tái hiện thành công Lễ hội A Riêu Car sân khấu hóa truyền thống nhân ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng A So (11/03/1966 - 11/03/2016), 40 năm thành lập huyện A Lưới (03/03/1976 - 03/03/2016) và đón nhận huân chương lao động hạng Ba;
- Tham gia tổ chức tái hiện lễ hội A Za trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” từ ngày 15-23/11/2015; tổ chức Lễ cưới truyền thống dân tộc Pa Cô được trích trong nghi lễ vòng đời và tái hiện lễ Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới nguyện thề mang Họ Hồ kính yêu, tại tuần lễ “Truyền thống văn hóa gia đình dân tộc vùng Bắc Trung bộ” từ ngày 23-28/6/2016 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam – Đồng Mô, Hà Nội.
- Dân ca, dân nhạc, dân vũ được quan tâm sưu tầm và phục hồi. Các loại nhạc cụ dân tộc vẫn được sử dụng trong các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Đã mở 05 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ tại 5 xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, Hồng Bắc, A Ngo, A Đớt và Hồng Kim, đã thu hút được trên 60 học viên học tập và 22 nghệ nhân truyền dạy. Tháng 11 năm 2015 huyện vinh dự được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực Văn hóa hóa phi vật thể đối với 02 nghệ nhân Quỳnh Hoàng, làng A Ziêl, xã A Ngo và Ta Dưr Tư ( Hồ Thị Tư) phòng Văn hóa và Thông tin.
- Có trên 70 nghệ nhân lớn tuổi am hiểu về lĩnh vực văn hóa phi vật thể như: Dân ca, dân, nhạc, dân vũ; quy trình lễ hội; ca dao, tục ngữ, câu đố...; hoa văn. Họa tiết trên nhà Roong, Moong, Gươl, Piing, sản phẩm điêu khắc, đan lát, dèng...phong tục tập quán...
- Đã sưu tầm, phát triển, biểu diễn 15 thể loại dân ca (cha châp, kâr lơi, târ a, ba bọi, ru a kay, thun, xiềng, têr a venh, tâng ơi, tâng ư, nha nhim, ra roi, kaan tiel, a roi, ân toch... ) trên 16 dân nhạc (Cồng, chiêng, khèn bè, xar, ân toong, a tục, âm poh, ân trự, âng krah, a mam, ti rel, âng khui, âng krao, âng kaoi, a bel...), trên 12 dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới (Pa dưn Giàng đạ, Giàng koh, Tâng Kyn, Ku ru, Veel, Târ moot, Ku za, Ku mụi, choan đung, Âr dooc, A Za, Car, Da dã, Ri răm, pon, ẹo, ân zựt...) Phát huy tốt đề tài dịch chuyển 20 ca khúc hát về Đảng, Bác Hồ và quê hương A Lưới từ lời Việt sang lời Pa Cô qua các chương trình phục vụ tại cơ sở và các đợt giao lưu sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Qua các cuộc liên hoan do huyện, tỉnh, trung ương tổ chức.
- Tham gia tái hiện hoạt động dân ca, dân nhac, dân vũ và trưng bày sản phẩm thổ cẩm, đan lát thủ công mĩ nghệ của đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới nhân sự kiện Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU-132 từ ngày 25-30/3/2015. Tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới
- Trên 60 đội văn nghệ dân gian của các làng văn hóa trên địa bàn huyện phát huy tốt phong trào hoạt động tại chỗ cũng như tham gia liên hoan do xã, huyện tổ chức.
- Đã khôi phục, phục dựng lại một số khu nhà Piing truyền thống (nhà mồ) của tộc người Pa cô làng Ân Trieng (xã Hồng Trung), làng A Năm, Ca cú 2 xã Hồng Vân, làng A Tia 2 xã Hồng Kim, nhà mồ của người Cơ tu làng Câr So (xã Hương Lâm)...
- Sưu tầm và biên soạn quy trình lễ hội A Riêu Car và Lễ cưới truyền thống, tái hiện nghi lễ đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới mang họ Bác Hồ.
- Chỉ đạo xã A Ngo tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Tà Ôi xã A Ngo lần thứ I năm 2014; Chỉ đạo làng A Năm, xã Hồng Vân tổ chức lễ mừng nhà Moong truyền thống dân tộc Pa Cô năm 2014.
- Chỉ đạo các làng A Đeng, xã Bắc Sơn; làng Đụt, xã Hồng Trung; Pa Ryng xã Hồng Hạ; Ta Roi xã A Ngo, Hồng Bắc tổ chức Lễ hội Ada lồng ghép dịp 18/11 Ngày hội đại đoàn kết toàn dân...(các làng như Ân Triêng, Hồng Trung, A Hó, Ta Lo, Hồng Vân; A Hưa, Nhâm; các làng xã Bắc Sơn cũng đã rầm rộ tổ chức lễ hội Aza đúng định kỳ truyền thống vào rằm tháng 12 âm lịch).
- Thường xuyên mở các Lớp truyền dạy Dân ca, dân nhạc, dân vũ và nghề điêu khắc, đan lát thủ công truyền thống huyện A Lưới
- Tham gia Chương trình các hoạt động hàng ngày năm 2017 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (03/02/2017- 03/5/2017).
3. Về văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực hiện nay đã và đang được cán bộ, nhân dân bảo tồn và phát huy trong các bữa ăn hàng ngày và trong các dịp lễ cưới hỏi, ma chay, lễ hội truyền thống khác của dân tộc. Các món ăn truyền thống được chú trọng trong khâu chế biến đúng bản sắc riêng, để tiếp đãi khách quý, thể hiện nét văn hóa đặc sắc trong ẩm thực của vùng cao A Lưới.
Thức uống có rượu cần, rượu đoác, A veet, rượu mía, rượu tâm bổ…; thức ăn có cơm lam, cháo thập cẩm, Cliĕĕng, lạp và các món ăn truyền thống phong phú...; các giống lúa đặc sản như: Ra dư, Ku za, Ku chah, A ham được người dân chú trọng nhân rộng diện tích.
Văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số ở A Lưới hiện nay đã và đang được người dân bảo tồn và phát huy, thông qua các dịp lễ hội cùng với những hoạt động phục vụ khách du lịch. Năm 2013, tổ chức Ngày hội văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số A Lưới, đã giới thiệu được nhiều món ăn truyền thống đến với du khách trong và ngoài nước. Duy trì thường xuyên qua các đợt phục vụ khách đến thăm tại du lịch cộng đồng ở làng A Hưa (xã Nhâm), A Ka1 (xã A Roàng) và các nhà hàng trên địa bàn huyện. Một số điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện: Suối A Lin, rừng nguyên sinh A Roàng, Thác A Nôr, suối Pâr le,... được các địa phương quản lý, bảo vệ và giữ được vẻ nguyên sơ, thân thiện với môi trường.
Văn hóa ẩm thực cũng đã giới thiệu quảng bá tại lễ hội A Za trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” từ ngày 15-23/11/2015; Tham gia tổ chức tái hiện lễ cưới truyền thống, trích trong lễ vòng đời và lễ đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới mang họ Hồ, tại tuần lễ “Truyền thống văn hóa gia đình dân tộc vùng Bắc Trung bộ” từ ngày 23-28/6/2016 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội).
Tham gia Không gian ẩm thực truyền thống tại “Khai hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2016” từ ngày 15/01/2016-17/01/2016; Tham gia “Gian hàng du lịch” tại Hội chợ thương mại huyện từ ngày 7-12/3/2016; Tham gia Liên hoan ẩm thực quốc tế - Huế 2016 từ ngày 28/4 - 2/5/2016.
Xác định văn hóa là nền tảng để thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, đồng thời phát triển du lịch nhằm tạo nguồn lực và điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nhằm tuyên truyền giá trị văn hóa của huyện A Lưới. Trong 05 năm qua, huyện đã chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch, tạo được mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về văn hóa, môi trường cảnh quan, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững. Cụ thể đó là: Các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội văn hóa truyền thống đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Lễ hội A Za, A Riêu Kar…