Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết dứt điểm những vướng mắc tại Khu tái định cư Thủy điện A Lưới
Ngày cập nhật 10/04/2017

Thủy điện A Lưới là dự án lớn ở khu vực miền Trung, chính thức phát điện vào tháng 6/2012, với công suất lắp đặt máy 170 MW, có tổng mức đầu tư được phê duyệt là 3.234 tỷ đồng. Công trình phải đền bù, hỗ trợ cho 1.318 hộ dân với tổng kinh phí 203,11 tỷ đồng; trong vùng lòng hồ có 106 hộ dân được tái định cư để xây dựng công trình… 

Để giải tỏa, di dời các hộ dân nằm trong lòng hồ phục vụ cho dự án thủy điện A Lưới, Chủ dự án đầu tư xây dựng 2 khu tái định cư, định canh tập trung cho 113 hộ (106 hộ tại khu Tái định cư thôn Cân tôm 2 và 07 hộ tại Khu tái định cư Thị tứ A Co) tại xã Hồng Thượng, với diện tích đất bố trí cho người dân ở khu tái định cư, định canh 210 ha.

Khu tái định cư Thủy điện A Lưới

Hiện nay, công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư thủy điện A Lưới về cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn vướng mắc phần kinh phí bồi thường chênh lệch giữa Quyết định số 928/2008/QĐ-UBND và Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh, với số tiền 40,4 tỷ đồng cho 924 hộ dân (gồm 860 hộ bị ảnh hưởng thuộc hạng mục lòng hồ và 64 hộ bị ảnh hưởng bởi hạng mục tuyến kênh và khu tái định canh). Về vấn đề này, UBND tỉnh đã có chủ trương, chủ đầu tư (tức Công ty CP Thủy điện miền Trung) hỗ trợ 50% kinh phí và 50% còn lại địa phương giải quyết hỗ trợ bằng đất sản xuất”. Thực hiện chủ trương trên của tỉnh, UBND huyện A Lưới đã phối hợp với Công ty CP Thủy điện miền Trung tiến hành phê duyệt giá trị hỗ trợ 50% tiền mặt và đã chi trả xong số tiền hơn 23,6 tỷ đồng cho 924 hộ dân bị ảnh hưởng. Về nhu cầu đổi 400 ha đất sản xuất cho 924 hộ này, UBND huyện A Lưới cùng các sở, ngành liên quan của tỉnh qua nhiều lần làm việc đã tiến hành rà soát trên địa bàn 6 xã gồm: Hương Phong, Hồng Thái, Phú Vinh, Sơn Thủy, Hồng Thượng và Hồng Quảng nhưng chỉ còn vỏn vẹn hơn 11 ha đất sản xuất. Tại Công văn báo cáo UBND tỉnh về việc chuyển diện tích rừng cho địa phương quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khẳng định: “Kết quả rà soát cho thấy, hiện tại Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới không còn diện tích rừng và đất rừng thuận lợi để bàn giao cho người dân sản xuất”. Liên quan vấn đề này, UBND huyện đã có báo cáo tình hình đền bù tái định canh, định cư thủy điện A Lưới, trong đó nêu rõ khó khăn về quỹ đất sản xuất của địa phương và đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương hỗ trợ bằng tiền mặt nhằm giúp bà con có điều kiện chuyển đổi sản xuất phát triển chăn nuôi, sớm ổn định cuộc sống.

Trước thực trạng diện tích đất canh tác giao cho dân tái định canh đều có thành phần dinh dưỡng rất thấp, thậm chí một số diện tích sỏi đá quá nhiều...Riêng đất vườn do được chia theo địa hình tự nhiên, chỗ thì đồi núi cuội sỏi, chỗ thì vùng thấp trũng khi mưa to tạo vũng nước không canh tác được. Từ các phản ánh của các hộ dân tại các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu cấp thiết tại vị trí có chênh lệch cao độ địa hình lớn cần san lấp đất vườn, với quy mô 5,55ha, khối lượng đất đắp gần 35.000m3, lập dự toán với tổng mức đầu tư 2,0 tỷ đồng, theo phương án san lấp được tính là giảm tối đa chi phí, không tính mua đất mà thu gom đất màu vận chuyển từ vùng lân cận và bố trí một số cống thật sự cần thiết để thoát nước trình Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm hỗ trợ kinh phí để UBND huyện triển khai thực hiện, đảm bảo thuận lợi cho nhân dân sản xuất. Hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện A Lưới đang lựa chọn nhà thầu để thực hiện trong tháng 4/2017, góp phần sớm đảm bảo ổn định đời sống, tăng thu nhập từ kinh tế vườn cho các hộ dân Khu Tái định cư.

Hà Thiên
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.317.914
Truy câp hiện tại 31.264