Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

A Lưới: Tiếp tục đẩy mạnh việc Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cấp cơ sở
Ngày cập nhật 03/04/2017
Ảnh minh họa

Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các cấp có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và công tác tuyên truyền, góp phần vào việc nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục truyền thống cách mạng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng.

Sáng ngày 28 tháng 3 năm 2017, tại Hội trường các Ban của Đảng, Ban Tuyên giáo huyện ủy tổ chức Hội nghị đẩy mạnh việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cấp cơ sở cho 20 xã, thị trấn. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thanh Nam – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Hồ Đàm Giang – UVTV - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy; tập thể lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Bí thư Đảng ủy các xã, thị trấn trên địa bàn.

Quán triệt tinh thần, nội dung Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX (năm 2002), Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 20/6/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 10/11/2006 của Ban Thường vụ Huyện ủy A Lưới về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng”. Trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, đến năm 2015 toàn huyện A Lưới có 01 xã hoàn thành biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ địa phương. Các xã Hồng Vân, Hồng Quảng, Hồng Thượng, Phú Vinh, Thị trấn đang tiến hành tọa đàm, hội thảo và viết bản thảo để hoàn thành kế hoạch xuất bản trong quý IV năm 2017. Các xã, thị trấn còn lại cũng đề ra chủ trương, phân công cán bộ, bước đầu sưu tầm, tập hợp tư liệu, chuẩn bị cho công tác biên soạn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Cùng với việc đẩy mạnh biên soạn, xuất bản, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng không ngừng đẩy mạnh. Từ đầu nhiệm kỳ (khóa X, nhiệm kỳ 2010 - 2015), Huyện uỷ A Lưới tiếp tục công tác phổ biến, quán triệt nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của công tác biên soạn lịch sử Đảng trong nhiệm vụ chính trị của các Đảng bộ địa phương, đồng thời có nhiều giải pháp sát thực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo và xây dựng cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí xuất bản, phát hành cho các địa phương.

Tại Hội nghị các đại biểu cũng đã có nhiều ý kiến về việc triển khai, thực hiện. Đồng chí Hồ Đàm Giang – UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy triển khai các nội dung liên quan đến công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng; đồng chí chia sẻ là cơ quan tham mưu cho Huyện ủy, Ban Tuyên giáo đã chủ động nắm bắt tình hình thực tế cơ sở, kịp thời định hướng, chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Song song với đó, Ban Tuyên giáo còn phối hợp cùng các đơn vị có bề dày trong hoạt động biên soạn lịch sử tổ chức trao đổi nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm tiến hành các bước nghiên cứu, tập hợp tư liệu, biên soạn, tọa đàm, hội thảo, thẩm định, đảm bảo tạo sự thống nhất về cách làm, đảm bảo tính khoa học, chính xác và hiệu quả trong nghiên cứu, biên soạn và đã hoàn thành cuốn lịch sử Đảng bộ xã A Ngo giai đoạn 1960-2015.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác biên soạn lịch sử của các xã, thị trấn thời gian qua cũng bộc lộ một số khó khăn nhất định, phải kể đến là tình hình ở các xã đều thiếu cán bộ có chuyên môn, đội ngũ cán bộ phụ trách của Ban Tuyên giáo đều là cán bộ kiêm nhiệm, thời gian dành cho công tác này hàng năm chưa nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản tư liệu và nhân chứng lịch sử vì nhiều lý do hiện còn rất ít, chắp vá và không đồng bộ cũng là một khó khăn không nhỏ, dẫn đến phải mất nhiều thời gian cho việc tập hợp tư liệu, đối chứng, thẩm định các nội dung lịch sử của các địa phương.

Mặt khác, quá trình tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn đòi hỏi phải được thực hiện theo một quy trình thống nhất và có tính khoa học cao, trong khi đó lực lượng con người, cũng như nguồn kinh phí dành cho hoạt động này hiện còn mỏng. Năm 2015, sau khi tiến hành Đại hội Đảng các cấp, nhiều Đảng bộ xã, thị trấn có nguyện vọng và cũng đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không thể kịp hoàn thành việc biên soạn, xuất bản để cuốn lịch sử Đảng bộ trở thành một công trình có ý nghĩa chào mừng.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã có nhiều ý kiến về quá trình triển khai, thực hiện cũng còn không ít, khó khăn, vướng mắc như về tư liệu, nhân chứng…đặc biệt là nguồn kinh phí. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Lê Thanh Nam – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, nhận định việc triển khai, nghiên cứu và sưu tầm tư liệu tại Đảng bộ các xã thực tế thời gian qua cho thấy: Nơi nào cấp uỷ có sự tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo, có giải pháp khắc phục khó khăn một cách phù hợp, nơi đó công tác nghiên cứu, sưu tầm biên soạn lịch sử Đảng bộ đem lại kết quả rõ nét. Đồng chí đề nghị: Để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công tác nghiên cứu, sưu tầm lịch sử Đảng bộ địa phương, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, Ban chỉ đạo các xã phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên ban chỉ đạo, ban sưu tầm. Xây dựng nội dung nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ thành chỉ tiêu cụ thể trong nghị quyết đại hội và các chương trình công tác. Trưng tập những nhân tố tích cực, tâm huyết, có trình độ, kinh nghiệm về công tác biên soạn lịch sử Đảng. Mặt khác, việc áp dụng cơ chế hỗ trợ, có sự quan tâm đầu tư thoả đáng về thời gian, nhân lực, kinh phí từ phía cấp uỷ, chính quyền và Mặt trận các ban, ngành đoàn thể, đặc biệt là việc xã hội hóa các nguồn lực tại địa phương, sớm phấn đấu hoàn thành cuốn lịch sử các xã, thị trấn từ nay cho đến năm 2020. 

Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.263.313
Truy câp hiện tại 16.601