Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Sự chuyển biến tích cực sau triển khai Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế"
Ngày cập nhật 12/01/2017

Sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của học sinh, hộ gia đình; nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống, đó là những kết quả báo cáo tại Hội nghị sơ kết xây dựng mô hình điểm về Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và tôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh TTH” năm 2016 diễn ra ngày 30/12 tại xã Nhâm huyện A Lưới.

Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh TTH ” năm 2016 do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện A Lưới. Ngay từ khi có Kế hoạch của UBND tỉnh, Ban Dân tộc đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án gồm Đài TT-TH, phòng Văn hóa – Thông tin, phòng Dân tộc, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện A Lưới, 02 đơn vị chọn làm điểm triển khai mô hình là xã Nhâm và Trường THPT Hương Lâm. Tại 02 xã điểm thành lập Tổ Tư vấn gồm các thành viên là các tổ chức ban, ngành, đoàn thể và Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực Văn hóa xã hội và Phó Hiệu trưởng là Tổ trưởng Tổ tư vấn. 

Ông Lê Văn Cường – Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Ngay từ khi được giao nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo đã tích cực tuyên truyền đến người dân trực quan sinh động pa nô, áp phích; xây dựng tin, bài, chuyên mục về Luật Hôn nhân và Gia đình, hậu quả của Tảo hôn, hậu quả của hôn nhân cận huyết thống… phát trên sóng Truyền thanh và Truyền hình huyện, cụm loa các xã, bằng song ngữ tiếng Pa Cô và tiếng Việt; 02 đơn vị được chọn làm điểm đã tổ chức các đợt sinh hoạt ngoại khóa, hái hoa dân chủ về những điều bạn cần biết về Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống; Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền không chỉ tại 02 đơn vị làm điểm mà trên địa bàn toàn huyện;…”

Thầy giáo Ngô Huế - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hương Lâm chia sẻ: “Để triển khai đề án hiệu quả, Nhà trường đã thành lập Tổ Tư vấn, gồm có 06 thành viên, Phó hiệu trưởng làm tổ trưởng, các thành viên là giáo viên phụ trách Y tế học đường, Đoàn Thanh niên,… tổ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, thu thập thông tin, soạn bài tuyên truyền và tuyên truyền đến các em học sinh. Không chỉ tuyên truyền trong các buổi ngoại khóa mà tuyên truyền tại các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp, tích hợp trong các môn học Giáo dục Công dân. Hoạt động này nhà trường sẽ duy trì cho những năm học tiếp theo”.

Từ sự tích cực tuyên truyền về nạn Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống trong những năm qua và mới nhất là đề án, sau thời gian 6 tháng đầu năm 2016 triển khai đề án, kết quả phỏng vấn tại 40 hộ dân xã Nhâm và 50 học sinh, 10 giáo viên trường THPT Hương Lâm đã có sự chuyển biến tích cực. Một số số liệu cho thấy như: Ở xã Nhâm: sự nhận biết độ tuổi kết hôn chiếm tỷ lệ 85%; Việc nhận biết nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chiếm 55%; biết tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống ảnh hưởng đến con cháu mình chiếm 70%. Đối với học sinh giáo viên trường THPT Hương Lâm: có biết và nghe về nạn tảo hôn chiếm 96,7%; hiểu biết về hậu quả của việc kết hôn và mang thai sớm khi chưa đủ tuổi kết hôn chiếm 63,3%; mong muốn tiếp tục học để có công việc ổn định, đóng góp cho địa phương, cho xã hội chiếm tỷ lệ 100%.

Em Viên Thị Ly dân tộc Tà Ôi, hiện là học sinh lớp 10 b4 trường THPT Hương Lâm chia sẻ: “Em thấy đề án thật sự tốt cho chúng em. Nhiều bạn từ hiểu mơ hồ hoặc một số bạn từ nghĩ việc lấy vợ lấy chồng sớm với quy định của Pháp luật hay việc con cô con cậu lấy nhau không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì nay đã hiểu, các bạn đã cùng nhau chia sẻ rằng: chính các bạn sẽ là tuyên truyền viên nhỏ đắc lực cho chính bạn bè, người thân và địa phương nơi chúng em sinh sống”.

“Sau khi được nghe tuyên truyền bản thân tôi cũng đã biết được hậu quả của Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống, nếu vi phạm sẽ gây khó khăn trong cuộc sống, dễ xảy ra mâu thuẫn và thường hay ốm đau, suy giảm giống nòi”. Đó là chia sẻ của anh Hồ Viên Ni, năm nay 22 tuổi, dân tộc Tà Ôi sống tại thôn Nhâm 2, xã Nhâm.

Theo báo cáo mới nhất của UBND huyện A Lưới, năm 2016 toàn huyện có 18 trường hợp tảo hôn và 01 trường hợp hôn nhân cận huyết thống, giảm so với các năm trước đây và năm 2015. Trong đó, xã Nhâm có 03 trường hợp tảo hôn và 01 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Từ năm học 2015 – 2016, kỳ 1 năm học 2016 – 2017 tại trường cấp 3 Hương Lâm không có trường hợp em học sinh nào bỏ học để lấy vợ, lấy chồng hoặc con cô con cậu lấy nhau. Từ kết quả khả quan trên cho thấy sự thay đổi dần trong nhận thức của người dân, tuy nhiên theo nhìn nhận xu hướng hiện nay của các cấp, các ngành nếu không vào cuộc thường xuyên, liên tục, lâu dài thì việc tảo hôn vẫn còn xảy ra và có nguy cơ gia tăng, còn Hôn nhân cận huyết thống có khả năng sẽ xóa bỏ hoàn toàn trên địa bàn huyện. Việc kế thừa, duy trì từ các đề án là cần thiết để giải quyết các vấn đề trên.

Ông Lê Văn Cường – Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh chia sẻ thêm: “Hy vọng rằng, 02 mô hình là xã Nhâm và trường THPT Hương Lâm sẽ duy trì các hoạt động tuyên truyền như khi đề án đang triển khai, đồng thời cần phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc để giảm thiểu và đi đến xóa bỏ Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống tại địa bàn toàn huyện. Hiện nay, Ban Dân tộc tỉnh đang xây dựng kế hoạch để tiếp tục triển khai đề án, tuy nhiên có thể đề án sẽ không triển khai tại 02 điểm mô hình này nữa mà triển khai tại các địa phương khác hoặc toàn huyện”

Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng dân số, xây dựng xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc, gia đình thật sự là tế bào khỏe mạnh của xã hội./.

H. Hải - P. Tuyết
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.253.216
Truy câp hiện tại 11.133