Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Nhìn lại 20 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở huyện A Lưới
Ngày cập nhật 24/11/2015
Lễ đón nhận xã đạt chuẩn văn hóa tại Hương Phong

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phát động năm 1995, là cuộc vận động có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội rộng lớn. Đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc, với tư tưởng “Lấy sức dân xây dựng cuộc sống cho dân” thể hiện tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng. Cuộc vận động có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong đời sống nhân dân, gắn liền với việc nâng cao vị thế và việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và là nội dung trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp. 

Trải qua 20 năm triển khai thực hiện, dưới sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã đạt được những kết quả rõ rệt, chất lượng phong trào đã tạo ra diện mạo mới ở từng địa phương, ở từng cơ quan, đơn vị và góp phần làm thay đổi tích cực diện mạo của huyện A Lưới.

Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Cuộc vận động đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ở tất cả cộng đồng khu dân cư trong toàn huyện, cùng với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án: Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình 134, 135, 167....thì sự giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp của nhân dân tại cộng đồng khu dân cư là rất to lớn, với nhiều cách làm thiết thực như: Giúp đỡ nhau về giống cây trồng, vật nuôi, vốn, ngày công lao động, chia sẻ kinh nghiệm… cuộc vận động đã khơi dậy tiềm năng và sức mạnh nội lực của mỗi người dân, mỗi gia đình trong việc chủ động đầu tư vốn, trí tuệ, công sức để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng ngành nghề, đẩy mạnh dịch vụ. Qua cuộc vận động, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình làm ăn giỏi, làm giàu chính đáng, tiêu biểu như mô hình trồng rừng kinh tế ở xã Hồng Hạ; mô hình trồng cao su ở Hương Nguyên, mô hình trồng cà phê ở xã Nhâm, Hồng Thái. Đặc biệt hiện nay đã xuất hiện một số hộ đầu tư vào trang trại chăn nuôi bò thịt, lợn rừng với số lượng tương đối lớn, hiệu quả kinh tế cao.

Đàn bò ở xã Hương Phong

Với sự chủ động, tích cực của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, Ban vận động “Ngày vì người nghèo” và các tổ chức thành viên các cấp đã có nhiều cách làm thiết thực vận động “Quỹ vì người nghèo” và giúp đỡ người nghèo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần thực hiện thắng lới các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của huyện như: phong trào “Cựu chiến binh cùng nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng”, “ Hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu” của Hội Nông dân; Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, xây dựng gia đình “Ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; Phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Tổng nguồn lực huy động toàn huyện cho công tác an sinh xã hội và giảm nghèo trong 15 năm thông qua kênh Mặt trận đã vận động được 16.252.000.000 đồng.

Đã xây dựng 105 nhà ở khu tái định cư làng Pa ay, xã Hồng Thủy, 01 nhà sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ xây dựng 1.446 nhà theo chương trình 134, 167 của Chính phủ; 62 nhà đại đoàn kết; 46 nhà chính sách cho người có công cách mạng; trao 366 xuất học bổng; hỗ trợ 582 hộ nghèo phát triển sản xuất, 116 bệnh nhân nghèo khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, cũng qua kênh Mặt trận  Ngân hàng Công thương tài trợ 01 trường mầm non; Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam tài trợ  xây dựng 4 phòng học cho trường Mầm Non hoa Đỗ Quyên, Thị trấn và trường Mầm Non A Roàng 1.960 triệu đồng.

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình.

Đến nay 134/134 làng, thôn, tổ dân phố đã đăng ký xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa và đã có 130/134 làng, thôn, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa; có 35 làng, thôn, tổ dân phố được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2. 130/134 khu dân cư có nhà sinh hoạt cộng đồng; 06/21 xã, thị trấn có nhà văn hóa cấp xã; 100% khu dân cư đã xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước tiêu biểu như: Làng Quảng Mai, xã A Ngo; thôn Hương Phú, xã Hương Phong; làng A Bung, xã Nhâm…. Phong trào đăng ký xây dựng gia đình văn hóa thực sự sôi động và có đạt nhiều kết quả đáng mừng, đến nay đã có 11.406/12.130 gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá và đã được UBND xã, thị trấn công nhận 10.517 gia đình, đạt tỷ lệ 88,86 %... Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn, thuần phong mỹ tục được gìn giữ và phát huy, tạo nề nếp trong thôn bản, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc và tiến bộ.

UBND huyện khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt công tác gia đình

Nhằm phát huy hơn nữa việc thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, trong quan hệ ứng xử, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hạn chế và đẩy lùi các tập tục lạc hậu, ngày 03/7/2014 HĐND huyện khóa X đã ban hành Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND10 về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, giai đoạn 2014-2020. Nghị quyết đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân trên toàn huyện.

Ngày hội “ Đại đoàn kết toàn dân tộc” hàng năm được tổ chức tại các khu dân cư vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11), đã khẳng định một nét mới trong sinh hoạt văn hoá và đời sống ở khu dân cư; việc tổ chức lồng ghép lễ hội Ariêu Aza trong ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” đã tăng thêm nét sinh động mang bản sắc riêng cho cả phần lễ và phần hội của từng khu dân cư.

Những năm trở lại đây, công tác chăm lo cho sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp, các ngành quan tâm, các hộ gia đình đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cho con em học tập, tỷ lệ con em đến trường ngày càng cao, hiện nay có trên 97% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, đặc biệt tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tỷ lệ học sinh thi đậu đại học năm sau luôn cao hơn năm trước. Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, chuẩn bị các điều kiện tiến tới hoàn thành phổ cập trung học phổ thông. Công tác xã hội hóa giáo dục từng bước được đẩy mạnh, nhiều hoạt động về công tác khuyến học, mô hình làng, xã, họ tộc hiếu học được nhân rộng, việc hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó đã trở thành phong trào và được nhiều địa phương triển khai rộng rãi thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.     

Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ môi trường được quan tâm tổ chức thực hiện ở khu dân cư. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp lệnh Dân số, đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3, triển khai dự án “Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững” thông qua hoạt động tín dụng phát triển kinh tế gia đình đang được nhiều địa phương triển khai có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ sinh; hiện nay, đã xây dựng 101 mô hình “Cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” có 19 thôn được công nhận 5 năm liền không sinh con thứ 3 trở lên; Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm đúng mức. BTT UBMTTQVN huyện đã phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ, Phòng LĐ-TBXH và các ngành chức năng của huyện đưa công tác DSGĐ&TE vào hương ước, qui ước đã có nhiều khu dân cư chấp hành tốt.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được xã hội hóa; các thiết chế văn hóa được nhân dân quan tâm xây dựng, phong trào toàn dân rèn luyện thân thể tưng bước được chú trọng. Công tác xã hội hóa thể dục thể thao được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng.

Đoàn kết xây dựng môi trường cảnh quan đô thị, nông thôn

Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn Mặt trận các xã, thị trấn, Ban công tác Mặt trận khu dân cư trên địa bàn toàn huyện tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tham gia tổng dọn vệ sinh môi trường đồng loạt vào ngày “môi trường thế giới” (05/6). Tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức tổng dọn vệ sinh môi trường khu vực trung tâm xã, nhà sinh hoạt cộng đồng, trục đường làng, đường liên thôn, liên xã, thu gom rác thải, đào hố tiêu, khơi thông đường mương, đào hố rác, làm hàng rào xanh, trồng cây bóng mát các loại… Vận động nhân dân hiến đất để làm đường dân sinh và xây dựng các công trình an sinh xã hội. 

Các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền thực hiện các nội dung của cuộc vận động thông qua các phong trào thi đua và các hoạt động cụ thể, điển hình như: Hội CCB với phương châm “CCB nêu gương sáng, hiến kế, hiến công xây dựng quê hương đất nước”, vận động Hội viên hiến đất làm đường giao thông, trường học, nhà văn hóa… ; Hội LHPN tập trung thực hiện tốt phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”…vận động nông dân đóng góp tiền và ngày công lao động xây dựng, sửa chữa các công trình công cộng.

Đô thị A Lưới hôm nay

Đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.

Cuộc vận động xây dựng thôn, bản không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không có người sinh con thứ 3 trở lên, không có người vi phạm an toàn giao thông đường bộ được tiếp tục phát động và phát động một cách thường xuyên đồng bộ chính vì vậy các hiện tượng vi phạm pháp luật có giảm và giảm đáng kể. Phong trào “ Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” có những chuyển biến tích cực, nhân dân luôn nâng cao ý thức cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Phong trào phòng chống tội phạm, giáo dục cảm hoá người lầm lỗi ở tại gia đình và cộng đồng dân cư được phát huy, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn khu dân cư. Đến nay đã có 100% khu dân cư đăng ký cam kết thực hiện khu dân cư không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không có người sinh con thứ 3 trở lên và không có người vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ.

Mặt trận và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở phối hợp tốt với lực lượng vũ trang thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tuyển chọn thanh niên nhập ngũ, các đợt giao quân hàng năm đều có tổ chức gặp mặt trao quà, trao sổ tiết kiệm mỗi thanh niên nhập ngũ, đồng thời kết hợp tốt giữa giao quân và đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương tiếp tục công tác. Hàng năm công tác này đạt 100% chỉ tiêu giao.

Thực hiện chương trình hành động phòng chống ma túy, mại dâm và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã triển khai các đề án thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thông qua việc xây dựng đơn vị "Khu dân cư lành mạnh  không có ma túy, mại dâm và người nghiện ma túy". Hàng năm, BTTUBMTTQVN các cấp trong huyện phối hợp với các ngành chức năng cùng cấp tổ chức các đợt truyền thông đến cơ sở và khu dân cư về phong trào "Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông". Đến nay, có 100% xã, thị trấn phối hợp với Ban an toàn giao thông cùng cấp tổ chức hội nghị triển khai tuyên truyền Luật giao thông và các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, huyện qua đó nhiều đơn vị  cơ sở tổ chức ký cam kết vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện ở khu dân cư. Nhiều khu dân cư đưa các nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào qui ước, hương uớc ở thôn, làng của cộng đồng dân cư. Phong trào phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được hầu hết các địa phương chú trọng thực hiện, xem đây là hoạt động thường xuyên và là nội dung quan trọng của cuộc vận đông "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

Việc thực hiện quy chế dân chủ ơ cơ sở đã được MTTQ và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện và đã thực sự đi vào cuộc sống, nhờ vậy đã huy động sức mạnh của cộng đồng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đường làng, ngõ xóm ngày càng khang trang sạch đẹp.

Mặt trận các cấp ở cơ sở coi công tác hòa giải là một nhiệm vụ quan trọng, đã thành lập các tổ hòa giải, và hòa giải thành công nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân đã góp phần ổn định tình hình trong các khu dân cư góp phần ngăn chặn không để xảy ra tình hình tranh chấp kéo dài, quyền làm chủ nhân dân được tôn trọng và phát huy, nhờ vậy tình trạng khiếu kiện vượt cấp giảm, nhiều vụ việc được giải quyết, hòa giải ngay tại khu dân cư.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cũng đã chú trọng công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền; phát huy vai trò giám sát và phản biện trong nhân dân; đóng góp ý kiến cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và giám sát đảng viên sinh hoạt nơi cư trú; phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng của nhân dân cho Đảng để Đảng có quyết sách đúng đắn, làm cho tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Ban thường trực UBMTTQVN huyện đã chỉ đạo cơ sở củng cố, kiện toàn  Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn cho các ủy viên của hai ban thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn","Tương thân tương ái", “ Đền ơn đáp nghĩa”.

Thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”,“Đền ơn đáp nghĩa”; thực hiện thông tri liên tịch giữa UBTWMTTQ Việt Nam và Bộ lao động Thương binh xã hội, UBMTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan tổ chức, đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, các khu dân cư bằng nhiều hình thức: quyên góp tiền, giúp ngày công lao động, góp gạo…giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công gặp khó khăn; chăm sóc và phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng… đóng góp quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách, xây dựng mới và sửa chữa nhà tình nghĩa. Xây dựng đài tượng niệm, tu sửa nghĩa trang huyện...

Hàng năm vào các ngày lễ lớn của dân tộc, Tết Nguyên đán, ngày thương binh liệt sỹ (27/7) , các xã, thị trấn đều tổ chức thắp hương tại các bia tượng niệm xã và tại nghĩa trang liệt sỹ huyện . Đó là nguồn động viên tinh thần lớn nhất đến các gia đình chính sách, người có công với nước, qua đó giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dâng hương, dâng hoa ngày thương binh liệt sỹ

Hoạt động nhân đạo từ thiện, giúp nhau lúc khó khăn thiên tai, hoạn nạn thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” được cộng đồng tích cực đẩy mạnh. Các trường hợp người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người bất hạnh luôn nhận được sự động viên, trợ giúp của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tổ chức tôn giáo và của cộng đồng khu dân cư.   

Hà Thiên - Thanh Nhàn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 25.129.309
Truy câp hiện tại 19.306