1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý nội dung Nghị định số 120/2021/NĐ-CP.
Nội dung Nghị định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế (Mục Thư viện văn bản pháp luật), Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp (Mục Niêm yết - Thông báo), Trang thông tin huyện A Lưới (Mục Thông tin tuyên truyền – Phổ biến, hướng dẫn pháp luật).
b) Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định tại Nghị định số 120/2021/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan.
c) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mình ban hành hoặc tham mưu trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện ban hành để kịp thời bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất ban hành văn bản mới phù hợp với Nghị định số 120/2021/NĐ-CP.
d) Kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, áp dụng các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn; biện pháp quản lý tại gia đình theo đúng hướng dẫn của Nghị định số 120/2021/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan.
đ) Thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn; biện pháp quản lý tại gia đình theo quy định.
e) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả, thống nhất trong triển khai thi hành Nghị định.
2. Công an huyện
Chỉ đạo, hướng dẫn Công an cấp xã phối hợp công chức tư pháp – hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội, các cơ quan, cá nhân có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình; hướng dẫn, tập huấn kỹ năng cho lực lượng Công an cấp xã trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục.
3. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
Phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã xác định các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn theo quy định.
4. Phòng Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân huyện bố trí kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, thị trấn của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định hiện hành.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn trên địa bàn;
b) Huy động những người có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm tham gia giáo dục, quản lý, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương;
c) Chỉ đạo tổ chức các chương trình học nghề, tìm việc làm, vay vốn, sản xuất, kinh doanh, chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống, các dịch vụ y tế, xã hội, phòng, chống ma túy trên địa bàn để tạo điều kiện cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn được tham gia;
d) Lập dự toán kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Kiểm tra việc thi hành các quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn và quản lý tại gia đình ở địa phương.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia vào công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn; người được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Đồng thời giúp đỡ, tạo điều kiện cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn; cho người được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
(Đính kèm Nghị định 120/NĐ-CP)