Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chỉ thị triển khai các giải pháp chống hạn, phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020
Ngày cập nhật 18/02/2020

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo trong những tháng nửa đầu năm 2020 hiện tượng ENSO ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng và vẫn có khả năng duy trì trạng thái này trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020 với xác suất khoảng 60-70%. Hiện tại, mực nước các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60% dung tích thiết kế, các hồ thủy điện đạt khoảng 50-70% dung tích thiết kế. Với thực trạng nguồn nước hiện tại và thông tin nhận định về tình hình khí tượng, thủy văn, khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, trong mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn huyện.

 Hiện nay, tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Tại huyện A Lưới, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã và đang xảy ra, tuy nhiên, số lượng lợn phát bệnh và tiêu hủy đã giảm so với các đợt trước. Với diễn biến phức tạp của thời tiết tác động tiêu cực đến sức khỏe của đàn lợn, kết hợp với các hoạt động vận chuyển, giết mổ lợn phục vụ tiêu dùng cuối năm gia tăng nên mầm bệnh vẫn còn tồn lưu, phát tán trong môi trường, dẫn đến nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục phát triển và lây lan trên bàn huyện là rất cao.

Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu khác, phòng, chống hạn hán, thiếu nước vụ Đông Xuân 2019-2020; vụ Hè Thu năm 2020 và tăng cường triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn huyện thực hiện một số nội dung như sau:

1. Ủy ban nhân dân các xã và trị trấn:

- Thực hiện chỉ đạo theo phương châm “4 tại chỗ”. Kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, cân đối để bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống lúa, thả giống nuôi trồng thủy sản phù hợp, bảo đảm hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, thủy sản nuôi.

- Các địa phương chủ động triển khai xây dựng kế hoạch ra quân vớt rác trên các kênh mương nội đồng, khơi thông dòng chảy, vệ sinh đồng ruộng.

- Xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn sẽ xảy ra trong năm 2020, có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất, chân đất lúa có khả năng thiếu nước sang trồng loại cây cụ thể. Cần điều tra, đánh giá, xem xét khả năng cung cấp nước tưới trong vụ Đông Xuân 2019-2020 để chủ động xác định ngay từ đầu vụ việc tiếp tục trồng lúa hay có kế hoạch chuyển sang trồng cây rau màu khác để tránh thiệt hại thấp nhất có thể xảy ra, đặc biệt là ở các xã A Ngo, Sơn Thủy, Hồng Trung, Bắc Sơn, Hồng Quảng, Hồng Thượng, Phú Vinh, Hương Lâm, A Đớt và thị trấn A Lưới.

- Thời vụ sản xuất các loại cây trồng: Đối với cây lúa, thực hiện theo khung lịch thời vụ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Hướng dẫn số 04/HD-NN ngày 22/10/2019 về việc Hướng dẫn lịch thời vụ gieo trồng vụ Đông Xuân 2019-2020. Đối với rau màu: Tranh thủ xuống giống càng sớm càng tốt, các loại cây trồng như ngô, lạc, đậu đỗ... tranh thủ gieo sớm 7-10 ngày so với khung lịch thời vụ đã được hướng dẫn.

- Đối với nuôi trồng thủy sản những diện tích thiếu nước, tăng cường sử dụng các giống nuôi thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước; giảm số lượng, mật độ cá giống thả và tăng cường các thiết bị, biện pháp kỹ thuật về cho ăn, chăm sóc. Các diện tích không đảm bảo nguồn nước để nuôi trồng thủy sản các địa phương chủ động hướng dẫn bà con chuyển đổi, tránh gây thiệt hại cho nhân dân.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết phòng, chống hạn hán, thiếu nước với các kịch bản bất lợi về nguồn nước có khả năng xảy ra để kịp thời, triển khai các giải pháp phù hợp, giảm đến mức tối thiểu thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

- Thường xuyên kiểm kê, theo dõi nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm, nuôi trồng thủy sản,...) và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2020.

- Tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa từ ao, hồ, sông suối để cung cấp cho sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020, tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để dành cung cấp cho các vụ sản xuất sau.

- Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn (nông - lộ - phơi, ướt khô xen kẽ, phun mưa, nhỏ giọt,...).

- Tăng cường thực hiện việc nạo vét, khơi thông dòng chảy các sông, kênh mương nội đồng, ao hồ nuôi trồng thủy sản. Chủ động lực lượng, thiết bị, bổ sung các loại máy bơm nước, bơm chuyền khi cần thiết. Tiết kiệm nước, tưới luân phiên, có khung lịch thời vụ hợp lý, cơ cấu giống ngắn ngày.

- Kiểm tra, thúc đẩy các chủ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng để góp phần hạn chế tình hình thiếu nước.

- Sau thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, tiến hành thu gom rơm rạ để phơi khô hoặc ủ làm thức ăn cho gia súc bằng chế phẩm sinh học EM, urê, vôi để chủ động được nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa mưa rét; có thể thu gom rơm rạ sau thu hoạch đem ủ để phục vụ trồng nấm nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Tuyên truyền nông dân cam kết và thực hiện tốt việc không đốt rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng; không xả rơm rạ bừa bãi xuống kênh, mương tưới tiêu gay tắt nghẽn dòng nước. Nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Trichoderma, Fito-Biomix RR,… để xử lý rơm rạ dư nhằm hạn chế việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng, đồng thời cung cấp bổ sung nguồn phân bón hữu cơ cho đồng ruộng để tái phục vụ sản xuất.

- Triển khai các giải pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Huyện ủy tại Chỉ thị số 06-CT/HU ngày 18 tháng 6 năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện về thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện A Lưới và các văn bản khác của Ủy ban nhân dân huyện.

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động bảo vệ đàn lợn của mình bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đó là: cơ sở chăn nuôi có tường rào cách ly, chủ động được nguồn giống và thức ăn an toàn; kiểm soát được phương tiện, động vật trung gian, côn trùng, con người ra vào khu vực chăn nuôi; có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường (vệ sinh tiêu độc, hệ thống xử lý chất thải, sử dụng đệm lót sinh học, men vi sinh...); tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin khác cho đàn lợn,...

- Chỉ đạo việc nuôi tăng đàn ở các hộ chăn nuôi đảm bảo đủ các điều kiện an toàn sinh học và chưa bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chỉ nuôi tái đàn ở những nơi đã công bố hết dịch, đảm bảo an toàn sinh học và kê khai (đăng ký) với UBND xã, thị trấn và ngành thú y trước khi thả nuôi để được giám sát; chỉ đạo việc chuyển đổi vật nuôi ở các cơ sở chăn nuôi lợn không an toàn sinh học sang chăn nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ.

- Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm để phát hiện sớm, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh được phát hiện; chỉ đạo thực hiện việc nâng cấp cơ sở giết mổ bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, quản lý chặt chẽ việc giết mổ tập trung để cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

- Xử lý nghiêm tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện trên địa bàn; chủ động xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt là công tác dự báo, cảnh báo, phát hiện kịp thời, phối hợp trong phòng cháy chữa cháy rừng giữa các lực lượng, đảm bảo kịp thời thông suốt và an toàn.

2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, phối hợp với các nhà máy thủy điện có kế hoạch tích nước vận hành phù hợp, chỉ đạo vận hành bổ sung nguồn nước theo nhu cầu bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước dân sinh, đồng thời phải bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước; hướng dẫn xây dựng, kiểm tra phương án phòng, chống hạn của các xã, thị trấn.

- Chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm kê nguồn nước trữ trong các hồ chứa thủy điện, thủy lợi vào cuối mùa mưa để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước hợp lý, trong đó tập trung ưu tiên cấp nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp.

- Phối hợp với phòng Tài chính và Kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ kinh phí tiêu hủy lợn bị Dịch tả lợn Châu Phi đối với những hộ, khu vực đã cho tái đàn, nuôi theo quy định theo chủ trương của UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các ban ngành và UBND các xã, thị trấn tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và triển khai công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ xuân 2020; tăng cường công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; giám sát chặt chẽ động vật và sản phẩm động vật nhập vào địa bàn huyện, đặc biệt là các chương trình, dự án liên quan đến cung cấp gia súc, gia cầm cho người dân nuôi trên địa bàn.

3. Phòng Kinh tế và Hạ tầng:

Phối hợp với Điện lực A Lưới đảm bảo ưu tiên cấp điện ổn định cho sinh hoạt, trạm bơm phục vụ công tác phòng, chống hạn kịp thời. Chủ động làm việc với Điện lực A Lưới xây dựng kế hoạch cụ thể về vận hành phát điện trong mùa khô năm 2020.

Căn cứ vào tình hình lượng nước của các hồ thủy điện hiện nay và dự báo lượng mưa từ nay đến ngày 30/8/2020, tham mưu UBND huyện chỉ đạo các chủ hồ thủy điện xây dựng và giám sát kế hoạch vận hành đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác trên địa bàn huyện cho đến cuối năm 2020.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân huyện cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác phòng chống hạn hán.

Cân đối nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án thủy lợi theo kế hoạch năm 2020, ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi tạo nguồn, cấp nước phục vụ chống hạn hán.

5. Trạm Khí tượng thủy văn huyện:

Thường xuyên cập nhật số liệu, tình hình diễn biến về thời tiết, khí tượng thủy văn, thông báo cho các địa phương và các đơn vị liên quan biết để kịp thời chỉ đạo chống hạn hán.

6. Trạm Thủy nông huyện:

Chủ động phối hợp với các địa phương chuẩn bị sẵn sàng phương án phòng, chống hạn hán, xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý.

Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, vận hành các công trình thủy lợi phục vụ chống hạn; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.

7. Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao:

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước, tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tới người dân, nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm; vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả; hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi và môi trường xung quanh; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.  

8. Các phòng, ban chuyên môn cấp huyện có liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động phối hợp với các địa phương thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống hạn hán, tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020, Hè Thu 2020 và công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.    

Yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

DT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.247.771
Truy câp hiện tại 8.240