Tìm kiếm tin tức
                    
          Đồng chí NGUYỄN MẠNH HÙNG
                   Chủ tịch UBND huyện 
Liên kết website

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội nghị đầu bờ mô hình nhân rộng sản xuất giống lúa nước HT1 (XN1) của huyện vụ Đông xuân 2015-2016
Ngày cập nhật 16/05/2016
Toàn cảnh Hội nghi

Ngày 11 tháng 5 năm 2016, tại Hội trường UBND xã Sơn Thủy, UBND huyện tổ chức Hội nghị đầu bờ mô hình nhân rộng sản xuất lúa nước HT1 (XN1) của huyện vụ Đông xuân 2015-2016. Tham dự Hội nghị có Ông Nguyễn Tân – UVTV – Phó Chủ tịch HĐND huyện, Ông Trần Ngọc Chinh – Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT, Ông Nguyễn Đức Phú - Trạm Trưởng trạm Khuyến Nông lâm ngư, đại diện lãnh đạo Trạm Trồng trọt và BVTV;  đại diện lãnh đạo và Công chức phụ trách nông nghiệp các xã: Sơn Thủy, A Ngo, Hồng Thái và Hồng Thượng.

Tại hội nghị, Trạm Khuyến Nông lâm ngư báo cáo kết quả triển khai và thực hiện mô hình nhân rộng sản xuất giống lúa nước HT1 (XN1) của huyện vụ Đông xuân 2015-2016 trên địa bàn xã Sơn Thủy. Nhằm xã hội hóa công tác sản xuất giống trong địa phương và trên địa bàn huyện. Để chủ động nguồn giống trên địa bàn Huyện, giảm chi phí đầu tư vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện để người dân tăng tỉ lệ sử dụng giống lúa xác nhận trong vụ Hè Thu 2016. Tăng năng suất, nâng cao sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên Huyện nhà. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa giống xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn và hoạt động bền vững, Sản xuất giống vụ Đông Xuân 2015-2016 để làm giống gieo vụ Hè Thu 2016:

Quy mô thực hiện mô hình: Diện tích 4 ha; Số hộ tham gia: 37, địa điểm tại xã Sơn Thủy- Huyện A Lưới;

Tổng kinh phí thực hiện mô hình: 233.283.000 đồng; Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 45.643.000 đồng; Người dân tự đóng góp: 187.640.000 đồng.

Tổng qui trình:  Giống lúa HT1 nguyên chủng, lượng giống: 5 kg/ sào; Lượng phân NPK 16: 16: 8 : 40 kg/sào; Phân kaly: 2 kg/sào;  Phân chuồng: 400 – 500 kg/sào; Vôi: 30 kg/sào. Cách bón phân: 3 lần /vụ;  Bón lót : Vôi, toàn bộ phân chuồng + 10 kg NPK;  Bón thúc 1 : 20 kg NPK (lúc lúa 3 – 4 lá); Bón thúc 2 : 10 kg NPK + 2 kg K (bón thúc đòng).

Công tác bảo vệ thực vật: Thường xuyên theo dõi ngoài đồng ruộng để phát hiện, dự đoán tình hình diễn biến sâu bệnh hại trên hiện trường để có biện pháp phòng trừ kịp thời và có hiệu quả.

Phương pháp chuyển giao kỹ thuật: Hướng dẫn người dân thực hiện theo phương pháp lớp học hiện trường 

Phương pháp theo dõi: Cố định cây theo dõi theo phương pháp đường chéo, định kỳ theo dõi 7 ngày 1 lần theo các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây lúa, các chỉ tiêu và năng suất, độ đúng giống và các yếu tố cấu thành năng suất.

Thời gian triển khai tập huấn hướng dân: 3 đợt; Thời gian hướng dẫn khử lẫn: 4 đợt.

 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của mô hình lúa giống HT1: Nhìn chung tỷ lệ nẩy mầm của hạt lúa khá cao đạt 98%; Qua theo dõi so sánh chiều cao cây, chiều dài bông và thời gian sinh trưởng của cây lúa đạt theo tiêu chuẩn và phù hợp với đặc điểm của giống cho phép. Qua quan sát đặc điểm hình thái của giống lúa HT1 bằng mắt, cây lúa ngoài đổng ruộng thấy: Lá có màu xanh, lá gốc có màu xanh, mức độ xanh của lá trung bình, lông ở phiến lá rất nhiều, lá đòng thẳng, vỏ trấu có màu nâu, màu của mỏ hạt có màu vàng, đẻ nhánh trung bình, dạng hình gọn, hạt thon dài màu nâu sẫm, đóng gié thưa.

 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu cấu thành năng suất

Trung bình của 4 điểm thực hiện mô hình nhân rộng là 312 bông/m2, số hạt trên bông 129 và số hạt chắc trên bông 104; Năng suất trung bình đạt 62,3 tạ/ha. Tuy nhiên trên thực tế các chỉ tiêu trên ở các điểm có khác nhau do phụ thuộc vào quá trình chăm sóc chưa được đồng bộ, còn thiếu sự quan tâm .

Kết quả đánh giá quá trình khử lẫn: Thông qua các hoạt động khữ lẫn tại hiện trường có thể nói người dân đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật làm giống nhận dạng và phân biệt được các loại lẫn trong ruộng lúa giống như: cỏ dại, cây khác giống, các cây phân ly về thời gian(trổ sớm, muộn), phân ly về chiều cao cây (cao, thấp) so với cây đúng giống. Tỷ lệ diện tích đạt chất lượng 92,5 %. Riêng diện tích không đạt 0,3 ha là do công tác chăm sóc và khử lẫn còn hạn chế dẫn đến chất lượng hạt giống không đạt tiêu chuẩn. Tổng sản lượng lúa giống tại mô hình là: 23 tấn lúa đạt chất lượng làm giống. Nếu toàn bộ số giống này được bán ra thì sẽ phục vụ đảm bảo cho hơn 190 ha vụ hè thu năm 2016.        

 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về kinh tế: theo thị trường hoặc theo thỏa thuận của các hộ làm giống với các hộ mua giống (như giá các hộ bán Lúa Giống vụ năm 2015 tại A lưới)

+ Giá lúa giống 10.000 đồng/ kg lúa khô

+ Giá lúa thịt 7.000 đồng/ kg lúa khô.

Đem lại thu nhập cao hơn so với làm lúa thịt là 18.350.000 đồng/ha; cao hơn so với làm lúa thịt là 26.000 đồng/ngày công.

Một số hình ảnh thực hiện mô hình

Tập tin đính kèm:
Hoàng Đình Quốc
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

                                                        

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 29.301.983
Truy câp hiện tại 18.022