Lực lượng tuần tra bảo vệ rừng thuộc Khu bảo tồn Sao La đang tăng cường bảo vệ cây gõ mật
Trước đó, trong đợt tuần tra giám sát đa dạng sinh học, các cán bộ bảo vệ rừng đã phát hiện một cây gõ mật (tên khoa học là Sindora cochinchinensis H.Baill, thuộc nhóm 1A, gỗ quý hiếm, nghiêm cấm khai thác rừng tự nhiên với mục đích thương mại) tại một tiểu khu thuộc Khu bảo tồn Sao La. Cây gõ mật có chu vi toàn thân 4,4m, đường kính gần 1,5m, chiều dài trên 15m.
Cây gõ mật "khủng" vừa được phát hiện cho thấy tiềm năng đa dạng sinh học rất lớn tại Khu bảo tồn Sao La
Theo ông Tuấn, đây là cây gõ mật có đường kính lớn nhất tính đến thời điểm hiện nay, được phát hiện trong khu vực rừng thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế. Cùng với việc tìm thấy nhiều động vật đặc hữu, việc phát hiện cây gõ mật với đường kính “khủng” đã cho thấy tiềm năng đa dạng sinh học rất lớn tại Khu bảo tồn Sao La, ghi nhận những nỗ lực hiệu quả trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng của các cán bộ tại khu bảo tồn này.
Tại Việt Nam, cây gõ mật mọc nhiều ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai. Riêng ở vùng núi của tỉnh An Giang, gõ mật mọc tập trung nhiều nhất ở núi Nam Qui, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn.